fb

4 LỜI KHUYÊN KHỞI NGHIỆP TỪ DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chìa Khóa Thành Công, Chiến Lược

Việc khởi nghiệp sẽ rất vất vả, nhưng đồng thời cũng rất phấn khởi và hồ hởi. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy rất thích thú khi được nghe lời động viên từ những người đã từng khởi nghiệp và thành công.

Sau đây là lời khuyên từ các doanh nhân được chắt lọc và tổng hợp lại, đồng thời cũng là kinh nghiệm của chính họ lúc khởi nghiệp. Đó là những phương châm đơn giản, nhưng chắc chắn đem lại hiệu quả to lớn.

  1. “ĐỪNG NGHĨ, HÃY LÀM”

Đó là điều mà một người lạ mặt nói với Jeff Curran, người thành lập và là CEO của Curran Catalog, một công ty nội thất gỗ tại Seattle. Lúc đó, Jeff chỉ mới hơn 20 tuổi.

1

Chỉ với một câu ngắn gọn “Đừng nghĩ, hãy làm”, Curran đã đầu tư toàn bộ 15.000 USD để thành lập công ty của riêng mình, và hiện tại công ty này đã trở thành một thương hiệu B2B và B2C rất có lời.

Curran vẫn thực hành lời khuyên đó. Sau khi nghiên cứu về biên lợi nhuận trong ngành phụ tùng xe hạng sang, công ty Curran Catalog của ông đã tung ra một dòng sản phẩm mới: thiết kế sàn xe cho các nhà sưu tầm và các loại xe Châu Âu.

Ông nói: “Đôi lúc bạn suy nghĩ quá nhiều về một quyết định lớn. Hãy cứ đơn giản là thực hiện nó”.

  1. “TÌM KIẾM NHỮNG LỢI THẾ CẠNH TRANH DÙ LÀ NHỎ NHẤT”

Mike Masnick, người sáng lập và CEO của Floor 64, một công ty phân tích và tư vấn tại Sunnyvale, California, thừa nhận rằng câu nói này không phải lúc nào cũng đúng đối với một số ngành nghề. Nhưng đối với Masnick, người đã thu về hàng tá dòng doanh thu cho công ty mình, thì đó là phương châm kinh doanh.

3

Floor 64 hiện đang quản lý 2 trang web lớn, bao gồm Techdirt, và Insight Community.

Trọng tâm của lời khuyên từ Masnick là: Dù bất cứ điều gì xảy ra, hãy cứ đổi mới không ngừng. Nói tóm lại, điều này đỏi hỏi một kiến thức cơ bản lợi ích mà thị trường của bạn đang tìm kiếm và nắm lấy ưu thế về công nghệ cũng như các thay đổi trong công nghệ.

  1. “MỐI QUAN HỆ TRONG CÔNG TY CŨNG PHẢI TỐT”

Là những người sáng lập và CEO của Little Passport tại San Francisco, một công ty chuyên về giáo dục thông qua du lịch cho trẻ em, Amy Norman và Stella Ma luôn nhắc nhở chính mình phương châm này.

4

Khi bắt đầu nghỉ việc và thành lập Little Passport vào năm 2009, họ mới nhận thấy mình phải đối đầu với một thử thách mới – điều mà có thể ảnh hưởng đến tình bạn giữa cả hai: vượt qua và thành công nhờ vào cam kết phải thẳng thắn với nhau.

Ma nói: “Chúng tôi thấy việc thành thật với nhau trong giao tiếp là rất quan trọng”.

Norman tiếp lời: “Trước khi thành lập công ty này, chúng tôi đã bàn với nhau về cách giải quyết những bất đồng quan điểm. Nhờ vậy, lúc xảy ra chuyện, chúng tôi công khai quan điểm của mình, bàn về chúng và tiếp tục tiến lên”.

Tin cậy lẫn nhau cũng rất quan trọng, đó là lý do Norman và Ma chia nhau chức vụ CEO. Mỗi người có quyền tự hành xử dựa trên danh nghĩa của Little Passport

Họ cảm thấy thích thú khi có thể hoán chuyển vị trí cho nhau. Norman nói: “Nếu không có sự tin cậy, điều này không bao giờ thực hiện được”.

  1. KHÔNG CÓ LỰA CHỌN NÀO NGOÀI KIÊN TRÌ VÀ CHĂM CHỈ”

5

Đây là câu “thần chú” giúp Leo Rocco vượt qua những thời khắc khó khăn nhất trong quá trình thành lập GoPago, công ty thanh toán di động tại San Francisco vừa nhận được khoản tài trợ triệu đô từ JPMorgan Chase.

Rocco thừa nhận: “Lúc đó tôi đã rất căng thẳng. Tôi phải kiên trì và sử dụng hết tâm trí để tiếp tục những gì mình đang làm và chống lại những ý tưởng nghi ngờ đang dần xuất hiện, nhưng khi bạn thực sự tin vào doanh nghiệp mà chính mình đã tạo ra, thì không còn cách nào khác ngoài tiếp tục tiến lên”.

Rocco cũng tự hào khả năng kiên trì của mình là do thừa hưởng từ cha mẹ mình, những người Ý nhập cư vào Mỹ với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, họ đã xây dựng được một công ty may mặc thành công tại Buffalo, New York.

Bí kíp thành công từ ý tưởng tiếp thị đột phá

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chiến Lược

Trong khi đa phần các nhà tiếp thị thường ném một đống tiền vô ích vào những chiến dịch tiếp thị thiếu chủ đích và nhàm chán, thì các chuyên gia đặc biệt giỏi lại hái ra tiền cho doanh nghiệp bằng việc thách thức các giới hạn.

Nhiều người tự nhận họ là các nhà tiếp thị, nhưng đáng buồn là nhiều người trong số họ chỉ xào xáo bài vở và lan truyền những nội dung vô ích và kém hiệu quả trên các phương tiện truyền thông xã hội. Họ dùng tiền của những người khác để tạo ra những tài liệu quảng cáo và những trang web vô giá trị, chẳng có tác động nào tới các mối quan hệ khách hàng và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI). Và sau đó đến phần việc của các công ty tối đa hóa công cụ tìm kiếm. Nhiều công ty trong số này là những công ty bán hàng dối trá khi hứa hẹn sẽ đặt bạn lên vị trí hàng đầu chỉ với vài ngàn đô la mỗi tháng.

Tuy nhiên, vẫn có những chuyên gia đặc biệt giỏi luôn thách thức các giới hạn trong một nghề nghiệp đang thiếu sự đổi mới. Dưới đây là 5 yếu tố cốt lõi mà những người thực sự xứng đáng với từ “nhà tiếp thị đột phá” sở hữu:

Bi-kip-thanh-cong-tu-y-tuong-dot-pha

1. Chú trọng nội dung

Ý tưởng tiếp thị bắt đầu từ các khách hàng tương lai hoặc khách hàng. Một nhà tiếp thị giỏi quyết định những việc họ muốn hoàn thành với mục tiêu và tạo ra một chiến dịch trong đó mọi chi tiết đều có mục đích chinh phục mục tiêu với hành động cụ thể. Mọi thứ khác đều vô nghĩa và gây lãng phí nguồn lực. Từ giờ trở đi, mỗi lúc bạn đưa ra quyết định tiếp thị để hành động, hãy hỏi bản thân lý do tại sao bạn làm vậy. Nếu bạn không có một câu trả lời tốt, thì đừng thực hiện.

2. Gọt giũa thông điệp

Liệu câu khẩu hiệu hay blog của bạn có nhàm chán và rườm rà so với những điều mà những người khác trong ngành đang nói không? Tiếp thị không phải là đặt các câu chữ lại với nhau để lấp đầy khoảng trống cần thiết và có những từ khóa thu hút. Các nhà tiếp thị giỏi tạo đột phá bằng cách gọt giũa những lời đề xuất có giá trị đầy sức hấp dẫn cộng hưởng với nhu cầu của các khách hàng tiềm năng. Xác định những khó khăn bạn có thể giải quyết cho khách hàng và hãy để họ biết rằng bạn ở đây là để giải quyết các vấn đề đó bằng các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Họ sẽ chẳng quan tâm tới bạn nếu bạn không thể hiện rằng bạn quan tâm đến họ.

3. Phối hợp các hành động

Nhiều người làm việc trong lĩnh vực tiếp thị nghĩ rằng mỗi công cụ tiếp thị đều đem lại  lợi ích riêng. Suy nghĩ đó dẫn đến tình trạng rời rạc: trang web không liên quan đến bài quảng cáo (hoặc tệ hơn là) đến những gì đội bán hàng đang nói. Việc tiếp thị thành công là một chuỗi gắn kết các sự kiện được tạo dựng dựa trên nhau để dẫn khách hàng tiềm năng tới hành động. Hãy đảm bảo thông điệp của bạn thống nhất với giá trị mà bạn nêu ra trước đó. Mọi chiến dịch tiếp thị cần khiến người khác cảm thấy sự liên quan rõ ràng với mọi thứ khác mà bạn đang làm. Hãy vạch ra con đường của khách hàng và sử dụng mỗi công cụ để nâng cao trải nghiệm của họ trong suốt quá trình. Hãy đảm bảo rằng đội bán hàng của bạn có sử dụng các công cụ và ngôn ngữ đó nếu không họ sẽ trật khỏi toàn bộ quá trình.

4. Có sự sáng tạo

Các nhà tiếp thị hiện nay đã bỏ phí các công cụ đầy tính sáng tạo và tuyệt vời, thay vào đó họ lại sử dụng các nguồn sẵn có. Hầu hết các đoạn video về doanh nghiệp sẽ khiến bạn ngủ say sau 20 giây. Các nhà tiếp thị có tính đột phá hiểu rằng trước tiên họ phải là những người làm trò mua vui. Họ dùng những pano đầy màu sắc để tạo sự thích thú cho khách hàng tiềm năng. Hầu hết mọi người đều muốn vui vẻ bất cứ khi nào có thể, vì vậy hãy cho họ cơ hội và họ sẽ trở lại với bạn thường xuyên hơn.

5. Thực hành đánh giá

Nhiều người trong nghề tiếp thị nghĩ rằng xong phần sáng tạo và phân phối là xong chiến dịch tiếp thị. Họ tự hào về trang web mà họ xây dựng, hoặc tài liệu quảng cáo mà họ tạo ra và phân phối cho đại chúng. Các nhà tiếp thị đột phá hiểu rằng chiến dịch chỉ kết thúc khi đã thu về được lợi nhuận đầu tư. Những người nghiêm túc trong việc tiếp thị là những người luôn đói số liệu, họ theo dõi các ý kiến phản hồi ở mọi cấp độ để có thể tinh chỉnh và điều chỉnh sao cho đạt được lợi nhuận tối đa.

Hãy tìm cách đánh giá lợi nhuận thu về trên mỗi đồng đô la dành cho việc tiếp thị mà bạn đã sử dụng. Nếu bạn không thể tính toán được, hãy phân bổ lại nguồn lực dành cho chiến dịch để có thể xác định được số lượng. Sau cùng thì, mọi công ty đều tuyển một chuyên gia tiếp thị vì một mục đích duy nhất – đó là kiếm ra tiền.

Tham khảo thêm bài viết liên quan tại đây

Nguồn từ Inc

Marketing và lối ra trong khủng hoảng

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chiến Lược

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, danh mục cắt giảm đầu tiên mà doanh nghiệp thường nghĩ đến là marketing (tiếp thị), vì mọi người thường nghĩ rằng, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, người tiêu dùng nào cũng sẽ “thắt lưng buộc bụng” và chẳng mấy lưu tâm đến những sự kiện quảng bá hào nhoáng nữa. Lúc này, marketing sẽ là một thứ “xa xỉ phẩm”, chỉ gây ra tốn kém chứ không đem lại bất cứ hiệu quả nào. Thực tế có phải như vậy?

marketing-trong-thoi-ky-khung-hoang

Tư duy lại vai trò của marketing trong khủng hoảng

Lâu nay, suy nghĩ về marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C…; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều.

Peter Drucker, người được xem là “cha đẻ” của quản trị kinh doanh hiện đại từng nói rằng: “Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là tạo ra khách hàng. Và chỉ có hai chức năng trong doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là marketing và sáng tạo (innovation)”.

Có thể thấy rằng, marketing không phải là một bộ phận “chỉ biết tiêu tiền” như người ta vẫn nghĩ.

Nếu như các bộ phận khác trong tổ chức chủ yếu tập trung vào việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận bằng cách lôi kéo, chăm sóc, duy trì những khách hàng hiện tại; thì nhiệm vụ của marketing lại là tạo ra khách hàng mới bằng cách “đánh thức” những nhu cầu mới nằm ngay trong tiềm thức của khách hàng nhưng họ lại chưa từng hình dung đến nó cho đến khi có tác động của marketing.

Đó là lý do tại sao Peter Drucker cho rằng marketing xứng đáng được xếp vào danh sách những bộ phận tạo ra lợi nhuận chứ không phải là bộ phận chi phí.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên căng thẳng và đặt áp lực lên vai doanh nghiệp mỗi ngày, rất nhiều tổ chức đã không thể giữ được tầm nhìn dài hạn đó.

Ngay cả những thương hiệu tầm cỡ thế giới như GM, Sears, Kodak, AT&T… cũng phải đối diện với việc đánh mất vị thế của mình do không thể tìm thấy một lối ra phù hợp. Tâm lý chung của những người làm marketing là cảm thấy bất lực và bối rối khi những “vũ khí” đã từng mang lại hiệu quả tột đỉnh trước đây bỗng dưng trở nên vô hiệu.

Phải chăng, đó chỉ là khó khăn tạm thời hay là hệ quả của mức độ cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt? Nên tạm thời “án binh bất động” đợi suy thoái qua đi hay đã đến lúc “trở mình” để thích nghi? Nên tiếp tục đầu tư để duy trì hay cắt giảm để tiết kiệm chi phí? Hàng loạt câu hỏi khiến những nhà lãnh đạo cảm thấy mình như rơi vào một “mê hồn trận” mà chẳng biết lối ra nào sẽ dẫn đến một chiến lược marketing phù hợp.

Lối ra nào cho marketing trong giai đoạn khủng hoảng?

Trong lần tái bản cuốn “Quản trị Marketing” – cuốn sách được xem là “gối đầu giường” của dân marketing, cha đẻ marketing hiện đại Philip Kotler cũng đã phải cập nhật lại lý thuyết của mình cho phù hợp với bối cảnh mới.

Ông cho rằng: “Đừng xem chuyện suy thoái kinh tế chỉ là một giai đoạn tạm thời sẽ nhanh chóng qua đi mà phải nhìn nhận nó như là một thực tế hiển hiện và bình thường. Do vậy, hãy thay đổi cách làm marketing sao cho phù hợp với thực tế đó, chứ đừng bao giờ chỉ cắt giảm và ngồi đợi suy thoái qua đi”.

Lâu nay, suy nghĩ về marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C…; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải nhận thức rõ sự thay đổi này, để có thể đưa ra những cách nghĩ mới, cách làm mới thật sự hiệu quả.

Ví dụ, khi quảng cáo trên truyền hình không tạo được hiệu ứng tốt nữa, chúng ta thường vội vã kết luận rằng marketing không còn hiệu quả trong giai đoạn suy thoái rồi cắt giảm ngân sách.

Trong khi đó, tại sao chúng ta không thử chuyển sang các giải pháp truyền thông số/truyền thông xã hội mới như Blog, Webcast, Videocast, Postcast… để giải quyết vấn đề với chi phí thấp hơn rất nhiều, mà lại phù hợp với xu thế phát triển của xã hội?

Bên cạnh đó, vì marketing giữ vai trò thiết yếu trong việc tạo ra doanh thu tương lai cho cả tổ chức, nên không thể xem đó chỉ là một chức năng mang tính chuyên môn giao cho một bộ phận mà mà phải là công việc mang tính chiến lược, cần sự suy nghĩ và góp sức của cả tổ chức.

Nói cách khác, một chiến lược marketing hiệu quả chỉ được tạo ra khi quy trình hoạch định chiến lược đó có sự tham gia của các cấp lãnh đạo và các bộ phận có liên quan trong việc thu thập thông tin và xác định những hướng đi tiềm năng.

Đồng thời, đối tượng mà nó nhắm tới không chỉ là khách hàng mà gồm cả những ai có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như các nhà phân phối, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông và cộng đồng.

Và như vậy, marketing phải luôn là trung tâm của mọi sự thay đổi và bao quát được những vấn đề thực tế mới. Nếu thất bại trong việc chỉ ra được những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt, marketing sẽ trở nên vô dụng, thậm chí ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.

Nhưng nếu được thay đổi hiệu quả, nó sẽ là sợi dây vô hình gắn kết các mối tương quan trong và ngoài tổ chức. Điều này sẽ mang lại một lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà “Cha đẻ”của quản trị hiện đại đã một lần nữa khẳng định: “marketing đúng nghĩa sẽ là nơi phải tạo được khả năng bao phủ toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”.

>>>Tham khảo thêm các bài viết liên quan tại đây

Nguồn Vneconomy

7 câu hỏi để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chiến Lược

(i-office.com.vn) Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả- Theo GS.  Robert  Simons của trường Harvard – là phải biết đặt ra các câu hỏi đúng, đơn giản để tập trung vào các vấn đề trọng tâm thay vì chú tâm vào các thông tin làm rối trí, khiến suy nghĩ không rõ ràng.

1. Ai là khách hàng chính của bạn?

Câu hỏi đầu  tiên – điểm mấu chốt của mọi chiến lược thành công nằm ở lựa chọn phân bổ tài nguyên đến khách hàng. Sự cạnh tranh liên tục về nhu cầu tài nguyên của các đơn vị kinh doanh, các tổ chức hỗ trợ và các đối tác bên ngoài đòi hỏi các nhà quản lý phải có một phương pháp để đánh giá cách lựa chọn phân bổ tài nguyên nào là tối ưu nhất.

Bởi vậy, đối với bất kì cơ sở kinh doanh nào thì quyết định quan trọng và khó khăn nhất vẫn là xác định đối tượng phục vụ hay người mà bạn đang cố gắng cung cấp sản phẩm, dịch vụ là ai. Rõ ràng, khi đã xác định được đối tượng khách hàng chủ yếu, bạn có thể tập trung tất cả những tài nguyên bạn có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và có thể giảm đến mức tối thiểu lượng tài nguyên giành cho những đối tượng khác. Điều này sẽ mang lại thành công nhờ lợi thế cạnh tranh.

Đối mặt với khó khăn khi lựa chọn đối tượng khách hàng chính, bạn sẽ dễ dàng tự chấp nhận rằng bạn phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Đây là một trong những lý do chính làm công ty bạn hoạt động không hiệu quả. Nếu bạn liên tục thất bại thì có thể lý do nằm ở chỗ đối thủ cạnh tranh của bạn đã xác định rõ đối tượng khách hàng chủ yếu mà họ nhắm vào, để phân bổ tài nguyên nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu rất cụ thể của họ, trong khi bạn thì không.

2. Những giá trị cốt lõi giành ưu tiên cho cổ đông, nhân viên hay khách hàng?

Cùng với việc xác định đối tượng khách hàng chủ yếu, bạn cũng cần phải xác định các giá trị cơ bản trong đó sẽ chỉ rõ trong các đối tượng cổ đông, nhân viên và khách hàng, ai sẽ được ưu tiên hơn ai. Đặt ra các giá trị ở đây không đơn giản là liệt kê các hành vi hay cách cư xử được mong đợi mà phải xác định được lợi ích của ai là quan trọng nhất khi cần phải cân nhắc, thỏa hiệp.

Ưu tiên các giá trị cốt lõi nên có vị trí trụ cột trong chiến lược kinh doanh của bạn. Đối với một số công ty, quyền lợi của cổ đông là quan trọng nhất, nhưng với công ty khác thì nhân viên là đối tượng được ưu tiên, hoặc cũng có thể là khách hàng. Không có sự ưu tiên nào là đúng hay sai ở đây, nhưng việc lựa chọn ưu tiên đối tượng nào lại hết sức cần thiết. Ví dụ như tập đoàn dược phẩm khổng lồ Merck chịu mất doanh thu 20 tỷ đô khi quyết định rút Vioxx ra khỏi thị trường trong khi Pfizer vẫn tiếp tục tiếp thị Celebrex. (Cả Vioxx và Celebrex đều là những sản phẩm giảm đau nổi tiếng ở Mỹ, nhưng chúng lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến tim mạch)

7 câu hỏi để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

3. Những mục tiêu quan trọng nhất mà bạn theo đuổi là gì?

Một khi bạn đã có nền móng vững chắc trong tay, bạn đã phân bổ tài nguyên hợp lý, và đưa ra chỉ dẫn thích đáng cho những quyết định khó khăn, thì đã đến lúc tất cả nhân viên của bạn tâp trung vào công việc sắp tới.

Câu hỏi thứ 3 chính là: mục tiêu công việc mà bạn đặt ra là gì? Câu hỏi này yêu cầu bạn phải đặt ra các mục tiêu đúng đắn, xác định trách nhiệm giải trình và giám sát công việc. Kết quả kinh doanh sẽ không được như mong đợi nếu chỉ tiêu công việc mà bạn tập trung vào không hợp lý, hay các biện pháp giám sát không hiệu quả.

Bạn cần phải đảm bảo rằng các nhà quản lý đang đi đúng hướng, bằng cách lựa chọn trong nhiều mục tiêu khác nhau cái có thể chỉ ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại theo kế hoạch.

4. Những ranh giới chiến lược bạn vạch ra là gì?

Mỗi chiến lược đều chứa trong nó một rủi ro trong đó hành động của một Cá nhân nào đó có thể sẽ khiến công việc kinh doanh của bạn đi lệch hành trình đã định. Loại bỏ rủi ro là một việc không dễ dàng chút nào. Và chúng ta sẽ thấy, giải pháp ở đây là vạch ra các giới hạn, ranh giới rõ ràng.

Kiểm soát rủi ro trong chiến lược chính là công việc thứ 4 mà bạn phải làm. Các giới hạn chiến lược đảm bảo rằng các sáng kiến của nhân viên nằm trong đường ray mà bạn đã định sẵn cho hoạt động kinh doanh của mình, và các giới hạn chiến lược cũng sẽ giúp bạn tránh các hành động sai lầm dẫn đến sụp đổ như tập đoàn năng lượng Enron hay các công ty tài chính Fannie Mae,  Lehman Brothers.

5. Làm thế nào để thúc đẩy sự sáng tạo?

Một khi bạn chắc chắn rằng bạn đang đặt ra mục tiêu kinh doanh đúng đắn và kiểm soát được rủi ro, đã đến lúc bạn thực hiện nhiệm vụ: thúc đẩy cải tiến, đổi mới. Đây chính là nhiệm vụ sống còn đối với bất kì một cơ sở kinh doanh nào. Nếu bạn mãi không đổi mới, cải tiến sản phẩm, dịch vụ thì bạn không thể tồn tại. Không có một công ty nào ngoại lệ.

Nhưng để liên tục đổi mới, cải tiến là việc không hề đơn giản. Con người thường có những thói quen khiến họ sống thoải mái, họ gắn bó với những gì mà họ biết và từ chối những thứ khiến họ phải thay đổi cách sống.

Để có thể thay đổi bản tính trì trệ, bảo thủ của con người, bạn buộc phải kéo họ ra khỏi vòng thích nghi và thúc đẩy họ đổi mới. Có một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để khơi dậy tính sáng tạo, và để chắc chắn rằng tất cả mọi người đều đang suy nghĩ và hành động như những kẻ luôn khát khao chiến thắng.

6. Nhân viên của bạn có cam kết giúp đỡ lẫn nhau?

Với hầu hết các công ty thì việc đặt ra nguyên tắc rằng mọi người phải giúp đỡ nhau để cùng đạt mục tiêu chung là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn yêu cầu họ phải đổi mới. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, một số tổ chức có thể và nên được xây dựng dựa trên tính tư lợi, có nghĩa là mỗi người làm việc vì lợi ích của chính họ.

Mặc dù không được đưa ra bàn luận, xem xét nhưng trong tổ chức nào, lựa chọn cam kết giúp đỡ lẫn nhau hay theo đuổi tư lợi đều thể hiện rất rõ ràng. Nếu bạn chưa bao giờ đề cập công khai lựa chọn này hay chỉ mới có ý định đó thì chính bạn đang làm tăng khả năng thất bại trong chiến lược kinh doanh của mình.

Xây dựng cam kết giúp đỡ lẫn nhau chính là nhiệm vụ thứ 6 của người quản lý và có nhiều biện pháp để khuyến khích, nuôi dưỡng cam kết này.

7. Tính bất định của chiến lược kinh doanh là gì?

chiến lược kinh doanh hiện tại của bạn có tốt đến đâu thì nó cũng không thể hiệu quả mãi mãi. Doanh nghiệp lúc thịnh lúc suy, sở thích của khách hàng thay đổi, các đối thủ cạnh tranh thì tung ra các sản phẩm mới, trong khi công nghệ cũng liên tục đổi mới mà bạn không thể ngờ tới.

Và nhiệm vụ cuối cùng đó là thích ứng với sự thay đổi. Rõ ràng để có thể tồn tại, thích nghi với hoàn cảnh mới là vô cùng cần thiết, nhưng cũng vô cùng khó khăn. Khi mà mọi thứ xung quanh ta không ngừng thay đổi, nhân viên thường không biết nhìn vào đâu hay phản ứng thế nào với những thay đổi đó.

Mọi người sẽ nhìn những gì mà ông chủ của họ nhìn vào, vì thế trước tiên người quản lý phải lưu tâm đến tính bẩt định của chiến lược, sẵn sáng thích ứng với sự thay đổi, từ đó, nhân viên mới có thể tìm thấy hướng đi cho mình.

Nhiều công ty đã rất thành công nhờ nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới. Như  Công ty  dược phẩm Johnson & Johnson, đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tìm kiếm thông tin, ý tưởng mới khi  thị trường thay đổi.

Đọc thêm các bài viết về kế hoạch kinh doanh tại đây.

 Theo Vef.vn

Nguyên tắc “VÀNG” trong đầu tư

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chìa Khóa Thành Công, Chiến Lược

“Phố wall là nơi mà những người đi xe Limousine đến xin tư vấn đầu tư từ những kẻ đi xe buýt hoặc tàu điện ngầm”
-Warren Buffett-

“Có một quy luật bất biến đó là 95% những người tham gia đầu tư chứng khoán là thua”
-Warren Buffett-

“Có hai Nguyên tắc mà một nhà đầu tư phải luôn ghi nhớ:
Nguyên tắc #1: phải bảo đảm an toàn về vốn.
Nguyên tắc #2: phải luôn khắc ghi nguyên tắc thứ nhất.”
-Ben Graham-

“Khi bạn tìm được một Công ty có các lợi thế cạnh tranh bền vững, sự nhất quán trong suốt quá trình phát triển, với một mức giá chiết khấu, tức là bạn đã đào trúng mỏ vàng”
-Fisher-

“Hãy tham lam khi người khác đang hoảng sợ
Và phải biết hoảng sợ khi ngươi khác tham lam”
-Warren Buffett-

Hãy sử dụng văn phòng ảo để khởi nghiệp

Tôi là một tín đồ của nhà Hiền Triết Warren Buffet, tôi ngưỡng mộ ông tới mức trong giấc mơ tôi cũng gặp ông ấy. Warren đã truyền cảm hứng cho tôi, tôi đam mê đầu tư cháy bỏng, tôi ngấu nghiến đọc hết những Triết lý đầu tư của Warren, mỗi khi có cơ hội được nói về chứng khoán và những bí kíp đầu tư, dòng năng lượng lại hừng hực cháy rực trong tôi.

Tôi cũng muốn truyền nguồn cảm xúc verry happy đó tới bạn, bạn sẽ có cái nhìn khác về Thị trường chứng khoán, nó thực sự rất an toàn về vốn và lợi nhuận thoả đáng ngất ngây.

Tôi đã có hơn 20 năm kinh doanh ở Kim Biên, Chợ Lớn, tôi cũng đam mê làm giàu nhưng sự thực là tôi không thể nào giàu được, thậm chí càng làm tôi càng bị sa lầy vào nợ nần, tôi đã phá sản nhiều lần và sau đó tôi đã nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp đầu tư giá trị kinh điển vào sân chơi tài chính Việt Nam.

Sau 03 năm ứng dụng, thay đổi cách nghĩ tôi đã đạt được thành tựu là Tự do tài chính ở tuổi 41 vào tháng 10/2014.

10 bí quyết xây dựng chiến lược thành công

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chiến Lược

(i-office.com.vn) Mười bí quyết để xây dựng một chiến lược thành công.  Doanh nghiệp của bạn đang đứng trước những viễn cảnh phát triển to lớn. Bạn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn. Nhưng mọi việc dường như quá khó khăn, bạn không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Một chiến lược tốt, sẽ giúp các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên nhận biết được phương hướng hành động và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Trái lại, một tổ chức không có chiến lược chẳng khác nào con thuyền không người lái và có thể dẫn đến sự lãng phí khổng lồ về thời gian và các nguồn lực.

Nếu coi việc xây dựng chiến lược như việc bắc một cây cầu vượt qua sông, thì sau đây là mười vấn đề chính cần quan tâm để biến ý tưởng đó thành hiện thực.

 1. Bí quyết chiến lược đầu tiên

Đừng chờ đến khi trời mưa mới lo sửa mái: Rất nhiều công ty đã có nhận thức sai lầm rằng mọi hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt đẹp hoặc quá tốt đẹp, thì không cần xây dựng chiến lược phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể chờ đến khi trời mưa mới lo sửa mái nhà, mà phải làm điều này trước khi nó xảy ra.

Vấn đề nằm ở chỗ nếu không quan tâm đến quản lý và xây dựng chiến lược trong kinh doanh, mọi thứ sẽ trở nên lỗi thời và tồi tệ đi rất nhanh. Bạn nên hiểu rằng sẽ đến lúc các tiến trình trở nên già cỗi một cách tự nhiên và khi đó thu nhập sẽ giảm, chi phí sẽ gia tăng, con người trở nên mệt mỏi, các dịch vụ bị đóng băng và lợi nhuận tụt giảm không thương tiếc.

Thông thường các chiến lược sẽ dần mất hiệu lực sau 9 – 15 tháng thực hiện và một tổ chức muốn thay đổi chiến lược sẽ cần từ 12-24 tháng để đưa ra được ý tưởng mới. Vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu chờ đến khi có vấn đề xảy ra mới bắt tay vào việc sửa đổi. Quá trình xây dựng chiến lược cũng giống như việc giữ gìn sức khỏe và luyện tập thể dục: không bao giờ là quá đủ, kết quả không nhìn thấy ngay nhưng đó lại là việc cần ưu tiên trước mắt, không thể chờ đến ngày mai. Bởi vì nếu chờ đến ngày mai, thì có thể đã là quá muộn.

 2. Bí quyết chiến lược thứ hai

Hãy đề phòng với “chủ nghĩa gia tăng thiển cận”: Bước khởi đầu thông thường cho việc xây dựng chiến lược đối với nhiều công ty chỉ đơn giản là đặt các con số tài chính lên tường và hướng các đơn vị kinh doanh lập kế hoạch và thực hiện theo các con số đó. Chiến lược ở đây có thể là: “Trở thành công ty có doanh số 1 tỷ đô-la trong vòng ba năm” hoặc “tăng trưởng 10%/năm”…

Tuy nhiên, các mục tiêu bị đánh đồng là chiến lược như thế này rất dễ làm cho bạn không nhận ra được cụ thể mình đang ở đâu và cần phải đi đến đâu. Đó có thể gọi là “Chủ nghĩa gia tăng thiển cận”, bởi vì ở đây không hề có đường hướng

“Bật mí” bí quyết đầu tư tài chính của tỷ phú WARREN BUFFETT

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chiến Lược, Tài Chính

Tại cuộc họp với cổ đông Berkshire Hathaway diễn ra vào cuối tuần qua, tỷ phú Warren Buffett đã có nhiều chia sẻ về hoạt động “đầu tư tài chính khôn ngoan”.

Sự khôn ngoan của Buffett và đối tác đầu tư tài chính của ông là Charlie Munger đã phần nào thu hút hơn 30.000 lượt người tham dự các cuộc họp hằng năm.

Bí quyết đầu tư tài chính của tỷ phú Warren Buffett

5 bước hoạch định chiến lược nhân sự

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chiến Lược

(i-office.com.vn) Hoạch định chiến lược nhân sự chính là bước đầu tiên của một kế hoạch nhân sự bài bản và lâu dài. Đây chính là hành động nhằm cụ thể hóa mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp.

Các mục tiêu này thường là do các nhà lãnh đạo đưa ra sau khi đã tham khảo và đánh giá mục tiêu cụ thể của từng phòng ban trong công ty.

Mỗi bộ phận khác nhau sẽ có những yêu cầu công việc cũng như nền tảng nhân sự khác nhau. Vì thế việc hoạch định nhân sự sẽ xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để vạch ra kế hoạch nhân sự nhằm đảm bảo đúng người, đúng việc.

Sau đây là 5 bước cơ bản của quy trình hoạch định chiến lược nhân sự:

 1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.

Đây là công tác đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong tương lai. Có thể thông qua mục tiêu của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động cũng như quy mô phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Từ đó đưa ra được số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và thời gian doanh nghiệp cần đến nguồn lực mới.

 2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực.

Nghiên cứu thị trường nhân lực ngoài công ty và cả nguồn nhân lực hiện có của công ty để đưa ra được những chỉ tiêu về:

• Mặt bằng trình độ nhân lực hiện nay của doanh nghiệp, đã có gì và còn thiếu gì.

• Thực trang nguồn nhân lực ngoài thị trường.

• Độ gắn bó của nhân viên với công ty như thế nào? Có khả năng bỏ việc hay không?…

• Chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc… có thu hút được nguồn nhân lực tiềm năng hay không?

5 bước hoạch định chiến lược nhân sự hiệu quả

 3. Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực.

So sánh nhu cầu nguồn nhân lực của công ty với thực trạng nguồn nhân lực để đưa ra quyết định tăng thêm hay giảm bớt nhân sự.

 4. Lập kế hoạch thực hiện.

• Kế hoạch phân bổ lại nhân sự: đề bạt ai, thuyên chuyển ai, cắt giảm ai…

• Kế hoạch tuyển dụng

 5. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Bước cuối cùng luôn luôn là đánh giá lại những gì mình đã làm được. Còn sai sót gì, thiếu gì và đưa ra cách khắc phục để hoàn thiện những kế hoạch sau. Đồng thời đánh giá chênh lệch giữa kế hoạch và thực tiễn, đưa ra biện pháp hoàn thiện.

Có thể nói, hoạch định chiến lược nhân sư giúp cho công ty nhận biết được điểm mạnh điểm yếu của mình, cái gì sẽ là khó khăn, là thuân lợi. Đồng thời định hướng cho một kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả.

Tham khảo thêm các bài viết về kế hoạch kinh doanh tại đây.

Nguồn từ Eduviet

“Dựng cột làm nhà” – Chiến lược kinh doanh bền vững

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chiến Lược

(i-office.com.vn)  Điều cốt lõi để khởi nghiệp thành công và làm giàu bền vững, theo các nhà kinh doanh, là phải có chiến lược để đưa công ty đi đúng hướng, đúng mục tiêu và những điều này bắt nguồn từ việc lập kế hoạch kinh doanh tốt.

Chia sẻ tại buổi offline do diễn đàn nghề nghiệp motibee.com tổ chức tuần qua, ông Nguyễn Chí Đức, Tổng giám đốc Tectura Vietnam, cho rằng, để lập một kế hoạch kinh doanh, cần xác định mục tiêu và tầm nhìn về ngành nghề kinh doanh. Tiếp theo là phải xác định sản phẩm sẽ cung cấp, đối tượng khách hàng, nguồn năng lực về nhân sự, vốn đầu tư…

Sau khi đã có những tiêu chí đó, người khởi nghiệp cần phải cân nhắc về năng lực, xem thử bản thân có đủ am hiểu và kinh nghiệm trong lãnh vực sắp sửa hoạt động hay chưa. Cần phải nhìn ra thị trường để đánh giá tiềm năng xem đối thủ như thế nào, xu hướng thị trường ra sao?…

Ngoài ra, cần phải có các kiến thức về tài chính, kinh tế, luật pháp, marketing, kỹ năng quản lý… để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp. Nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là “Phải biết mình muốn gì, và xác định mình có đủ nhiệt huyết, đam mê để theo tới cùng hay chưa”, ông Đức nói.

Ông Vương Thanh Long, đồng sáng lập Công ty CP Vua Yến, Giám đốc Marketing tập đoàn Thái Tuấn, cũng cho rằng, yếu tố cốt lõi nhất là cạnh tranh mang tính bền vững cộng với niềm đam mê.

Nhưng, “có vẻ như nhiều người trẻ ở Việt Nam khi lập nghiệp không có tầm nhìn dài hơi, thêm vào đó là đam mê nửa vời, “đứng núi này trông núi nọ”, nhìn thấy những ngành nghề hấp dẫn hơn thì tham lam phát triển mà quên đi thế mạnh kinh doanh cốt lõi của mình”.

"Dựng cột làm nhà"- chiến lược kinh doanh bền vững

Xây dựng chiến lược: 3 mô hình chủ đạo

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chiến Lược

(i-office.com.vn) Xây dựng chiến lược:  Rất khó đạt được một định nghĩa thống nhất về chiến lược bởi 2 lý do cơ bản

1. Chiến lược bao gồm nhiều góc cạnh khác nhau

2. Chiến lược có tính cá thể, nó thay đổi theo hoàn cảnh của mỗi doanh nghiệp, trong từng ngành cụ thể.

Ba mô hình chiến lược  trình bày được phân loại dựa trên điểm tập trung chủ đạo của từng mô hình chiến lược.

 1. Mô hình chiến lược tuyến tính

Mô hình tuyến tình tập trung vào hoạt động lập kế hoạch. Mô hình được gọi là tuyến tính vì nó bao hàm các hoạt động có trình tự, được định hướng, và tuân theo trật tự lô-gíc trong quá trình lập kế hoạch.

Theo quan điểm tuyến tính, chiến lược gồm: tích hợp các quyết đinh, hành động hoặc kế hoạch đặt ra và hướng tới các mục tiêu của tổ chức. Cả mục tiêu và cách thức đạt tới mục tiêu đều là kết quả của quyết định chiến lược.  Để đạt được mục tiêu, tổ chức có thể thay đổi liên kết của mình với môi trường xung quanh như thay đôi sản phẩm, chuyển dịch thị trường, hay thực hiện các hành vi kinh doanh khác. Các thuật ngữ thường đi liền với mô hình tuyến tính có: lập kế hoạch chiến lược, thiết lập hệ thống chiến lược, và thực hiện chiến lược.

Mô hình tuyến tính mô tả các nhà quản trị cấp cao như những người có khả năng thay đổi tổ chức. Môi trường xung quanh là tập hợp các khó khăn do các đối thủ cạnh tranh tạo ra. Qua một quá trình ra quyết định hợp lý, nhà quản trị cấp cao xác định mục tiêu, xây dựng các phương án thay thế để đạt được mục tiêu, đánh giá khả năng thành công của mỗi phương án, và quyết định phương án thực hiện. Trong quá trình này, nhà quản lý tận dụng các xu thế và điều kiện trong tương lai có lợi cho hoạt động kinh doanh và tránh hoặc có biện pháp phản ứng lại các điều kiện bất lợi. Do mô hình được phát triển cho các tổ chức kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, hai kết quả quan trọng được xem xét tới là lợi nhuận và năng suất.

Nếu mục tiêu của quá trình lập kế hoạch là thành công của doanh nghiệp, thì cần đảm bảo mọi quyết định của người quản lý từ cấp cao nhất sẽ được thực hiện đầy đủ trong toàn tổ chức. Giả định này cho phép các ý tưởng dự kiến trở thành hành động thực tế. Giả định thứ hai của mô hình bắt nguồn từ đặc tính tốn thời gian và định hướng tương lai của quá trình lập kế hoạch. Nói cách khác, quyết định của ngày hôm nay được đưa ra dựa trên niềm tin vào các điều kiện trong tương lai. Các quyết định có thể chỉ được thực hiện sau một vài tháng, thậm chí, vài năm. Để có thể tin tưởng rằng thời gian dành cho việc đưa ra quyết định không lãng phí, cần có niềm tin rằng biến động môi trường kinh doanh là có thể dự báo. Một giả định nữa là mỗi tổ chức đều xác định cho mình một số mục tiêu và hoàn thành các mục tiêu này là kết quả quan trọng nhất của chiến lược.

Mô hình tuyến tính có các đặc trưng:

–  Phạm vi: xác định rõ mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp, điều chỉnh các hành động và phân bố nguồn lực cần thiết nhằm đạt tới các mục tiêu này.

–  Bản chất của chiến lược: tích hợp các quyết định, hành động, và kết hoạch.

– Trọng tâm của chiến lược: phương tiện, kết quả.

– Mục tiêu của chiến lược: đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

– Hành vi chiến lược: thay đổi sản phẩm, thị trường.

– Thuật ngữ liên quan: lập kế hoạch chiến lược, xây dựng và thực hiện chiến lược.

–  Tiêu chí đánh giá: kế hoạch chính thức, sản phẩm mới, cấu trúc sản phẩm hoặc phương thức kinh doanh, trọng tâm và phân đoạn thị trường, thị phần, sát nhập và thâu tóm, đa dạng sản phẩm.

Mô hình tuyến tính ngày càng ít được sử dụng do các vấn đề chiến lược ngày càng trở nên phức tạp không chỉ bởi các vấn đề này liên quan đến nhiều góc độ quản lý khác nhau mà còn bởi biến động của các biến số kỹ thuật, kinh tế, thông tin, xã hội v.v…

xây dựng chiến lược-3 mô hình chủ đạo

2. Mô hình chiến lược thích ứng

Mô hình chiến lược thích ứng được đinh nghĩa là quan tâm tới phát triển khả năng có thể kết hợp giữa cơ hội và rủi ro của môi trường kinh doanh với nguồn lực cũng như khả năng của doanh nghiệp để khai thác các cơ hội đó.

Doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục đánh giá các điều kiện bên trong và bên ngoài. Kết quả đánh giá là những điều chỉnh phù hợp bên trong tổ chức hoặc trong các môi trường liên quan nhằm tạo ra sự kết hợp hợp lý giữa một bên là cơ hội và rủi ro của môi trường với bên kia là khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp.

Mô hình thích nghi có một số điểm khác biệt so với mô hình tuyến tính:

– Một là, kiểm soát môi trường và tạo ra thay đổi là các chức năng đồng thời và liên tục của mô hình thích ứng. Độ trễ về thời gian, được ngầm định trong mô hình tuyến tính, không tồn tại trong mô hình này. Điều chỉnh chiến lược là chu trình lập đi lặp lại, ví dụ: giai đoạn lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, giai đoạn lựa chọn công nghệ, giai đoạn quản trị (qui trình và cấu trúc hợp lý, xác định khu vực cần tiếp tục phát triển và sáng tạo trong tương lai).

– Hai là, mô hình thích ứng không nhấn mạnh vào quyết định về mục tiêu của doanh nghiệp như mô hình tuyến tính. Thay vào đó, mô hình này có xu hướng tập trung sự chú ý của người quản lý vào cách thức/phương tiện đạt tới mục tiêu đó. Mục tiêu được thể hiện qua liên kết doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.

– Ba là, định nghĩa về hành vi chiến lược trong mô hình thích ứng bao gồm không chỉ các hành vi được nêu ra trong mô hình tuyến tính (thay đổi thị trường, sản phẩm) mà còn có cả các biến đổi tinh tế về kiểu cách, marketing, chất lượng và các sắc thái khác.

– Bốn là, trong mô hình thích ứng chiến lược tập trung ít hơn vào đội ngũ quản lý cấp cao. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn chịu trách nhiệm tổng thể trong định hướng phát triển chiến lược.

– Năm là, môi trường kinh doanh trong mô hình thích ứng phức tạp hơn, bao gồm xu thế, sự kiện, đối thủ cạnh tranh và các đối tác quan trọng. Ngăn cách giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh rất mong manh, và môi trường kinh doanh là trọng tâm chính trong xác định hành động của doanh nghiệp. Dù chủ động hay bị động, hành vi của doanh nghiệp cũng là phản ứng lại với bản chất và độ lớn của sức ép môi trường mà doanh nghiệp cảm nhận hay dự báo được.

Chiến lược thích ứng dựa trên một số giả thiết. Doanh nghiệp và môi trường có quan hệ chặt chẽ hơn so với mô hình tuyến tính. Môi trường năng động và khó dự báo hơn trong mô hình thích ứng. Môi trường kinh doanh gồm: đối thủ cạnh tranh, xu thế, và các đối tác liên quan (có vai trò ngày càng quan trọng). Nếu mô hình tuyến tính cho rằng doanh nghiệp phải đối đầu với môi trường kinh doanh thì mô hình thích ứng giả thiết rằng doanh nghiệp thay đổi theo môi trường kinh doanh.

Mô hình thích ứng có các đặc trưng:

–  Phạm vi: quan tâm tới phát triển khả năng kết hợp gữia cơ hội và rủi ro trong môi trường kinh doanh với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội kinh doanh.

– Bản chất của chiến lược: đạt tới sự kết hợp nhiều mặt giữa doanh nghiệp và môi trường.

– Trọng tâm của chiến lược: phương tiện.

– Mục tiêu của chiến lược: kết hợp với môi trường kinh doanh.

– Hành vi chiến lược: thay đổi kiểu cách, marketing, chất lượng.

– Tiêu chí đánh giá: giá, chính sách phân phối, chi tiêu cho marketing, sự khác biệt của sản phẩm, tính năng động, chấp nhận rủi ro, tích hợp, khả năng thích ứng, tính độc đáo…

– Thuật ngữ liên quan: quản trị chiến lược, lựa chọn chiến lược, khuynh hướng chiến lược, thiết kế chiến lược, điều chỉnh chiến lược, sức ép chiến lược, vị trí chiến lược.

Mô hình thích ứng đã sử dụng nhiều biến số và có khả năng thay đổi cao hơn mô hình tuyến tính. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng thế giới kinh doanh thực còn phức tạp hơn rất nhiều.

3. Mô hình chiến lược diễn giải (interpretive strategy)

Các tham số của mô hình chiến lược diễn giải đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, mô hình này chủ yếu dựa trên các yếu tố quan hệ xã hội. Quan điểm quan hệ xã hội xem xét doanh nghiệp như một tổng thể các cam kết hợp tác giữa từng cá nhân với tinh thần tự nguyện. Sự tồn tại của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào khả năng thu hút đủ nhân sự với lợi ích phù hợp cho tất cả các bên.

Mô hình này cũng giả thiết rằng thực tế không phải cái gì đó khách quan hoặc ngoại sinh mà được hình thành thông qua một qui trình các tác động xã hội trong đó cảm nhận của mỗi người là chắc chắn, được điều chỉnh và thay thế tuỳ theo sự phù hợp với cảm nhận của những người khác.

Chiến lược trong mô hình diễn giải có thể được xác định như một phép ẩn dụ có định hướng hoặc khung hướng dẫn cho phép các tác nhân quan trọng của tổ chức có thể hiểu được tổ chức và môi trường xung quanh. Trên cơ sở này, các tác nhân quan trọng được khuyến khích tin tưởng và hành động theo hướng tạo ra các kết quả có lợi cho doanh nghiệp.

Khác với mô hình thích ứng, chiến lược diễn giải không thay đổi theo môi trường mà nhấn mạnh vào khả năng đối đầu với môi trường (giống như chiến lược tuyến tính). Tuy nhiên, có một khác biệt quan trọng. Nhà chiến lược tuyến tính đối phó với môi trường bằng các hành động của doanh nghiệp có xu hướng tác động đến các mối quan hệ; nhưng nhà chiến lược diễn giải đối phó với môi trường thông qua các hành động tượng trưng và giao tiếp.

Chiến lược diễn giải, giống như chiến lược thích ứng, giả định rằng doanh nghiệp và môi trường kinh doanh quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng trong chiến lược diễn giải, người lãnh đạo doanh nghiệp định hình quan điểm của các cá nhân trong doanh nghiệp và cả những người sắp liên quan tới doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện các thay đổi vật lý với sản phẩm. Thay đổi về quan niệm hướng tới độ tin cậy lớn hơn dành cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Về điểm này, chiến lược diễn giải trùng lắp với chiến lược thích ứng.

Một khác biệt đáng chú ý giữa mô hình thích ứng và mô hình diễn giải là cách tiếp cận của mỗi mô hình về độ phức tạp. Chiến lược thích ứng nỗ lực giải quyết vấn đề phức tạp về mặt cấu trúc, đáng kể nhất là xung đột và thay đổi nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. Chiến lược diễn giải nhấn mạnh vấn đề phức tạp về mặt thái độ và nhận thức của các bên có liên quan tới doanh nghiệp.

Các nét chính của chiến lược diễn giải có:

– Phạm vi: một phép ẩn dụ được xây dựng với mục đích định hướng hoặc hướng dẫn thái độ và nhận thức của các tác nhân quan trọng với doanh nghiệp.

– Bản chất của chiến lược: ẩn dụ, diễn giải.

– Trọng tâm của chiến lược: nhân sự của doanh nghiệp và các bên có liên quan tới doanh nghiệp.

– Mục tiêu của chiến lược: tính hợp pháp và hợp lý trong từng hành động của doanh nghiệp.

– Hành vi chiến lược: phát triển biểu tượng, cải thiện quan hệ và tác động qua lại.

– Thuật ngữ liên quan: tiêu chuẩn chiến lược.

– Tiêu chí đánh giá: đánh giá theo bối cảnh cụ thể, có thể cần tới đánh giá định tính.

Tham khảo thêm các bài viết về chiến lược kinh doanh tại đây.

 Theo: saga