fb

CÁC BÍ QUYẾT HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH TIẾP THỊ THÀNH CÔNG

Written by Yen Vu. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

BÍ QUYẾT HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH TIẾP THỊ THÀNH CÔNG

i-office.com – Marketing tiếp thị là một thuật ngữ bao gồm tất cả dạng thức marketing liên quan đến việc tạo và chia sẻ nội dung. Nội dung được tạo ra dùng để việc hướng khách hàng vào các hành động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Marketing tiếp thị góp phần vào quan niệm cho rằng cung cấp thông tin đến khách hàng tiềm năng (và cả khách hàng hiện tại) hướng họ tới những hành động để biến thành người tiêu dùng mang lại lợi nhuận. Nội dung marketing có lợi ích trong việc duy trì sự chú ý (của người đọc) và nâng cao lòng trung thành thương hiệu. I-Office xin tổng hợp  BÍ QUYẾT HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH TIẾP THỊ THÀNH CÔNG

bí quyết hoàn thiện kế hoạch tiếp thị thành công

Có mục tiêu rõ ràng

Một chiến lược truyền thông rõ ràng để phục vụ cho mục đích của công ty. Nếu không có chiến lược, bạn sẽ dễ dàng mất phương hướng. Hãy để cho chiến lược truyền thông quyết định cho sự thành công thay vì hành động mà không suy nghĩ, phản ứng nhất thời với các sự cố. Không phải đợi đến khi có ai đó tung tin đồn nhảm về doanh nghiệp trên internet thì mới tung ra các bài viết biện minh cho chính mình. Dư luận luôn cần được định hướng từ đầu.

Sử dụng chuyên gia

Một chiến lược truyền thông rõ ràng để phục vụ cho mục đích của công ty. Những suy nghĩ cũng như các chiến lược hay ho của bạn sẽ chỉ tuyệt vời trong ý tưởng nếu như nó không được phác thảo một cách cụ thể, rõ ràng bởi một người biết cách diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Người này sẽ giúp bạn cụ thể hóa những suy nghĩ và làm nó duy chuyển từ trong đầu bạn ra trang giấy để người khác có thể đọc, hiểu, cảm nhận và thực thi nó. Nói hay chưa hẳn đã viết tốt, vì vậy, bạn hãy tìm một người thích hợp để đảm đương vai trò này.

Lên lịch trình cho mọi thứ

Hãy lên lịch các công việc và thực hiện đúng theo qui trình đó. Bạn nên thận trọng trong từng bước đi, trong cả việc chọn thứ tự thực hiện. các kênh mạng xã hội, Website, Video, hay hình ảnh… đều phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ lịch trình này với đồng nghiệp, với những người trong đội của mình để nhận được những góp ý cũng như chia sẻ để chiến dịch của mình được phát triển tốt hơn.

Chọn đúng kênh truyền thông

Tiếp thị bằng nội dung là hình thức sử dụng những thông tin thích hợp và có giá trị nhằm thu hút khách hàng tiềm năng đến với bạn. Vì vậy việc chọn đúng kênh truyền thông được coi như là con át chủ bài của chiến dịch. Nếu không chọn đúng kênh truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng thì chiến dịch coi như vô nghĩa. Bạn cần chọn lựa các hình thức truyền thông phù hợp có liên quan đến nội dung trong chiến dịch.

Tự mình thử nghiệm

Nếu bạn chỉ thụ động trông chờ khách hàng sử dụng từ khóa trên các máy tìm kiếm để tiếp cận được nội dung thông tin của bạn thì không ổn chút nào. Cách tốt nhất là bạn phải tự mình tìm các từ khóa ở các trang tìm kiếm kỹ thuật cao ( high SERP), từ đó tạo ra cho mình một nội dung chứa đựng nhiều từ khóa mà khách hàng hay sử dụng nhất.

Đa dạng hóa các kênh thông tin

Tiếp thị bằng nội dung tạo cho bạn cơ hội xuất hiện thông qua nhiều hình thức và kênh thông tin khác nhau. Nếu như bạn sử dụng công cụ truyền tải thông tin chính là Facebook, thì bạn cũng còn cần thêm các hình thức như: các bài viết trên nhật ký online cá nhân,FAQ , video, hình ảnh…

Hãy để mọi người nhớ tới bạn

Hãy để những gì tốt đẹp được ghi nhớ lâu dài…Những nội dung được ghi nhớ qua thời gian sẽ giúp tăng cơ hội thành công cho công việc kinh doanh của bạn. Ví dụ : Bạn là chủ một quán cà phê và điểm khác biệt của bạn so với những quán khác là trong mỗi cóc cà phê sẽ có thêm một thìa rượu. Bạn viết một bài về sự mới mẻ của quán cà phê và đăng tải lên mạng. Ba năm nó vẫn ở đó và mỗi khi nhắc đến cà phê rượu thì người ta sẽ nhớ đến quán của bạn.

Tạo ra nội dung tạm thời

Trước khi thực hiện quảng bá cụ thể trên các kênh thông tin thì bạn nên phổ biến thông tin đó ở chính trang web của chính công ty. Đó có thể là toàn bộ thông tin mà bạn muốn khách hàng chú ý đến hoặc chỉ là một panel quảng cáo.

Thiết kế đóng vai trò quan trọng

Bạn nên quan tâm đến việc thiết kế các trang web, blog, FAQ… vì việc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm khách hàng chú ý. Dù mục tiêu là tiếp thị nội dung nhưng hình thức trình bày đẹp mắt sẽ giúp bạn “ghi thêm điểm”.

Phân tích hoạt động của người lan truyền thông tin

Việc phân tích, đánh giá hoạt động của những người lan truyền thông tin trên các kênh phân phối như Facebook, Twitter, website… bao gồm quan điểm, đánh giá, sự tham gia vào các bài viết, chia sẻ hình ảnh, video… Điều này góp một phần trong sự thành công của việc tiếp thị bằng nội dung

Nguồn : Vnetcom

CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ – 7 XU HƯỚNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU NĂM 2014

Written by CEO. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

chiến lược tiếp thị thông minh

(i-office.com.vn) – Chiến lược tiếp thị hiệu quả – Internet đã làm thay đổi mạnh mẽ cách thức chia sẻ thông tin, và tác động sâu sắc lên hoạt động tiếp thị. Trong vài năm qua, đã có sự chuyển hướng sang kỹ thuật hướng nội (inbound), trong khi nhiều chiến thuật hướng ngoại (outbound) đã trở nên lỗi thời.
Dưới đây là dự đoán về 7 xu hướng tiếp thị trực tuyến hàng đầu trong năm 2014.

CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ – 7 XU HƯỚNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU NĂM 2014

Written by CEO. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

chiến lược tiếp thị thông minh

(i-office.com.vn) – Chiến lược tiếp thị hiệu quả – Internet đã làm thay đổi mạnh mẽ cách thức chia sẻ thông tin, và tác động sâu sắc lên hoạt động tiếp thị. Trong vài năm qua, đã có sự chuyển hướng sang kỹ thuật hướng nội (inbound), trong khi nhiều chiến thuật hướng ngoại (outbound) đã trở nên lỗi thời.
Dưới đây là dự đoán về 7 xu hướng tiếp thị trực tuyến hàng đầu trong năm 2014.

1.Chiến lược tiếp thị hiệu quả thứ nhất – Tiếp thị nội dung sẽ lớn hơn bao giờ hết

Các chiến lược tiếp thị nội dung B2B hàng đầu là các phương tiện truyền thông xã hội, các bài viết trên trang web của doanh nghiệp, các bản tin điện tử, các nghiên cứu tình huống…
Bằng cách sử dụng một hoặc nhiều kênh này, doanh nghiệp có thể xây dựng danh tiếng trong ngành của mình. Xu hướng này cho thấy rằng tiếp thị đến công chúng thông qua quảng cáo truyền hình và quảng cáo trên đài phát thanh đang trở nên kém hiệu quả. Thay vào đó, tốt hơn là tập trung vào inbound tiếp thị, bằng cách sản xuất nội dung có giá trị, hấp dẫn được thiết kế riêng cho một đối tượng cụ thể.

2. Chiến lược tiếp thị hiệu quả thứ hai – Tiếp thị trên mạng xã hội sẽ đa dạng hơn

Chỉ một vài năm trước đây, các doanh nghiệp chỉ hạn chế hoạt động trong các mạng truyền thông xã hội mà họ có thể thực hiện các chiến dịch tiếp thị của họ, như những ông lớn gồm Facebook, LinkedIn và Twitter. Bây giờ, các trang mạng xã hội mới đang xuất hiện khắp mọi lúc. Pinterest, Google+, Tumblr và Instagram đã ngày càng phổ biến và cung cấp cho các doanh nghiệp rất nhiều lựa chọn mới, cho phép họ sản xuất nội dung hấp dẫn dưới nhiều hình thức truyền thông khác nhau và thu hút nhiều đối tượng trên nhiều kênh khác nhau hơn bao giờ hết.

3. Chiến lược tiếp thị hiệu quả thứ ba – Nội dung chú trọng hình ảnh sẽ thống trị

 

Khi người tiêu dùng chịu tác động bởi số lượng quảng cáo ngày càng nhiều, việc làm cho nội dung trở nên dễ tiếp nhận càng trở nên quan trọng hơn. Nhìn vào các trang mạng xã hội, bạn có thể nhận ra một đặc điểm chung: chú trọng hình ảnh. Sự nổi lên và nhanh chóng đi đến thành công của BuzzFeed và Pinterest chứng minh cho tiềm năng lan truyền của nội dung dựa trên hình ảnh. Các bài viết blog thành công và được xã hội chia sẻ nhiều nhất cũng có đặc điểm chung: họ đặt đúng chỗ một số hình ảnh để chia cắt nội dung thành nhiều phần và nhấn mạnh một số điểm nhất định.

4. Chiến lược tiếp thị hiệu quả thứ tư – Ít hơn sẽ hiệu quả hơn

Một xu hướng đáng chú ý là sự thay đổi rõ ràng trong sở thích của người tiêu dùng, họ thích những thông điệp tiếp thị đơn giản hơn là những thông điệp sâu sắc. Một số thương hiệu hàng đầu thế giới như Apple và Google luôn rất đơn giản. Sức quyến rũ chủ yếu của Pinterest chính là nét thẩm mỹ thuần khiết, gọn gàng và tối giản.
Khi nhiều người tiêu dùng đang cảm thấy mệt mỏi với hàng loạt thông tin và mẫu quảng cáo kêu gào “hãy nhìn tôi này”, thì một số nhà tiếp thị sáng tạo nhất sẽ đi theo hướng ngược lại. Họ làm dịu bớt các thông điệp của mình và không “đàn áp” người tiêu dùng bằng quảng cáo cường điệu.

5. Chiến lược tiếp thị hiệu quả thứ năm – Nội dung thích ứng với thiết bị di động

Theo tạp chí Forbes, “87% doanh số bán hàng các thiết bị được kết nối vào năm 2017 sẽ là máy tính bảng và điện thoại thông minh”. Vì thế, bất luận là tạo ra một phiên bản di động khác cho trang web hoặc sử dụng một thiết kế web thích ứng, điều quan trọng là phải tạo thuận lợi cho người dùng truy cập thông qua một thiết bị di động.

6. Chiến lược tiếp thị hiệu quả thứ sáu – “Ad retargeting” sẽ gia tăng hiệu quả

Đây là chiến lược tiếp thị, nói ngắn gọn, nó sử dụng các cookie của trình duyệt để theo dõi các trang web người dùng truy cập. Khi họ rời khỏi một trang web, các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã xem sẽ được hiển thị cho họ một lần nữa trong quảng cáo.
Kỹ thuật này rất hiệu quả qua việc nhắc người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã xem. Điều này sẽ giúp thương hiệu và sản phẩm luôn ở trên cùng trong tâm trí người tiêu dùng.
Ngay cả khi không có kết quả ngay lập tức, việc này vẫn có thể đem lại hiệu quả về lâu dài. Do nhiều nhà tiếp thị đã thành công với “ad retargeting”, nhiều khả năng nó sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong năm 2014.

7. Chiến lược tiếp thị hiệu quả thứ bảy – SEO và các tín hiệu xã hội sẽ ngày càng đan kết với nhau hơn

 

Mặc dù các tín hiệu xã hội thường không bằng các đường dẫn vào truyền thống (inbound links), nhưng không thể phủ nhận rằng ngày nay chúng vẫn còn vai trò trong bảng xếp hạng tìm kiếm và là một trong ba trụ cột của SEO. Vì mục tiêu của Google và các bộ máy tìm kiếm khác là cung cấp cho người sử dụng các nội dung phù hợp nhất và chất lượng tốt nhất, các bộ máy tìm kiếm sẽ tính đến số các chia sẻ mà trang web nhận được.

 

Nguồn vtmgroup.com.vn

>>>> Tham khảo thêm giải pháp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp tại đây

Bí quyết tiếp thị – 7 sự thật về tiếp thị lãnh đạo doanh nghiệp cần biết

Written by CEO. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

Nhà tiếp thị lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng Steve-Tobak

(i-office.com.vn) – Steve Tobak -nhà tiếp thị lãnh đạo doanh nghiệp – nhà tư vấn quản lý, huấn luyện viên điều hành, và cựu giám đốc điều hành cấp cao của ngành công nghiệp công nghệ cao tại Thung lũng Silicon, qua quá trình làm việc của mình đã đúc kết được những điều quan trọng này về tiếp thị:

Nếu bạn yêu cầu 20 lãnh đạo doanh nghiệp định nghĩa về tiếp thị, có thể bạn sẽ nhận được 20 câu trả lời khác nhau. Tại sao lại khó nắm bắt khái niệm về tiếp thị đến vậy?

Có lẽ bởi vì hầu hết các chuyên gia tiếp thị cũng không hiểu chính bản thân họ. Họ giới hạn công việc của mình trong một phạm vi hạn hẹp và chưa thực sự thấy được bức tranh toàn cảnh.

Bất chấp bản chất mơ hồ đó, tiếp thị vẫn đóng vai trò then chốt trong kinh doanh.

Theo cha đẻ của nghệ thuật quản lý hiện đại Peter Drucker thì: “Vì mục đích của việc kinh doanh là tạo ra một khách hàng, công ty kinh doanh có hai và chỉ hai chức năng cơ bản: tiếp thị và đổi mới. Tiếp thị là chức năng khác biệt của một doanh nghiệp”.

Vậy tiếp thị là gì? Nhà đầu tư mạo hiểm huyền thoại tại Silicon Valley và cựu Giám đốc điều hành hãng Intel Bill Davidow cho rằng, “Tiếp thị phải tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và đưa chúng tới những vị trí hàng đầu trong những phân khúc thị trường khó khăn”.

Điều lạ là Davidow chưa từng học tiếp thị ở trường. Tất cả bằng cấp của ông đều thuộc lĩnh vực kỹ sư điện.

Steve Jobs, một chuyên gia tiếp thị sáng chói khác cũng đã từng bỏ học. Tôi đã từng làm công việc tiếp thị cho một số công ty công nghệ cao và các bằng cấp của tôi đều thuộc lĩnh vực kỹ thuật, không có tấm bằng MBA nào trong số đó.

Vậy các nhà tiếp thị vĩ đại học về tiếp thị ở đâu?

Trong chính công việc.

Các công ty mới khởi sự là nơi tuyệt vời để bạn thu lượm kiến thức về tiếp thị, vì họ chủ yếu phát triển các sản phẩm sáng tạo và lôi kéo sự quan tâm của khách hàng, ngoài ra những điều khác là không đáng kể.

Bên cạnh đó, họ cũng luôn khó khăn về tiền mặt và cần rất nhiều nhân sự đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Đó là cách tôi bắt đầu công việc tiếp thị của mình từ hơn 20 năm trước. Dưới đây là 7 sự thật về tiếp thị mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp cần biết:

1. Ai cũng nghĩ là mình giỏi

So với các lĩnh vực khác thì tiếp thị có nhiều điều khó hiểu hơn, và rất khó phân biệt thật – hư, hay – dở. Như David Hornik của Công ty August Capital từng nói: “Các nhà đầu tư mạo hiểm thích nghĩ rằng họ là những thiên tài trong lĩnh vực tiếp thị“. Theo ông, lý do là “chúng tôi có thể “chém gió” một cách thuyết phục”. Họ không phải là những người duy nhất làm điều đó.

2. Thương hiệu sẽ vẫn thắng

Nhiều người nghĩ thương mại điện tử sẽ cào bằng sân chơi và làm lộ ra những bất cập trong việc xây dựng thương hiệu. Không những điều này không xảy ra, mà mọi việc còn diễn ra theo hướng ngược lại. Trở lại với thời cực thịnh của AOL, Bob Pittman đã từng nói rằng: “Coca-Cola đã không qua được phần kiểm tra về hương vị. Microsoft không có được hệ thống hoạt động tốt nhất. Nhưng thương hiệu đã thắng”. Các thương hiệu lớn như Apple, Google, Coca-Cola, IBM và Microsoft vẫn luôn mạnh.

3. Tiếp thị nghĩa là thấu hiểu mọi người

Tiếp thị là xác định những gì khách hàng muốn, đôi khi trước cả khi họ biết điều đó. Nếu bạn có sở trường về lĩnh vực này thì hãy tin tưởng vào khả năng của mình. Hãy tập trung vào một nhóm khách hàng trước. Ngay cả trong các thương vụ B2B, giống như thị trường ảo, mọi sản phẩm vẫn đều do con người trong thế giới thực mua.

4. Marketer giỏi không phải nhà phát minh

Một số người là những nhà cách tân vĩ đại. Họ có những khái niệm điên rồ mà không ai từng nghĩ đến. Nhưng những chuyên gia tiếp thị giỏi lại có xu hướng trở thành những nhà cách tân, biến phát minh thành thứ sử dụng được. Tiếp thị phát triển dựa trên việc tái sử dụng các ý tưởng theo những cách mới.

Chương trình xây dựng thương hiệu đầu tiên của hãng Intel Inside thực ra là một kế hoạch tiếp thị gồm nhiều thành phần hợp lại và được sửa lại cho hợp với ngành công nghiệp sản xuất máy tính cá nhân.

5. Tiếp thị không phải trách nhiệm của riêng phòng tiếp thị

Tiếp thị là thành phần cốt lõi trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Đó là lĩnh vực liên quan tất cả các lĩnh vực khác như phát triển sản phẩm, sản xuất, tài chính, truyền thông và bán hàng. Những người làm tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong công ty. Mọi thành viên của ban lãnh đạo đều phải hỗ trợ cho bộ phận tiếp thị.

6. Thị trường là một bài toán có tổng bằng 0

Trái với quan niệm thông thường rằng trong kinh doanh, chiến thắng là tất cả. Mọi giao dịch đều có một người mua và một người bán. Nếu bạn làm cho cả người mua và người bán đều thấy mình chiến thắng mới đúng là làm tiếp thị giỏi.

7. Không nhất thiết phải có nhiều tiền

Với một chiến lược truyền thông đúng, nhà tiếp thị giỏi có thể tạo ra một làn sóng khách hàng phấn khích, nhu cầu sẽ từ đó lan truyền đi. Việc này có thể được thực hiện với một ngân sách rất nhỏ.

Steve Jobs đã từng là một bậc thầy trong việc cất giấu bí mật và kiểm soát chính xác thời điểm cũng như cách những người khác biết thông tin về các sản phẩm của Apple.

Sự thật là những nhà tiếp thị vĩ đại như thế rất hiếm. Câu hỏi đặt ra là ai là người bạn có thể giao phó trách nhiệm trong lĩnh vực quan trọng nhất của công ty?

Nguồn DoanhnhânSaigon

>>>> THAM KHẢO THÊM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP TẠI ĐÂY

8 ‘chiêu’ tạo chiến lược tiếp thị hiệu quả

Written by CEO. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

Chiến-lược-tiếp-thị-hiệu-quả

(i-office.com.vn) – Chiến lược tiếp thị hiệu quả – Dù bạn là chủ một công ty có hàng trăm nhân viên hay đơn giản chỉ sở hữu một cửa hàng nho nhỏ, để kinh doanh thành công bạn cần có một chiến lược tiếp thị hiệu quả và thường xuyên áp dụng nó. Tuy nhiên, điều này không đòi hỏi bạn phải bỏ ra quá nhiều tiền của cũng như không nhất thiết bạn phải là một thiên tài sáng tạo.

Mấu chốt trong vấn đề xây dựng chiến lược tiếp thị chính là tạo ra một nền tảng vững chắc cho các nỗ lực quảng bá của bạn. Việc triển khai ồ ạt các hoạt động khuyếch trương như quảng cáo, gửi thư hoặc thậm chí bán hàng trực tiếp khi chưa có một chiến lược tiếp thị cụ thể cũng giống như việc bạn mua rèm cho căn nhà đang xây trước khi biết được kết cấu kiến trúc cụ thể của nó. Liệu rằng khi đó bạn có biết mình phải mua bao nhiêu rèm và kích cỡ của chúng ra sao không?

1. Chiến lược tiếp thị: Xác định rõ sản phẩm hay dịch vụ của bạn:

Sản phẩm hay dịch vụ của bạn được phục vụ như thế nào? Đó có phải là cái mà khách hàng của bạn thực sự muốn mua không? Có thể bạn đang bán các phần mềm công cụ cho web nhưng khách hàng của bạn lại đang muốn mua các sản phẩm nâng cao hiệu suất, gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đang cung cấp khá nhiều loại sản phẩm và dịch vụ thì cái nào là cái dễ khuyếch trương nhất hiện nay?

2. Chiến lược tiếp thị: Xác định rõ thị trường mục tiêu của bạn:

Bất cứ ai cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không có đủ thời gian cũng như tiền bạc để tiếp cận tất cả mọi đối tượng. Vậy thì khách hàng lý tưởng của bạn sẽ là ai? Ai sẽ là người đáng để bạn đầu tư thời gian cũng như tiền của để quảng bá sản phẩm? Bạn có thể xác định những khách hàng lý tưởng của mình theo phương diện thu nhập, tuổi tác, khu vực địa lý, số nhân viên, doanh thu, ngành nghề…

3. Chiến lược tiếp thị: Hiểu rõ những đối thủ cạnh tranh:

Ngay cả khi không có đối thủ nào trực tiếp cạnh tranh với dịch vụ của bạn thì vẫn luôn có một sự ganh đua ở dạng thức nào đó. Sẽ có một cái gì đó bên cạnh sản phẩm của bạn đang cạnh tranh “hầu bao” các khách hàng tiềm năng của bạn. Bạn cần tìm hiểu xem đó là gì và tại sao các khách hàng tiềm năng lại chịu “dốc túi” cho nó? Đâu là lợi thế cạnh tranh hay khẳng định bán sản phẩm độc đáo của bạn?

4. Chiến lược tiếp thị: Tìm vị trí thích hợp:

Liệu có một phân khúc thị trường nào đó hiện đang chưa có ai đảm nhiệm hay vẫn chưa được phục vụ tốt không? Một chiến lược thích hợp sẽ giúp bạn tập trung các nỗ lực tiếp thị và nổi bật lên trong thị trường bạn tham gia, ngay cả khi bạn chỉ là một doanh nghiệp cỡ nhỏ.

5. Chiến lược tiếp thị: Tăng cường sự ghi nhận của khách hàng với sản phẩm của bạn:

Sẽ là rất khó để một khách hàng tiềm năng có thể mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn khi họ thậm chí còn không biết hay không nhớ rằng có loại sản phẩm, dịch vụ đó tồn tại trên đời. Nói chung, một khách hàng tiềm năng cần phải tiếp xúc với sản phẩm của bạn từ 5 đến 15 lần trước khi họ nảy ra ý định sử dụng hàng của bạn lúc có nhu cầu. Các nhu cầu thường phát sinh khá ngẫu nhiên, do đó, bạn gần như phải thường xuyên có mặt trước khách hàng của bạn lúc họ nhớ ra sản phẩm của bạn khi có nhu cầu.

6. Chiến lược tiếp thị: Gây dựng sự tín nhiệm:

Các khách hàng không chỉ cần biết tới sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ cũng cần phải có quan điểm tích cực về nó. Các khách hàng tiềm năng phải thấy tin tưởng là bạn sẽ cung cấp hàng hoá đúng như những gì bạn đã nói. Thường thì, nhất là với những khách hàng lớn, bạn cần cho họ cơ hội được dùng thử, nếm thử các sản phẩm, dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.

7. Chiến lược tiếp thị: Kiên trì

Bạn cần tỏ ra kiên trì trong mọi cách và mọi việc bạn làm. Điều này bao gồm thái độ chăm chút của bạn tới các vật liệu phụ kiện, các thông điệp bạn gửi tới khách hàng và chất lượng chăm sóc khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm. Kiên trì, bền bỉ là yếu tố quan trọng hơn cả việc bạn cung cấp ra loại sản phẩm tốt nhất.

8. Chiến lược tiếp thị: Duy trì độ tập trung

tập trung sẽ cho phép bạn tận dụng tối đa, hiệu quả các nguồn thời gian và tài chính vốn không quá dồi dào. Bạn sẽ thu về khoản ngân sách chi cho quảng bá sản phẩm lớn hơn rất nhiều nếu bạn dùng chúng để quảng cáo một loại sản phẩm trong một thị trường mục tiêu đã được thu hẹp và tiếp tục quảng cáo sản phẩm này trong thị trường đó liên tục một thời gian.

Trước khi bạn thực sự tính đến việc tung ra các tờ rơi, phát động chiến dịch gửi thư trực tiếp hay phát một chương trình quảng cáo, bạn có thể tham khảo việc vạch trước một sơ đồ hướng tới thành công thông qua cách xây dựng chiến lược tiếp thị tập trung, bền bỉ theo 8 chiêu thức chúng tôi vừa nêu ở trên.

Nguồn CareerBuilder.vn

>>>> THAM KHẢO THÊM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP TẠI ĐÂY

 

10 Bài học từ Steve Jobs dành cho nhà tiếp thị

Written by CEO. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

(i-office.com.vn) – Dù từng đưa Apple bên bờ vực phá sản trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới, nhưng Steve Jobs lại có lý lịch trích ngang mờ nhạt. Ông không phải là một kỹ sư và không biết viết cả một dòng code. 10 Bài học từ Steve Jobs dành cho nhà tiếp thị Ông không có bằng MBA, thậm chí chưa từng tốt nghiệp đại học. Và ông không hề là một nhà quản lý giỏi theo đúng nghĩa thông thường. Vậy tại sao Steve Jobs lại được tán dương đến vậy? Năng khiếu của ông chính là tài tiếp thị. Theo lời Guy Kawasaki, cựu nhân viên của Jobs ở Apple, thì “Steve là nhà tiếp thị đại tài”. Và sau đây là 10 điều chúng ta có thể học hỏi từ ông.

1. Bài học tiếp thị  thứ nhất – Tìm thầy giỏi

Jobs có thể là một thiên tài, nhưng ông đủ sáng suốt để luôn biết học từ người tài khác. Một trong những người thầy đầu tiên của ông là Regis McKenna, một huyền thoại về marketing ở thung lũng Silicon. Jobs đã tìm đến ông khi Apple chỉ mới có hai nhân viên làm việc tại garage sau nhà. McKenna giúp Jobs chiêu mộ Mike Markkula vào vị trí nhà sáng chế và chuyên viên marketing cho Apple. Tuy học về ngành kỹ sư nhưng Markkula từng giữ vị trí marketing tại Intel. Trong thời gian làm việc tại Apple (và có thời gian ngồi ghế CEO), Markkula đã thiết lập nên các nguyên lý marketing được Apple vận dụng trong suốt 35 năm cho đến ngày hôm nay. Về sau, Jobs còn kết bạn với chuyên gia quảng cáo tiếp thị Lee Clow của TBWAChiatDay, người sáng tạo nên đoạn phim quảng cáo tiếp thị nổi tiếng 1984 và chiến dịch Think Different cho Apple. Clow trở thành người cố vấn tín cẩn và là bạn thân thiết của Jobs. Bài học tiếp thị : Cho dù bạn có giỏi đến đâu, hãy học cách nhìn nhận những người giỏi hơn và lắng nghe họ.

2. Bài học tiếp thị  thứ hai- Tạo nên một sản phẩm hoàn hảo

Kawasaki, người từng làm việc tại Apple, nhận xét: “Ít nhà tiếp thị nào có thể nhận ra điều này nhưng những gì Steve từng làm là tạo ra một sản phẩm thật tốt. Rất khó để tiếp thị một sản phẩm không ra gì. Phần lớn những người làm tiếp thị luôn chấp nhận bất kỳ sản phẩm tệ hại nào mà họ được giao và cố hết sức để làm cho chúng dễ chấp nhận hơn. ‘Bí quyết’ của Steve là kiểm soát cả chất lượng sản phẩm lẫn việc tiếp thị, chứ không chỉ là tiếp thị một cách mù quáng.”

3. Bài học tiếp thị  thứ ba – Trở thành biểu tượng 

Khi Apple Computer Company được thành lập năm 1977, Jobs và Markkula đã đặt ra ba nguyên lý cốt lõi cho công ty. Thứ nhất, Apple sẽ luôn đồng cảm với khách hàng. Thứ hai, luôn tập trung phát triển một số sản phẩm thật hoàn hảo. Thứ ba, luôn chuyển tải giá trị của công ty (như tính đơn giản, chất lượng cao) vào mọi điều mình làm – không chỉ trong sản phẩm mà còn ở cả những yếu tố khác như bao bì, thiết kế cửa hàng, và cả cách viết thông cáo báo chí. Một trong những kỳ tích của Jobs ở Apple là giữ được sự nhất quán giữa thiết kế và cảm nhận trong mọi điều Apple tạo nên. Đừng vội nghĩ đây chỉ là chuyện bình thường. Có bao giờ bạn bắt gặp một trang web mà dường như phần thiết kế của mỗi chuyên mục được chắp vá vội vàng và bạn khó có thể dùng từ “đồng bộ” để mô tả về nó? Hay bạn có giữ được sự thống nhất cách thiết kế bao bì sản phẩm, cửa hàng và quảng cáo tiếp thị? Sự nhất quán chính là điều Jobs đạt được.

4. Bài học tiếp thị  thứ tư – Biết cách dùng tiền

Jobs là người có năng khiếu trình diễn tự nhiên và luôn biết cách gây chú ý. Một ví dụ điển hình chính là việc giới thiệu đoạn phim quảng cáo tiếp thị 1984 cho chiếc máy Macintosh mới. Dĩ nhiên, Jobs quyết định phải làm sao cho thật hoành tráng. Ông mời Ridley Scott (người từng làm các bộ phim Hollywood đình đám như Alien và Blade Runner) đạo diễn, chi 900,000USD để làm đoạn phim dài 60 giây và 800,000USD chỉ để phát một lần trong giải Super Bowl. (1,7 triệu USD khi ấy tương đương với 3,4 triệu USD ngày nay). Đây là một canh bạc lớn cho công ty, nhất là khi không ai biết chắc xác suất thành công là bao nhiêu. Quả thật, ban quản trị của Apple không hề thích đoạn phim này và họ thậm chí còn không muốn phát sóng. Thế như cuối cùng sự mạo hiểm ấy đã thành công vang dội. Cả đoạn phim quảng cáo tiếp thị 1984 lẫn chiếc máy Macintosh đều được báo chí săn đón. (Xem clip quảng cáo tiếp thị của Apple)

5. Bài học tiếp thị  thứ năm – Tạo nên những trải nghiệm khó quên

Phim quảng cáo tiếp thị 1984 được Apple miêu tả là một hình thức “event marketing” – một chiến dịch mà trong đó bản thân ý tưởng của nó thật sự sáng tạo và độc đáo đến mức có thểđược xem là một sự kiện. Không lâu sau khi 1984 xuất hiện, Jobs lặp lại điều tương tự khi dành ra 2.5 triệu USD để mua toàn bộ 40 trang quảng cáo tiếp thị trên một ấn phẩm củaNewsweek. Một ví dụ khác về “event marketing” của Apple là các chiến dịch Think Differentvà I’m a Mac. Và còn nữa, mỗi sự kiện Jobs phát biểu chính đều có hàng ngàn người hâm mộ đổ xô xếp hàng cả đêm như thể ban nhạc huyền thoại The Beatles tái hợp. Jean-Louis Gassee, cựu nhân viên cấp cao về marketing toàn cầu của Apple cho rằng Jobs hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc dẫn dắt một câu chuyện và khéo léo vận dụng vào những chiến dịch như I’m a Mac, You’re a PC. Gassee chia sẻ: “Ai cũng thích nghe kể chuyện, bởi thế người ta hay phàn nàn rằng Apple dưới thời Tim Cook bây giờ chẳng chịu kể chuyện gì hấp dẫn cả.”

6. Bài học tiếp thị  thứ sáu – Giữ bí mật và thêu dệt nên những điều ly kỳ 

Lý do những sự kiện của Apple luôn được săn đón không chỉ nằm ở uy tín và sức hút của Steve Jobs mà còn nhờ vào những tình tiết hồi hộp, hấp dẫn và bất ngờ mà ông hứa hẹn sẽ mang lại. Nhiều tháng trước khi tung ra một sản phẩm quan trọng, Apple sẽ bắt đầu “rò rỉ” thông tin. Trước hết là một gợi ý, rồi đến tin đồn, và sau đó là thêm nhiều luồng ý kiến trái chiều khác. Phần lớn thông tin đều đánh lạc hướng dư luận nhưng cũng đủ để khiến người hâm mộ phấn khích chờ đón. Còn nhớ khi Jobs bước lên sân khấu và công bố sản phẩm iPhone thì cả thế giới đã “phát sốt” được gần tròn năm, người ta đã chuyền tay nhau những bức ảnh được cho là thiết kế nguyên mẫu và các nhà thiết kế đua nhau vẽ nên những phiên bản điện thoại Apple trong tưởng tượng. Và khi cuộc họp báo tưởng như đã kết thúc, Jobs sẽ thốt lên câu nói nổi tiếng “Ồ, còn nữa” và đưa ra một sản phẩm hoàn hảo trong tiếng trầm trồ thán phục của khán giả. Kết luận: Trong khi đa số những nhà tiếp thị luôn vội tung ra mọi thông tin về sản phẩm, Jobs làm điều hoàn toàn ngược lại – ông giữ kín thông tin đến tận phút chót để khiến mọi người hào hứng.

7. Bài học tiếp thị  thứ bảy – Tìm một nhân vật phản diện

Để có một câu chuyện hấp dẫn trước hết bạn cần phải có mâu thuẫn. Và muốn tạo nên một làn sóng mới, bạn cần phải tìm một nhân tố cũ để đổi thay. Nhân vật phản diện đầu tiên Apple chọn là IBM. Kế đến là Microsoft. Và gần đây nhất, Jobs đã “chấm” Google và hệ điều hành Android là kẻ xấu tiếp theo. Trong mỗi lần như vậy, thông điệp của Jobs đều rất rõ ràng: “Kẻ xấu muốn chiếm lĩnh và hủy hoại thế giới, và những người chịu thiệt như chúng ta sẽ không bao giờ để chuyện ấy xảy ra.”(Đây là đoạn video clip trong đó Jobs nói về IBM như một đế quốc độc tài, muốn “tạo nên một tương lai chỉ có IBM cai trị” và chỉ có Apple là “nguồn hy vọng duy nhất”, “thế lực duy nhất có thể mang lại tự do”.) Nhiều nhà tiếp thị thường e dè khi chọn cách này vì có thể rơi vào cảnh “gậy ông đập lưng ông”. Do đó, họ muốn tất cả mọi người đều yêu quý sản phẩm của mình. Quả thật, việc chọn một kẻ phản diện để công kích không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi bạn lỡ chọn nhầm đối thủ quá lớn mạnh. Nhưng Jobs tin rằng để bán được sản phẩm tuyệt vời của mình, bạn cần phải tạo nên một phong trào. Hoặc muốn phản kháng, bạn cần có đối tượng để chống đối.

8. Bài học tiếp thị  thứ tám – Biến khách hàng thành tín đồ 

Một trong những thành công lớn nhất của Jobs là biến khách hàng thành những tín đồ Apple thật sự. Họ là những người sẵn sàng xếp hàng cả đêm trước cửa hàng Apple chờ iPhone mới ra đời, thậm chí cả khi đây chỉ là phiên bản cải tiến mới của dòng iPhone cũ. Họ xếp hàng không phải vì chiếc điện thoại mới mà để thể hiện sự ủng hộ hết mình với thương hiệu, giống như người hâm mộ đến sân vận động từ sớm háo hức được cổ vũ cho đội bóng của mình. Người hâm mộ Apple không nghĩ mình là khách hàng của sản phẩm, họ cảm thấy mình được dự phần vào một phong trào, hay sứ mệnh cao quý nào đó.

9. Bài học tiếp thị  thứ chín- Không nói về sản phẩm

Chiếc máy tính Macintosh không hề xuất hiện trong phim quảng cáo tiếp thị 1984, ngoại trừ một câu giới thiệu ngắn trong 10 giây cuối. Tương tự, trong Think Different, nhân vật chính không phải là sản phẩm mà lại chính là người sử dụng. Đến chiến dịch I’m a Mac, Jobs đã biến những chiếc máy tính thành hai nhân vật tương phản nhau. Hoặc khi nhìn vào quảng cáo tiếp thị dưới đây, bạn sẽ không thấy sự hiện diện của máy tính nhưng thông điệp vẫn được chuyển tải rõ ràng.

10. Bài học tiếp thị  thứ mười – Hình ảnh có sức mạnh hơn lời nói 

Mẩu quảng cáo tiếp thị bên trên chỉ có vỏn vẹn 10 từ. Cho đến tận ngày nay, trên website và trong các quảng cáo tiếp thị của mình, Apple luôn tiết kiệm ngôn từ đến mức tối đa, một phần thể hiện nguyên lý cốt lõi “tính giản đơn” của Apple và cũng bởi vì Jobs nhận thấy rằng hình ảnh là công cụ chuyển tải thông điệp hiệu quả nhất. Ví dụ điển hình nhất là khi Jobs giới thiệu MacBook Air đầu tiên trong đoạn video bên dưới. Ông chỉ đơn giản rút chiếc máy tính từ trong phong bì ra và mọi người lập tức ồ lên thánh phục. Cử chỉ đơn giản ấy đủ mê hoặc khán giả và mô tả sản phẩm hiệu quả hơn muôn vàn từ ngữ nào khác. Hoặc trong quảng cáo tiếp thị camera của iPhone tiếp theo. Trước hết, đoạn phim dài 60 giây này chỉ tập trung vào một tính năng duy nhất là chụp ảnh và thông điệp tiếp thị chỉ kéo dài 5 giây ở cuối phim với 13 từ ngắn gọn: “Mỗi ngày có nhiều ảnh được chụp bằng iPhone hơn các camera khác.” Một quảng cáo tiếp thị khác chỉ nói về tính năng chơi nhạc của iPhone và cũng chỉ có 14 từ được đọc vào những giây cuối cùng: “Mỗi ngày, có nhiều người nghe nhạc trên iPhone hơn nhữngđiện thoại khác.” Chúng ta đều biết nguyên tắc “ngắn gọn nhưng súc tích” nhưng để tuân thủ lại là chuyện rất khó. Chính văn hào Mark Twain cũng thừa nhận: “Nếu có thêm thời gian, tôi sẽ cố viết ngắn gọn hơn.” Đấy có lẽ cũng là Bài học tiếp thị  quan trọng nhất từ Steve Jobs – rằng phần lớn thành công của ông xuất phát từ việc ông luôn sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian và công sức trong mọi việc hơn những người bình thường khác.

Nguồn gik.vn

>>>> Tham khảo thêm giải pháp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp tại đây

MẸO TIẾP THỊ – 6 MẸO THUYẾT PHỤC KHÁCH HÀNG

Written by CEO. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

(i-office.com.vn)Nếu bạn sử dụng ngôn ngữ mà khách hàng có thể cảm nhận được để trình bày về sản phẩm của mình thì bạn có thể sẽ bán hàng được năng suất cao hơn. 

MẸO TIẾP THỊ - 6 MẸO THUYẾT PHỤC KHÁCH HÀNG

Khách hàng chẳng bao giờ mua hàng vì những chức năng của sản phẩm. Họ mua hàng bởi vì họ nhận thức được những “lợi ích” mà họ có được từ những chức năng đó.

Tuy vậy, hầu hết những thông điệp bán hàng và marketing đều tập trung nói về những chức năng của sản phẩm và để khách hàng tự cố gắng suy ra lợi ích từ đó.

Bạn sẽ có được nhiều khách hàng nhanh hơn nếu bạn truyền tải được những lợi ích từ việc sử dụng sản phẩm của bạn thay vì những chức năng mà nó có. Sau đây là 6 điều bạn nên tham khảo:

1. Mẹo tiếp thị – Biết được sự khác biệt giữa lợi ích và đặc trưng

Đặc trưng là cái mà một sản phẩm hoặc dịch vụ “có” hoặc “làm được”. Lợi ích là việc sản phẩm hoặc dịch vụ có ý nghĩa như thế nào đến người tiêu dùng.

• Sai : “ Chiếc xe có thiết kế mui xe an toàn” (chức năng)

• Đúng: “Chiếc xe này bảo vệ gia đình của anh/chị” (lợi ích)

2. Mẹo tiếp thị – Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ nhưng biết kiểm soát.

Khách hàng sẽ ghi nhớ những lợi ích từ sản phẩm lâu hơn và dễ dàng hơn nếu như nó được thể hiện 1 cách đơn giản, dễ hiểu, từ ngữ mạnh mẽ mà có thể gợi lên cảm xúc của khách hàng.

• Sai: “Chiếc mui xe này cung cấp sự an toàn nếu như có tai nạn”

• Đúng: “Lỡ như có gặp tai nan xáy ra, thì anh/chị sẽ được bản vệ an toàn bởi thiết kế mui xe này”

3. Mẹo tiếp thị – Tránh sử dụng những biệt ngữ (từ ngữ khó hiểu)

Đừng sử dụng những lời nói chào mời rập khuôn hoặc những từ ngữ quá chuyên môn và khó hiểu

• Sai: “ Sự vận hành mạnh mẽ của 80210 protocol !!!!!”

• Đúng: “Anh/chị có thể kết nối hầu hết ở khắp mọi nơi”

4. Mẹo tiếp thị – Cố gắng truyền đạt những lợi ích của sản phẩm đến khách hàng một cách ngắn gọn 

Hầu hết mọi người chỉ có thể giữ được 2 đến 3 ý nghĩ trong đầu tại cùng 1 thời điểm trong trí nhớ của họ. Một danh sách thật dài những lợi ích sẽ khiến họ cảm thấy bối rối.

• Sai: “Sau đây là top 10 lợi ích của việc sử dụng sản phẩm của chúng tôi:…”

• Đúng: “Hai điều quan trọng nhất mà anh/chị nên lưu ý là:…”

5. Mẹo tiếp thị – Nhấn mạnh những điều đặc biệt của công ty bạn

Những lợi ích mà mang đặc điểm chung chung đến sản phẩm của bạn có thể thuyết phục khách hàng mua hàng… nhưng điều đó chưa đủ! Hãy tận dụng những ích lợi thật sự khác biệt của công ty bạn để khách hàng có thể nhận thấy được bạn khác gì so với những thương hiệu khác:

• Sai: “ Phần mềm của chúng tôi giúp công ty anh/chị sản xuất hiệu quả hơn”

• Đúng: “ Khách hàng của chúng tôi nói rằng trung bình 30% việc giảm chi phí, thì gấp khoảng 2 lần trung bình của ngành công nghiệp”.

6. Mẹo tiếp thị – Trình bày những lợi ích của sản phẩm một cách cụ thể

Khách hàng sẽ phớt lờ những lợi ích mang tính trìu trượng  hoặc sử dụng những tính từ, trạng từ gây khó hiểu. Chỉ những gì cụ thể và rõ rang thì mới thuyết phục và làm cho người khác nhớ lâu hơn.

• Sai: “Chúng tôi có thể giúp cắt giảm triệt để chi phí hàng tồn kho của anh/chị.”

• Đúng: “Chúng tôi giảm chi phí tồn kho xuống gần khoảng 25%”

Nguồn www.inc.com.

>>>> Tham khảo thêm giải pháp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp tại đây

Bí quyết tiếp thị – Những cách tiếp thị nên tránh

Written by CEO. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

 

Bí quyết tiếp thị - Những cách tiếp thị nên tránh

Những cách tiếp thị nên tránh – Sau khi tạo website, vai trò của việc tiếp thị là không thể bàn cãi trong việc gia tăng khách hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi hình thức đầu tư cho các hoạt động tiếp thị đều mang lại lợi ích. Nếu không sử dụng đúng cách, các cách thức tiếp thị mà bạn đang áp dụng có thể ảnh hưởng xấu đến danh tiếng cũng như hoạt động kinh doanh của bạn. Hãy cùng Siêu Web điểm qua những cách thức tiếp thị “lợi bất cập hại” mà bạn nên tránh sử dụng.

1. TRÁNH TIẾP THỊ THEO CÁCH – GỬI MAIL HÀNG LOẠT

Ngày nay, thói quen sử dụng email trong liên lạc, giao tiếp đã tạo ra nhiều cơ hội hơn để doanh nghiệp có thể gửi thông điệp tiếp thị đến khách hàng của mình. Tuy vậy, như những vị khách không mời mà đến, các email giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ đôi lúc khiến cho người nhận bực mình và gây ra ác cảm đối với doanh nghiệp. Do đó, lời khuyên của chúng tôi là chỉ nên sử dụng email tiếp thị đối với những người đã đồng ý nhận email của bạn. Bạn hãy luôn luôn đặt mình vào vị trí của người nhận thư để điều chỉnh thông điệp và loại hình gửi mail. Ngoài ra, hãy gửi đúng loại email cho đúng người. Đừng bao giờ gửi mail tiếp thị cho những người không đăng kí nhận thông tin từ doanh nghiệp của bạn.

2. TRÁNH TIẾP THỊ THEO CÁCH – TIẾP THỊ THÔNG QUA ĐIỆN THOẠI

Điện thoại là phương tiện liên lạc cá nhân. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp để ý đến điều đó. Họ quá vui mừng khi có được 1 danh sách các số điện thoại với hàng trăm nghìn con số mà quên mất điều quan trọng nhất: tiếp thị qua điện thoại là một cách thật nhanh chóng để làm cho khách hàng thấy khó chịu với doanh nghiệp. Thật không thể mỉm cười được nếu bạn đang bận bịu với những công việc ở cơ quan và một người lạ gọi đến luyên thuyên không ngừng về sản phẩm này, sản phẩm kia. Có thể bạn cho rằng có những người sẽ có hứng thú với lời giới thiệu nhưng con số đó chẳng thấm thía gì so với những khách hàng mà bạn đã vô tình làm cho họ khó chịu và không bao giờ quay lại mua hàng từ bạn.

3. TRÁNH TIẾP THỊ THEO CÁCH – PHÁT TỜ RƠI KHÔNG ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG

Tại Việt Nam, tờ rơi tràn ngập khắp mọi nơi. Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng đó là cách thức tiếp cận tiết kiệm nhất vì chi phí in ấn mỗi tờ chả đáng vào đâu. Tuy vậy, hãy cân nhắc về công cụ này vì đôi lúc, tờ rơi chỉ làm bạn tốn kém chi phí, hạ thấp hình ảnh của bạn mà không mang lại hiệu quả đáng kể nào. Hãy đưa tờ rơi đến những người có sự quan tâm với sản phẩm mà bạn giới thiệu. Ngoài ra, đừng bỏ quên cách thức đưa tờ rơi để không làm người nhận khó chịu. Thái độ của nhân viên phát tờ rơi thân thiện sẽ làm cho người nhận vui vẻ và hứng thú hơn với tờ rơi họ nhận được. Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao nhất, hãy hướng dẫn nhân viên phát tờ rơi giới thiệu sơ lược về tờ rơi trước khi phát.

4. TRÁNH TIẾP THỊ THEO CÁCH-  POP-UP ADS

Pop-up Ads là những quảng cáo được hiển thị bất thình lình mỗi khi bạn click vào một số đường link trên một số trang web. Một cửa sổ sẽ hiện lên và thông tin quảng cáo sẽ được trình chiếu. Có thể bạn nghĩ rằng người truy cập website sẽ hứng thú vì những thông tin bạn trình bày đẹp đẽ trong quảng cáo. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ không lãng phí thời gian để xem qua, họ sẽ tắt ngay không suy nghĩ. Quảng cáo Pop-up khá tốn kém chi phí tuy nhiên lại mang đến hiệu quả không cao. Hơn nữa, ngày nay có nhiều phần mềm giúp người dùng internet để ngăn chặn các quảng cáo tiếp thị loại này.

5. TRÁNH TIẾP THỊ THEO CÁCH – SPAM CÁC DIỄN ĐÀN, MẠNG XÃ HỘI

Diễn đàn là là không gian mở, mọi người có thể dễ dàng đăng ký tài khoản và tham gia trao đổi các vấn đề trên đó. Họ cũng có thể đăng các bài viết mới trong các mục của diễn đàn. Vì sự tiện lợi như vậy cho nên nhiều người sử dụng diễn đàn một cách vô tội vạ. Họ liên tục đăng những bài giới thiệu về sản phẩm mà không quan tâm đến các quy định của diễn đàn. Đối với những diễn đàn uy tín với nhiều người truy cập hằng ngày, chắc chắn những bài đăng không phù hợp sẽ bị đội ngũ quản trị xóa. Cho nên cách sử dụng diễn đàn không thông minh hoàn toàn không mang đến hiệu quả gì. Hãy trở thành một thành viên gắn bó với diễn đàn và tham gia đóng góp bằng những kiến thức, thông tin của bạn. Dần dần bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt cũng như sự ảnh hưởng trong cộng đồng. Và hãy nhớ rằng khách hàng ngày càng bị miễn nhiễm với các bài đăng quảng cáo nên hãy lựa chọn cách thể hiện thân thiện nhất. Toàn bộ những cách thức tiếp thị không hiệu quả mà chúng tôi đề cập trên đều xuất phát từ việc người sử dụng không quan tâm đến cảm giác của khách hàng khi sử dụng. Mọi nỗ lực tiếp thị đều phải được bắt đầu từ sự am hiểu và tôn trọng khách hàng. Đó là nguyên tắc của tiếp thị ở mọi thời đại. Có lẽ bạn đang thắc mắc liệu còn cách nào khác thực hiện tiếp thị một cách hiệu quả? Đừng quên theo dõi Siêu Web ở các bài đăng tiếp theo vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những cách thức marketing mới và hiệu quả nhất cho website bán hàng của bạn.

>>>> Tham khảo thêm giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp thị tại đây

Nguồn siêu web

9 bước lập kế hoạch truyền thông cho hoạt động xã hội

Written by Yen Vu. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

Diễn giả Blogger Nguyễn Ngọc Long đã có những chia sẻ về kế hoạch truyền thông cho hoạt động xã hội tại buổi hội thảo Truyền thông cho hoạt động xã hội diễn ra chiều ngày 24/8 tại hội trường B6 Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Truyền thông cho các hoạt động xã hội là vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các bạn trẻ, bởi ngày nay, giới trẻ đang ngày càng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức các dự án, các chương trình tình nguyện…Vậy làm thế nào để truyền thông tốt cho các hoạt động đó? – đây là câu hỏi chung của rất nhiều người khi đến tham gia buổi hội thảo.

Theo diễn giả Blogger Truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long, có 9 bước cơ bản để lập kế hoạch truyền thông cho các dự án.

Diễn giả Nguyễn Ngọc Long chia sẻ về cách lập kế hoạch truyền thông cho hoạt động xã hội tại buổi hội thảo

Bước 1 : Xác định mục tiêu dự án cụ thể.

Trước khi bắt đầu làm dự án nào, chúng ta cần phải đặt cho mình mục tiêu cụ thể để sau một thời gian xác định có thể đo xem mục tiêu mà mình đặt ra ban đầu có thực hiện được hay không. Có được mục tiêu dự án thì mới có thể đặt ra được mục tiêu để truyền thông. Đây là bước đầu tiên cơ bản nhưng quan trọng để có thể đạt được hiệu quả truyền thông cho các dự án và hoạt động của mình.

Bước 2 : Mục tiêu truyền thông.

Mục tiêu truyền thông của các dự án, các hoạt động xã hội có đặc điểm là phải cụ thể để đo lường được và mục tiêu đó phải được đặt trong một khoảng thời gian hữu hạn.

Bước 3 : Công chúng mục tiêu

Xác định công chúng mục tiêu cho hoạt động truyền thông là bước quan trọng, nếu công chúng mục tiêu quá rộng cần phải chia họ ra thành nhiều nhóm khác nhau để lập kế hoạch truyền thông cho từng nhóm riêng, Nếu để chung công chúng mục tiêu thì rất khó thực hiện kế hoạch truyền thông bởi mối quan tâm của từng nhóm công chúng là khác nhau. Sau khi chia ra các nhóm công chúng mục tiêu, nhóm nào dễ tác động chúng ta sẽ thực hiện truyền thông trước.

Bước 4 : Thông điệp truyền thông

“Hãy bỏ ra 80% thời gian, công sức, trí lực của bạn vào việc thiết kế ra các thông điệp truyền thông”. Thông điệp truyền thông là cái mà bạn muốn nói và phải nói khi thực hiện kế hoạch truyền thông. Mỗi thông điệp làm ra phải “thúc đẩy hành động” bằng cách giúp công chúng trả lời câu hỏi : Tại sao tôi phải mua/tin/quan tâm…. Câu thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, và chú ý thông điệp không phải là slogan. Khi xác định thông điệp truyền thông, cần xuất phát từ việc người ta quan tâm cái gì, người ta cần gì để nói cái đó và đưa đến cái đó nhằm thỏa mãn sự quan tâm của công chúng mục tiêu. Khi sự quan tâm của công chúng mục tiêu nằm ngoài khả năng đáp ứng của mình thì không nên tiếp cận bởi lúc đó chúng ta đã chọn sai công chúng mục tiêu.

Bước 5 : Chiến lược

Đó là cách kể câu chuyện đó ra ngoài, cần có cách kể chuyện hấp dẫn, thu hút. 16 concept truyền thông bất biến đó là :

Sex Chuyện lạ Gây tranh cãi Ma
UFO Tài sản lớn Người nổi tiếng Con kiến kiện thắng củ khoai
Bật mí bí mật Đeo bám Cảm động Hữu dụng, có ích
Phi thường Kì quặc, ngớ ngẩn Giải thưởng Cuộc thi

Bước 6 : Chiến thuật

Là cách kéo dài, nói lại nhiều lần. Phải tạo được ấn tượng ban đầu tốt thì sau đó mới thu hút được sự quan tâm chú ý của công chúng về sau.

Bước 7 : Chọn kênh và thiết kế vật phẩm

Cần chọn kênh truyền thông nào mà chúng ta có công chúng mục tiêu ở đó và tùy thuộc vào việc công chúng mục tiêu của chúng ta ở đâu. Có rất nhiều kênh truyền thông, mỗi kênh ta chỉ cần chọn ra 1 cái đại diện. Đối với việc thiết kế vật phẩm tùy thuộc vào kênh mà chúng ta lựa chọn, ví dụ báo chí có các bài báo, những kênh ảnh có những bức ảnh, mạng xã hội có thể đưa những clip, radio…

Bước 8 : Lập kế hoạch và ngân sách

Cần mô tả rõ vật phẩm nào sẽ được ra vào thời điểm nào và hết bao nhiêu tiền, nên áp dụng cách gây tranh cãi và đá qua đá lại để tạo “nghị luận truyền thông”. Dự phòng và xử lí khủng hoảng, khi dự phòng cần có kinh nghiệm và trải nghiệm; xử lí khủng hoảng cần có kĩ năng.

Bước 9 : Đo lường và báo cáo

Bước cuối cùng của kế hoạch truyền thông nhằm đo mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra, rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Các bạn trẻ tham dự hội thảo chụp ảnh kỉ niệm với diễn giả

Với một không gian mở, các bạn trẻ đến với buổi hội thảo không chỉ nhận được những chia sẻ kinh nghiệm của khách mời mà còn có cơ hội đặt ra những câu hỏi và được giải đáp thắc mắc ngay tại hội trường. Những chia sẻ của diễn giản Blogger Nguyễn Ngọc Long thật sự là những kinh nghiệm hữu ích cho các bạn trẻ đã đang và sẽ tham gia các hoạt động xã hội.