fb

Quy định về giảm vốn điều lệ

Written by i-Office.com.vn. Posted in Pháp Lý, Thành lập công ty, Thành lập doanh nghiệp

  1. Doanh nghiệp có thể giảm vốn điều lệ được hay không?

Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, nhiều trường hợp các doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động giảm vốn điều lệ. Theo luật doanh nghiệp mới nhất năm 2014 quy định:  Cho phép cả hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp TNHH (kể cả doanh nghiệp TNHH Một thành viên) và doanh nghiệp cổ phần có quyền được giảm vốn điều lệ.

 

  1. Các trường hợp giảm vốn điều lệ ở doanh nghiệp.
  2. Các trường hợp được giảm vốn điều lệ công ty TNHH
  • Trường hợp 1: Giảm vốn để hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty

Điều kiện giảm vốn để hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty: Khi công ty đã hoạt động liên tục trong 02 năm (24 tháng) kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp. Có báo cáo tài chính tại thời điểm giảm vốn đảm bảo tiền mặt đủ để trả cho số vốn giảm cho các thành viên, cũng như đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính, tài sản khác liên quan đến hoạt động của công ty TNHH,

 

  • Trường hợp 2: Giảm vốn do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty

Điều kiện giảm vốn do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty:

Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:

  • Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
  • Tổ chức lại công ty;
  • Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên về các nội dung nêu trên. Khi có yêu cầu của thành viên mua lại phần vốn góp, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp nêu trên thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

 

  • Trường hợp 3: Giảm vốn do có thành viên không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty

 

Điều kiện giảm vốn do công ty có thành viên không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty:

Công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp (tức 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Như vậy, chậm nhất trước 150 ngày và sau 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ nếu có thành viên chưa góp đủ vốn theo cam kết.

  1. Các trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
  • Trường hợp 1: Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong Công ty

Điều kiện áp dụng:

– Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Việc hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông này phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

– Công ty đảm bảo rằng: Có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản  khác sau khi đã hoàn trả tiền cho cổ đông.

 

  • Trường hợp 2: Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông

Điều kiện áp dụng:

– Công ty chủ trương tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông đã quy định tại Điều lệ Công ty. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc này và yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

– Việc mua lại cổ phần phải được Hội đồng quản trị (Nếu số cổ phần mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của Công ty) hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua (Nếu số cổ phần mua lại lớn hơn 10% tổng số cổ phần của Công ty).

– Công ty đảm bảo rằng: ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

 

  • Trường hợp 3: Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của Công ty

Điều kiện áp dụng:

– Việc mua lại cổ phần phải được Hội đồng quản trị (Nếu số cổ phần mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của Công ty) hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua (Nếu số cổ phần mua lại lớn hơn 10% tổng số cổ phần của Công ty).

– Công ty đảm bảo rằng: ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

 

  • Trường hợp 4: Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định

Điều kiện áp dụng:

– Đã quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà cổ  đông vẫn chưa thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

 

III. Tại sao nên giảm vốn điều lệ

– Mức vốn đã đăng ký cao hơn nhiều so với khả năng tài chính của Doanh nghiệp.

– Cần thay đổi tổ chức công ty (công ty TNHH hai thành viên trở lên)

–  Quy mô hoạt động nhỏ, không có nhu cầu sử dụng vốn lớn như mức đã đăng ký.

 

III. Thủ tục giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

  1. Đối với công ty TNHH

 

A. Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A. Thành phần hồ sơ

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

2.  Quyết định của hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;

3. Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;

4. Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ;

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

6. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

7. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

B. Thời hạn giải quyết

 

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
C. Kết quả thực hiện

 

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

D. Lệ phí 200.000 đ/ lần cấp

 

  1. Đối với công ty Cổ phần

 

A. Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A. Thành phần hồ sơ

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

2.  Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ;

3. Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ;

4. Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ;

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

6. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

7. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

 

B. Thời hạn giải quyết

 

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
C. Kết quả thực hiện

 

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ

D. Lệ phí 200.000 đ/ lần cấp

 

  1. Các thủ tục sau khi nhận được giấy phép ĐKKD mới (đã giảm vốn điều lệ)

Sau Hoàn tất thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/07/2015 doanh nghiệp sẽ được nhận 02 loại giấy tờ như sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hiện nay chỉ còn 05 nội dung là: Tên công ty; Địa chỉ trụ sở; Vốn điều lệ; Danh sách thành viên; Người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm các nội dung: Ngành nghề kinh doanh; Người đại diện theo ủy quyền; Thông tin đăng ký thuế; Thông tin về người quản lý doanh nghiệp.

Theo lộ trình thay đổi, doanh nghiệp phải thực hiện các bước tiếp theo sau khi nhận được giấy phép ĐKKD mới:

Bước 1: Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

– Sau khi thay đổi giảm vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi.

– Sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ công ty trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố sẽ cấp cho doanh nghiệp Giấy Biên nhận công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

 Bước 2: Kê khai mẫu 08, Tờ khai thuế môn bài

Trong trường hợp việc giảm vốn của doanh nghiệp làm giảm mức thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục như sau:

  • Kê khai và nộp mẫu 08-MST;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung;

Thủ tục giảm vốn điều lệ là một thủ tục tương đối khó khăn và phức tạp, vì vậy mà người đứng đầu doanh nghiệp cũng như các thành viên góp vốn cần cân nhắc kĩ về khả năng tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để đăng ký số vốn điều lệ cho phù hợp, tránh việc phải giảm vốn chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động.

Cần thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với bộ phận kinh doanh i-Office để được tư vấn trực tiếp qua hotline 0906.616.765

Hoặc Phòng kinh doanh

Ms.Ánh: 0908.166.091

Ms.Linh: 0908.166.843

Ms.Dung: 0914.222.940

i-Office cam kết giá tốt nhất ở đẳng cấp cao nhất

 

Quy định về tăng vốn điều lệ

Written by i-Office.com.vn. Posted in Pháp Lý, Thành lập công ty, Thành lập doanh nghiệp

Tại sao phải thay đổi vốn điều lệ ?

Thông tin vốn Điều lệ là một trong những thông tin được hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty. Vì vậy, khi cổ đông công ty góp hoặc rút vốn làm thay đổi vốn điều lệ, hoặc thêm ngành nghề kinh doanh có yêu cầu bổ sung vốn điều lệ doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

 

  1. Tại sao doanh nghiệp phải tăng vốn điều lệ ?

Nhìn chung, các doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn điều lệ khi doanh nghiệp có nhu cầu:

– Tăng độ bền vững của doanh nghiệp, thiết lập sự tin tưởng của khách hàng, đối tác, chủ nợ.

– Đảm bảo tiêu chí an toàn trong họat động khi doanh nghiệp tăng quy mô hoạt động.

– Tăng hạn mức vay vốn ngân hàng.

– Tăng tính hiệu quả, ổn định và phát triển của doanh nghiệp do có đồng vốn dồi dào để đầu tư kinh doanh.

– Có thể hạn chế sự thâu tóm của một số thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp.

Như vậy, tăng vốn điều lệ liên quan nhiều tới chiến lược kinh doanh và sự ổn định phát triển của một doanh nghiệp.

 

III. Đối tượng doanh nghiệp nào được phép thực hiện qui trình tăng vốn điều lệ.

Tất cả các loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ đều được phép tăng vốn điều lệ nhằm mở rộng qui mô hoạt động và bổ sung các lợi ích khác cho công ty tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Các loại hình doanh nghiệp đạt được sau tăng vốn điều lệ

– Công ty hợp danh

– Công ty cổ phần

– Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm: công ty TNHH một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên).

 

  1. Tăng vốn điều lệ bằng cách nào ?

Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ bằng cách:

– Thực hiện thông báo kêu gọi vốn góp của các thành viên cổ đông, hội đồng quản trị doanh nghiệp công ty

– Gia tăng thêm số lượng thành viên/ nhân viên mới

– Mở rộng hạng mục, qui mô sản phẩm sản xuất.

 

  1. Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty.
  2. Giấy đề nghị thay đổi; mẫu I-11 (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định 1).
  3. Quyết định bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ của Hội đồng thành viên (do chủ tịch hội đồng thành viên ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty (mẫu tham khảo 2).
  4. Bản sao hợp lệ biên bản họp về việc tăng vốn điều lệ của Hội đồng thành viên (có chữ ký của chủ tọa và người ghi biên bản). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty (mẫu tham khảo 3).
  5. Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới) (mẫu tham khảo 4).
  6. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới):

 

  1. a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực

  1. b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức (nội dung văn bản ủy quyền được quy định tại điều 15 Luật doanh nghiệp)
  2. c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

  1. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
  2. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
  3. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo 5).

 

  1. Thông tin lưu ý khi thực hiện thủ tục

 

– Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4.

– Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký thay đổi trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định (hoặc Nghị quyết) thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp phải đăng ký số điện thoại liên lạc, sắp xếp ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa có những thông tin trên Doanh nghiệp phải cập nhật thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong trường hợp có sai khác

 

VII. Doanh nghiệp cần chú ý điều gì khi thực hiện tăng vốn điều lệ ?

– Doanh nghiệp phải thực hiện thông báo, đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh khi tăng vốn điều lệ.

– Chuẩn bị đóng thuế môn bài theo bậc thuế môn bài mới tương ứng với mức vốn điều lệ sau khi tăng.

– Tăng vốn điều lệ đồng nghĩa với tăng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân của các thành viên/cổ đông khi doanh nghiệp có lợi nhuận.

– Tăng vốn điều lệ tức là tăng trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp, do đó, cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện tăng vốn điều lệ.

 

Cần thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với bộ phận kinh doanh i-Office để được tư vấn trực tiếp qua hotline 0906.616.765

Hoặc Phòng kinh doanh

Ms.Ánh: 0908.166.091

Ms.Linh: 0908.166.843

Ms.Dung: 0914.222.940

i-Office cam kết giá tốt nhất ở đẳng cấp cao nhất

 

 

Điều kiện cần để thành lập doanh nghiệp mở công ty mới

Written by i-Office.com.vn. Posted in Thành lập doanh nghiệp

Hiện nay điều kiện cần để thành lập công ty, doanh nghiệp mới đã được đơn giản hóa rất nhiều so với trước kia. Bạn chỉ cần ngồi trước máy vi tính có nối Internet bạn có thể biết được mọi thủ tục thành lập doanh nghiệp. Song điều đó không giúp bạn giải toả những câu hỏi…
Đó là những câu hỏi xoay quanh các vấn đề: lựa chọn loại hình nào? thế nào là trách nhiệm vô hạn, hữu hạn? ? thế nào là tư cách pháp nhân? người đại diện theo pháp luật là gì? tại sao phải có người này? Khi hùn hạp với người khác thì phải làm sao để không bị thiệt hại? ai là người đại diện theo pháp luật? khi tranh chấp xảy ra thì giải quyết như thế nào? Các khoản thuế nào phải nộp? việc sử dụng lao động lao động…

Và hàng loạt câu hỏi khác. Để trả lời các câu hỏi trên đòi hỏi bạn phải mất khá nhiều thời gian và đọc khá nhiều tài liệu mà chưa hẳn bạn đã thông suốt hết. Vì vậy bạn cần một người tư vấn cho bạn để bạn thấu hiểu yên tâm khi lập doanh nghiệp, tránh các rủi ro về mặt pháp lý mà đáng lẽ khi được tư vấn bạn sẽ không gặp phải.

Với những thắc mắc trên thì bài viết này sẽ rất hữu ích với bạn đấy !

6 điều kiện cần và đủ để thành lập công ty mới:

  1. Về đối tượng kinh doanh:
    Đối với chủ doanh nghiệp là công dân nước việt nam hoặc người nước ngoài định cư tại việt nam 
    – Các doanh nghiệp .
    – Các cơ quan , tổ chức , cá nhân có nhu cầu thành lập công ty .Đối với thương nhân nước ngoài có quốc tịch là các nước thành viên WTO
    – Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.
    – Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
    – Doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.
  2. Các điều kiện về đặt tên doanh nghiệp
    Tên doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố :
    – Loại hình doanh nghiệp bao gồm : Công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần , công ty hợp doanh , công ty tư nhân , doanh nghiệp tư nhân (điều 38 trong luật doanh nghiệp).
    – Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng việt.
    – Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.Các điều cấm trong việc đặt tên của một doanh nghiệp :
    – Đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
    – Sữ dụng từ ngữ vi phạm truyền thống , văn hóa , thuần phong mĩ tục của việt nam.
    – Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó
  3. Các điều kiện về ngành nghề đăng ký:
    Doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý, không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
  4. Điều kiện về địa điểm kinh doanh:
    Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  5. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty
    Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Khác với Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.Với những ngành, nghề không yêu cầu thì vốn của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký khi thành lập công ty Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý: Thời hạn góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 có sự thay đổi so với Luật doanh nghiệp cũ là: Các doanh nghiệp đều phải góp đủ vốn đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập.

    Và chế tài xử phạt kèm theo cũng quy định: Doanh nghiệp không góp đủ thì vốn mặc định giảm xuống đến mức đã góp, cổ đông/thành viên nào không góp thì không còn là thành viên/cổ đông của công ty và công ty phải điều chỉnh vốn cũng như loại hình tương ứng.

  6. Điều kiện về con dấu:
    Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức và số lượng con dấu nhưng phải đảm bảo những thông tin sau :
    – Tên doanh nghiệp
    – Mã số doanh nghiệpTrước khi sữ dụng con dấu cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để đăng tải công khai lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp .

Trên đây là các điều kiện để thành lập doanh nghiệp mới. Vậy khi thành lập sẽ trải qua những giai đoạn nào, tham khảo quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp ngay nhé.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp công ty mới 2017

Written by i-Office.com.vn. Posted in Thành lập doanh nghiệp

Xu hướng nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay thì nhu cầu thành lập doanh nghiệp là điều tất yếu, vậy làm sao để chuẩn bị được đầy đủ các hồ sơ cần thiết để thành lập doanh nghiệp, các thủ tục và trình tự thực hiện ra sao để không mất thời gian của người làm thủ tục.

Chúng tôi có giải pháp: Khởi nghiệp thành công với văn phòng ảo. Chỉ cần phải bỏ ra 390.000/ tháng bạn sẽ sở hữu địa chỉ kinh doanh cố định tại tòa nhà Indochina Park Tower ngay trung tâm quận 1. 
Chúng tôi sẽ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp cho quý khách miễn phí (quý khách chỉ phải đóng thuế cho cơ quan nhà nước). 

Xem ngay: giá thuê văn phòng ảo

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ, Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp là một trong những câu hỏi đặt ra đầu tiên cho mỗi cá nhân, tổ chức có ý định thành lập công ty. Hiện nay thủ tục thành lập công ty đều được đăng tải rất rõ trên mỗi web Luật và nó cũng rất chính xác. Nhưng tại sao bạn lại không thể tự thành lập công ty cho mình được. Đó lại là một vấn đề rất phức tạp vì không chỉ thủ tục thôi mà còn có rất nhiều thứ mình cần phải tư vấn như : loại hình? thế nào là TNHH? thế nào là cổ phần. thế nào là cổ đông? thể nào tư cách pháp nhân và vốn điều lệ ra sao?….Chính vì điều đó mà chúng tôi luôn sẵn sàng để phục vụ quý khách tư vấn thành lập công ty

quy-trinh-thanh-lap-doanh-nghiep

Quy trình, thủ tục thành lập công ty:

  1. Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần
  2. Tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bịKhi thành lập công ty Quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị duy nhất là Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân) hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cổ đông sáng lập công ty. (Trường hợp Quý khách hàng chưa có bản công chứng có thể gửi bản gốc để công chứng miễn phí).Trong năm 2017, khi thành lập công ty đối với các điều kiện về ngành nghề về chứng chỉ và vốn pháp định Quý khách hàng đảm bảo xin Giấy phép con và duy trì trong quá trình hoạt động của công ty không cần xuất trình (chứng chỉ) và chứng minh (vốn) khi thực hiện thủ tục thành lập công ty.
  3. Làm con dấu pháp nhân:
    Bước 1: Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.Bước 2 : Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.
  4. Công bố thành lập công tyTheo quy định của Luật doanh nghiệp ngay sau khi thành lập công ty doanh nghiệp cần đăng công bố thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Dịch vụ thành lập công ty sẽ hỗ trợ trọn gói cả thủ tục công bố thành lập công ty cho doanh nghiệp, không phát sinh chi phí dịch vụ và không bị phạt vì chậm công bố hoặc không công bố thông tin.
    Chỉ trong từ 04 đến 06 ngày làm việc hoàn thành cả 06 bước thủ tục thành lập công ty nêu trên. cam kết thời gian thực hiện dịch vụ thành lập công ty được ghi nhận tại hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hai bên.

Tư Vấn Luật –Thành Lập Doanh Nghiệp Kinh Doanh.

Written by i-Office.com.vn. Posted in Pháp Lý, Thành lập công ty, Thành lập doanh nghiệp

(i-Office)Bạn đã có ý tưởng kinh doanh riêng nhưng để bắt đầu cho một doanh nghiệp thì bạn chưa biết phải làm gì. Dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo:

Tư Vấn Luật – Lời khuyên hữu ích cho việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần vay vốn (Apply for a loan) :

Tiền là bước đầu tiên để khởi động một doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn chưa có một khoản kha khá, hãy tìm nguồn để vay (bạn bè, gia đình, ngân hàng).

Thành lập doanh nghiệp cần kế hoạch kinh doanh (Business Plan) :

Một kế hoạch kinh doanh không đơn giản chỉ là giấy tờ tài liệu, nó bao gồm rất nhiều các bản nghiên cứu như là những cuộc khảo sát thăm dò ý kiến với các khách hàng tiềm năng, những tính toán về tài chính, ước tính lỗ lãi,… Bản kế hoạch sẽ cung cấp cho bạn phương hướng, những quyết định chính xác để xác lập thị trường, tìm các mối quan hệ,…
Trong bản kế hoạch, cần có chiến lược toàn diện cho doanh nghiệp, chiến dịch marketing (xác định khách hàng, sản phẩm, nhu cầu, thị trường, đối thủ cạnh tranh, giá cả, lượng tiêu thụ, nhân sự, kế hoạch tài chính, quảng cáo, khuyến mãi,…).

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần in những tấm danh thiếp hoàn hảo (Create a perfect business cards):

Danh thiếp không tiêu tốn của bạn nhiều tiền, nhưng giúp bạn khởi động tốt cho các mối quan hệ làm ăn và tạo độ tin tưởng với đối tác, khách hàng. Trên danh thiếp cần in đầy đủ thông tin về công ty bạn; tránh những họa tiết quá màu mè, rắc rối (trừ khi bạn kinh doanh về các sản phẩm đòi hỏi tính sáng tạo và nghệ thuật cao); giấy in chất lượng tốt.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần thiết kế sách mỏng dùng cho quảng cáo (Design a brochure):

Nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu; hình ảnh quảng cáo chuyên nghiệp và đảm bảo các thông tin liên lạc chính xác. Chọn màu và chất lượng giấy đẹp, phong cách phù hợp với loại sản phẩm kinh doanh.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần quảng cáo hữu hiệu (Effective advertising):

Cách quảng cáo rẻ nhất và nhanh nhất là thông qua truyền miệng, vì vậy hãy nói về kế hoạch kinh doanh của bạn với toàn bộ gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp cũ,…
Ngoài ra có nhiều cách như phát tờ rơi, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nếu bạn đủ điều kiện tài chính.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần phục vụ thân thiện (Friendly service):

Dù trong trường hợp nào đi nữa thì bạn cũng nên nhớ một nguyên tắc vàng của những nhà kinh doanh: “Khách hàng luôn luôn đúng” và “80% lợi nhuận là do khách hàng mang lại”. Vì thế, đừng thất thố với khách hàng. Hãy luôn là người chủ động gọi cho họ. Tỏ ra quan tâm đến quyền lợi của họ, không thất hứa với khách hàng.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần chuẩn bị kỹ lưỡng (Get your head around it):

Hãy nghiên cứu cẩn thận sản phậm bạn định kinh doanh cũng như những vấn đề liên quan đến việc kinh doanh. Đọc sách báo, tìm hiểu qua nhà tư vấn và internet,… Việc làm này giúp bạn tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần hâm nóng những cuộc điện thoại (Heating up cold calls):

Nói một cách khác là hâm nóng những mối quan hệ với đối tác và khách hàng. Đừng lãng quên ai cả nếu bạn không muốn họ lãng quên công ty của bạn.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần tăng doanh số bán hàng (Increase sales):

Tăng giá trị cho sản phẩm và chiêu mộ khách hàng bằng cách gửi kèm quà tặng, mua hai tặng một, bảo hành thường xuyên,… Tận dụng những dịp hội chợ, triển lãm để quảng bá cho sản phẩm của công ty bạn nếu có điều kiện.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần sắp đặt lại quỹ thời gian của bạn (Juggle your time):

Khi đã quản lý được thời gian tức là bạn đang quản lý được công việc của mình.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần nắm bắt thị trường (Know your market):

Nắm bắt và phát triển thị trường là một việc làm tối quan trọng của mọi doanh nghiệp, vì thị trường liên quan trực tiếp đến khách hàng, và khách hàng liên quan đến lợi nhuận.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần học cách giải tỏa căng thẳng (Learn how to manage stress):

Cứ thử tự đứng ra kinh doanh mà xem, bạn sẽ thấy đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, công việc chiếm hết thời gian của bạn. Nếu không biết cách thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng, bạn sẽ nhanh chóng trở thành nô lệ của công việc đấy.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần xu hướng thị trường (Market trends):

Quan sát mọi lúc mọi nơi bạn đến để nắm bắt ngay được xu thế phát của sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang kinh doanh.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần hệ thống mạng lưới (Networking):

Thiết lập mối làm ăn với các doanh nghiệp khác. Ví dụ bạn mở dịch vụ kinh doanh áo cưới thì có thể làm ăn với các tiệm hoa tươi, các nhà tạo mẫu tóc, trang điểm,… Các dịch vụ này sẽ hộ trợ và giới thiệu khách hàng lẫn nhau.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần bán hàng qua mạng (Online selling):

Một website có thể đưa tên tuổi doanh nghiệp và sản phẩm của bạn đến với rất nhiều khách hàng ở nhiều nơi khác nhau. Không những thế khách hàng sẽ rất hài lòng và tin tưởng với phương pháp bán hàng thuận lợi của bạn.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần giá cả (Pricing):

Tất nhiên là khách hàng sẽ chỉ mua những sản phẩm của bạn với giá cả hợp lý. Để phục vụ được mức giá cạnh tranh này bạn phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng đấy.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần tìm lối đi thích hợp (Quit the rat race):

Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động không thành công thì cũng đừng quá nặng nề. Có thể đó chưa phải là hướng đi thích hợp, hãy tìm ra một hướng mới để khắc phục những khó khăn đó.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần điều hành doanh nghiệp (Running your business):

Mặc dù bạn thông thạo và nắm rõ các hoạt động trong doanh nghiệp nhưng bạn cũng chẳng thể giải quyết mọi việc từ A tới Z. Khi gặp khó khăn hãy tìm đến lời khuyên của các chuyên gia hoặc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước hay tham gia khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần hạch toán ngân sách (Setting up a budget):

Một bản dự thảo ngân sách sẽ giúp cho các kế hoạch trong tương lai của bạn, giúp bạn đạt được mục tiêu và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần các khoản thuế (Tax tips):

Quản lý tài chính và các sổ sách kế toán chặt chẽ. Đừng gộp chung những khoản chi tiêu cá nhân với các khoản của doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần hiểu biết luật để tránh phá sản (Universal laws for avoiding bankruptcy):

Nếu các hóa đơn đã đến thời hạn thanh toán mà bạn còn bí thì hãy khéo léo thương thảo để gia hạn thêm thời gian cho các khoản nợ; thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần văn phòng gọn gàng ngăn nắp (X-filing your office):

Bạn không thể điều hành một doanh nghiệp hiệu quả nếu bạn mất hàng giờ để tìm một tờ hóa đơn giữa hàng đống công văn và sổ sách. Vì vậy hãy tập thói quen ngăn nắp gọn gàng trong toàn bộ công ty, bất kỳ tài liệu nào bạn cần phải luôn đáp ứng sẵn sàng.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh BẠN là bộ mặt của công ty (Your marketable image):

Phong thái tự tin, chuyên nghiệp, cách ăn mặc gọn gàng lịch sự có thể nói lên khá nhiều điều không chỉ về bạn mà còn về doanh nghiệp của bạn nữa đấy.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh KHÔNG đầu hàng trước thất bại (Zero tolerance for failure):

Lời khuyên này có lẽ không mới và luôn luôn đúng, phải không? Không thất bại nào có thể quật ngã nổi bạn, đó chính là cách để bạn khẳng định mình.

Nguồn : luatminhkhue.vn

 

 

Thông tư hướng dẫn về đặt tên doanh nghiệp

Written by i-Office.com.vn. Posted in Pháp Lý, Thành lập công ty, Thành lập doanh nghiệp

Từ ngày 25/11/2014, Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL hướng dẫn về đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc chính thức có hiệu lực.

Theo đó, những trường hợp đặt tên sau đây là vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc:

– Sử dụng tên trùng tên danh nhân;

– Sử dụng tên đất nước, địa danh trong thời kỳ bị xâm lược và tên nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ;

– Sử dụng tên nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người có tội với đất nước, dân tộc;

– Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Thông tư còn liệt kê những trường hợp đặt tên doanh nghiệp vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Những đổi mới nổi bật của luật doanh nghiệp mới

Written by i-Office.com.vn. Posted in Pháp Lý, Thành lập công ty, Thành lập doanh nghiệp, Văn Phòng Cho Thuê

[button link=”https://i-office.com.vn/wp-content/uploads/2015/06/LUAT-DOANH-NGHIEP-2015.docx” target=”_blank” color=”default” shape=”rounded” size=”small” align=”left”]Download tại đây[/button]

QUỐC HỘI——–

Luật số: 68/2014/QH13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

——- —— ——————————

 

LUẬT

DOANH NGHIỆP

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Các doanh nghiệp.
  2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp.

Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành

Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy địnhcủa Luật đó.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Cá nhân nước ngoàilà người không có quốc tịch Việt Nam.
  2. Cổ đônglà cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

  1. Cổ tứclà khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạnbao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  3. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệplà cổng thông tin điện tử được sử dụng để đăng ký doanh nghiệp qua mạng, truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
  4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệplà tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
  5. Doanh nghiệplà tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
  6. Doanh nghiệp nhà nướclà doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  7. Doanh nghiệp Việt Namlà doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
  8. Địa chỉ thường trúlà địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức; địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc địa chỉ nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên lạc.
  9. Giá thị trường của phần vốn góp hoặc cổ phầnlà giá giao dịch trên thị trường cao nhất ngày hôm trước, giá thỏa thuận giữa người bán và người mua, hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp xác định.
  10. 12. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
  11. Góp vốnlà việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
  12. Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệpbao gồm Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hạ tầng kỹ thuật hệ thống.
  13. Hồ sơ hợp lệlà hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  14. Kinh doanhlà việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
  15. Người có liên quanlà tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
  16. a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con trong nhóm công ty;
  17. b) Công ty con đối với công ty mẹ trong nhóm công ty;
  18. c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp;
  19. d) Người quản lý doanh nghiệp;

đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

  1. e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
  2. g) Doanh nghiệp trong đó những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
  3. h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
  4. Người quản lý doanh nghiệplà người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  5. Người thành lập doanh nghiệplà tổ chức, cá nhân thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
  6. Nhà đầu tư nước ngoàilà tổ chức, cá nhân được hiểu là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  7. Phần vốn góplà tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
  8. Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
  9. Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.
  10. Thành viên công ty hợp danhbao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
  11. Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  12. Tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.
  13. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là tổng tỷ lệ sở hữu vốn có quyền biểu quyết của tất cả nhà đầu tư nước ngoài trong một doanh nghiệp Việt Nam.
  14. Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.
  15. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Tư vấn pháp lý bước đầu cho người khởi nghiệp.

Written by i-Office.com.vn. Posted in Pháp Lý, Thành lập công ty, Thành lập doanh nghiệp

(i-office.com.vn) Tư vấn pháp lý bước đầu cho người khởi nghiệp cần gì ? Đây là 1 câu hỏi không đơn giản, vì thực sự mà nói chọn lĩnh vực kinh doanh gì khi khởi nghiệp là việc đầu tiên mà bất kỳ ai khởi nghiệp cũng phải làm. Trong đó, sự thành bại của con đường kinh doanh, yếu tố chọn đúng lĩnh vực kinh doanh chiếm đến 50%. Nếu chọn đúng hướng đi, khả năng thành công sẽ cao, nếu chọn sai khả năng lĩnh vực, khả năng thất bại cũng cao không kém.

Tư vấn pháp lý bước đầu cho người khởi nghiệp