fb

Kinh Nghiệm Kinh Doanh

Written by Yen Vu. Posted in Bài Viết Từ Người Dùng, Chìa Khóa Thành Công, Khoa Học Làm Giàu

Thông qua chuyên mục này, chúng tôi sẽ chia sẻ tất cả các kinh nghiệm liên quan đến việc ‘kinh doanh’

Vì là chủ đề khá rộng (chính xác hơn là rất rộng) chúng tôi quyết định tách thành nhiều chủ đề con (dưới dạng nhiều phần).

Ở mỗi phần, chúng tôi sẽ trình bày theo format sau:

Mở đầu: Vấn đề là gì?

Phân tích: Lý do/ nguyên nhân là gì?

Bài học kinh nghiệm: Chia sẻ kinh nghiệm khắc phục

 

kinh nghiệm kinh doanh

 

I. BÀI VIẾT 1: Kinh Nghiệm Khởi Nghiệp

Có thể nói một cách chắc chắn rằng, khởi nghiệp thất bại là do 01 trong 03 lý do cốt lõi sau đây:

1.    Thứ nhất:      Không phân tích được ‘nguồn’ lợi nhuận

2.    Thứ Hai:        Không ‘bán thử’ sản phẩm / dịch vụ của mình

3.    Thứ Ba:         Quá ‘ảo tưởng’ về sản phẩm / dịch vụ của mình

Cụ thể:

1. Lý do khởi nghiệp thất bại thứ nhất: Không phân tích được ‘nguồn’ lợi nhuận

Đó là do, đa số các ‘tân chủ doanh nghiệp’ quá chú tâm vào ‘hiệu số gộp’. Hiệu số gộp = Doanh thu – Biến Phí (Một số tài liệu còn gọi là ‘Doanh thu gộp’ cho dễ hiểu hơn.)

=> Sai lầm ở chỗ: chỉ cần nhận thấy giá bán cao hơn giá mua hàng bán (hay chi phí SX hàng bán) là ‘Hạnh phúc’ rồi vì cho rằng có lợi nhuận!

Thực tế, có nhiều đơn vị càng bán càng lỗ! Đó là vì chi phí kinh doanh không chỉ có biến phí, mà còn định phí (như tiền thuê mặt bằng, điện, nước, điện thoại, chi phí đầu tư ban đầu dưới dạng khấu hao, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân viên gián tiếp,…)

03 Bài học kinh nghiệm khởi nghiệp cho vấn đề này?

Bài học thứ nhất: Phải tính chỉ tiết đủ mức tổng chi phí phải trả từng tháng và chia đều vào sản phẩm để biết được TỔNG CHI PHÍ cho từng SP, từ đó cộng thêm mức lợi nhuận tuỳ giai đoạn để hình thành giá bán. => Lúc này mới có thể biết được lãi gộp là bao nhiêu.

Bài học thứ hai: Phải tính toán tổng số lượng hàng bán khả dĩ hằng tháng để dự tính được chính xác tổng lợi nhuận có được hàng tháng. Và so sánh xem liệu lợi nhuận đó có bằng lợi nhuận kỳ vọng của bạn không? Nếu không – nên tìm cơ hội đầu tư khác hoặc phát triển thêm kế hoạch bán hàng hiệu quả hơn

Bài học thứ ba: đừng đầu tư quá nhiều vào văn phòng, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị! – Vì có giải pháp hiệu quả hơn!

Khi khởi nghiệp, ai cũng kỳ vọng công ty mình sẽ lớn mạnh nhanh chóng và cần phải có uy thế nhất định, vì vậy rất nhiều chi phí đổ vào văn phòng, cơ sở vật chất. ĐÂY LÀ MỘT SAI LẦM LỚN!

Vì hiện nay, có nhiều đơn vị chuyên cung cấp ‘văn phòng chia sẻ’ với địa chỉ rất đẹp (quận 1 – trung tâm thành phố) có giá khoảng 290.000 đ – 760.000 đ/ Tháng. Với đầy đủ các ‘tiện nghi’ để tạo uy thế cho doanh nghiệp của bạn: một văn phòng hiện đại, bảng tên công ty, khu vực tiếp tân hiện đại – có các tiếp tân thành thạo ngoại ngữ, số điện thoại, số fax riêng, văn phòng được trang bị máy in, máy fax, internet, máy lạnh đầy đủ,.. bảo đảm sẽ gây ấn tượng tích cực với khách hàng của bạn

(tham khảo các đơn vị dẫn đầu ngành này như:

Regus – 29 Lê Duẩn – SaiGon Tower,

i-Office – 04 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1 – Indochina Park Tower – tầng 3, 18, 19

Central Office –  72 Lê Thánh Tôn – Vincom – L14 – 08B, Tầng 14)

2. Lý do khởi nghiệp thất bại thứ hai: Không ‘bán thử’ sản phẩm / dịch vụ của mình:

Đây là lý do ‘chết người’ hàng đầu!.

Tất cả các công ty có quy mô đều hiểu tầm quan trọng của việc này và luôn tìm cách bán thử sản phẩm của họ thông qua việc phát quà khuyến mãi, dùng thử, tài trợ, phiên bản miễn phí,…

Tuy nhiên, đại đa số ‘Tân Chủ Doanh Nghiệp’ lại cho rằng điều này khá mất thời gian, vì họ luôn cho rằng bán thật – lời thật, chứ bán thử làm gì!

Sự thật, ‘bán thử’ ở đây là một thuật ngữ diễn tả việc thăm dò nhu cầu, phản ứng của các khách hàng thông qua hoạt động bán hàng trên quy mô nhỏ. Đồng thời, thông qua đó, ta sẽ nhận biết được các vấn đề phát sinh khi launching SP/ DV của mình.

Dựa vào định nghĩa trên, kinh nghiệm thành công cho thấy: bạn phải tìm cách ‘bán thử’ sản phẩm của bạn bằng mọi giá! – Và đặc biệt: LUÔN CÓ CÁCH BÁN THỬ cho bất kỳ SP nào ở giai đoạn nào (liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết)

02 Bài học kinh nghiệm khởi nghiệp v/v ‘bán thử’?

Bài học thứ nhất: Thế mạnh của bạn ắt hẳn là có ý tưởng tốt và khả năng tìm kiếm khách hàng, vậy vì sao bạn lại thất bại?

Vì bạn quá chú tâm vào ‘sở đoản’ của mình do tập trung vào những việc không mang lại lợi nhuận nhưng chiếm mất rất nhiều thời gian, tâm trí và sức lực của bạn, ví dụ: đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký điện thoại, fax, tìm kiếm mặt bằng, thiết kế – trang trí cho văn phòng mới, ra quyết định đầu tư máy móc, thiết bị, vật tư văn phòng, …..

Bạn nghĩ rằng: Khó quá! Muốn ‘bán thử’ thì cũng phải có công ty đàng hoàng, mà muốn đầu tư công ty hoàn chỉnh thì đã như đầu tư hết rồi, còn gì là bán thử nữa?

=> Thật ra, có 01 cách để có một công ty rất đơn giản, (Link: cách thức mở công ty thành công với mức giá rẻ)

Đó là việc tìm cách ‘giao lại’ trọng trách này cho một ai đó có uy tín (*) bạn chỉ lo tập trung vào việc bán hàng, để bán thử sản phẩm của mình.

Để làm được điều này, các bạn liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ văn phòng trọn gói, văn phòng giao dịch, họ sẽ lo tất cả cho bạn,

(tham khảo các đơn vị dẫn đầu ngành này như:

i-Office – 04 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1 – Indochina Park Tower – tầng 03, 18, 19

Central Office –  72 Lê Thánh Tôn – Vincom – L14 – 08B, Tầng 14)

Bài học thứ hai: Hãy quan niệm rằng: Luôn có cách để ‘bán thử’ => Luôn tổ chức bán thử với quy mô SIÊU nhỏ, SIÊU gọn ở mức tối thiểu để có thể bán được hàng trước, sau đó mới tính đến chuyện phát triển sau.

Ví dụ, ở Central Office, và i-Office.com.vn có dịch vụ tìm kiếm khách hàng cho bạn, đây cũng là một trong những cách hiệu quả để bắt đầu công việc ‘bán thử’ với mức chi phí tối thiểu.

3. Lý do khởi nghiệp thất bại thứ ba: Quá ‘ảo tưởng’ về sản phẩm / dịch vụ của mình:

Đây là điều rất dễ mắc phải, vì khi bạn tạo ra ý tưởng về sản phẩm, hay dịch vụ của mình – thì đây chính là ‘đứa con ruột tinh thần’ của bạn.

Như bao nhiêu bậc cha mẹ khác, con của mình dẫu rằng không đẹp, (hoặc thậm chí có xấu) mình vẫn cảm thấy chúng xinh xắn vô cùng. Nghĩa là chúng ta chỉ muốn thấy và kết quả là: chỉ thấy được mặt đẹp, mặt tốt của nó.

Cũng như thế, bạn sẽ thấy được rất nhiều tiềm năng, tương lai sáng lạn của SP, DV mà mình sắp khai sinh ra. Chỉ tiếc rằng, thực tế, khách hàng sẽ có cái nhìn khắc khe hơn, đòi hỏi nhiều hơn và suy tư nhiều hơn khi họ phải bỏ tiền ra để chi trả cho SP, DV đó.

Bạn sẽ rất dễ dàng bỏ qua mọi lời phân tích mà bạn cho rằng không lạc quan (Dù thường ngày, bạn vẫn là người có lý trí, biết lắng nghe mọi người) nhưng khi đó, bạn sẽ cho rằng họ thiếu tầm nhìn về thị trường, thiếu am hiểu về SP/ DV, thiếu sự can đảm, …

=> Thế là bạn bỏ ngoài tai và tiếp tục ‘sống chết’ đầu tư theo hướng bạn nghĩ!.

02 Bài học kinh nghiệm khởi nghiệp v/v ảo tưởng về SP/ DV?

Bài học thứ nhất: Phải chia sẻ dự án của bạn cho các bạn thân, những chuyên gia, hoặc những người có chuyên môn liên quan, càng nhiều càng tốt. Và trong lúc nhận góp ý, bạn phải nhận biết được ‘bí mật’ này:

– Đó là: ai cũng ngại khi phải nói ngược lại ý muốn của người khác, nhất là phản bác => khi bạn thân, những chuyên gia,v.v…có những lời góp ý không khả quan thì bạn phải hiểu rằng HỌ ĐÃ NÓI ÍT ĐI HOẶC ĐÃ GIẢM NHẸ phản bác lắm rồi! => góp ý đó là chính xác, rất chính xác (vì đúng ra nó sẽ nặng hơn, phủ phàng hơn) => bạn phải tiếp thu một cách tích cực hơn, sâu sắc hơn.

Bạn sẽ nghĩ rằng cũng có một vài trường hợp khi trình bày dự án thì ai cũng phản bác nhưng cuối cùng dự án đó đã thành công rực rỡ! xin hỏi rằng: có bao nhiêu dự án thành công kiểu đấy trên tổng số các dự án thất bại? (vì không nghe góp ý từ các phân tích khách quan)? Hơn nữa, khi thành công, dễ bị thổi phồng và đồn đại (nên bạn cảm thấy nhiều) còn thất bại thì đau đớn, che dấu, không dám kể cho người khác nghe (nên bạn không nghe nhiều)

Thứ Hai: Phải có bảng kế hoạch sản lượng, hoặc kế hoạch doanh thu chi tiết cho sản phẩm, dịch vụ của bạn trước khi khởi nghiệp, và khi bắt đầu hãy đánh giá thực tế theo bảng sau:

TH1: Nếu doanh số thực tế đạt <30 – 50% kế hoạch => nên từ bỏ ngay dự án ngay lập tức, đừng nên tiếp tục theo đuổi sẽ tốn nhiều chi phí (Đừng nên tiếp tục hy vọng). Đây là lời khuyên khá khó để chấp nhận nhưng nó là công thức đánh giá thực tế và hoàn toàn chuẩn xác.

TH2: nếu doanh số thực tế đạt từ 50% – 60% kế hoạch => nên nỗ lực tiếp thị, kinh doanh tối đa và đồng thời, phải chuẩn bị phương án rút lui khỏi dự án => nên tính toán kỹ nguồn chi phí sẽ phải tiếp tục đổ ra để duy trì và nguồn vốn huy động từ đâu? chi phí tài chính (lãi suất là bao nhiêu) – bao lâu sẽ trả được vốn + lãi với tình hình như thế này?

TH3: nếu doanh số thực tế đạt từ 60% – 70% kế hoạch => Nên nỗ lực tiếp thị, kinh doanh tối đa vì có thể bạn đang ở ngưỡng thành công.

TH4: nếu doanh số thực tế đạt > 70% kế hoạch => chúc mừng bạn, vì bạn đã có một ý tưởng khởi nghiệp khá tốt – KH đang ủng hộ bạn, bạn sẽ phải tiếp tục chỉnh sửa, cải tiến SP/ DV một ít nhưng hãy an tâm: Bạn đang KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG.

II. BÀI VIẾT 2: Kinh Nghiệm Khởi Nghiệp Thành Công

Thông tin tham khảo thêm:

  1. Báo giá văn phòng trọn gói
  2. So sánh văn phòng truyền thống và văn phòng trọn gói
  3. Lợi ích của văn phòng trọn gói
  4. Cho thuê văn phòng giao dịch quận 1

văn phòng cho thuê

Tags: , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,