fb

Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết

Written by Yen Vu. Posted in Kỹ Năng

“Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”. Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska và “Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”. Kinixti – Học giả Mỹ

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại”.

Vậy chúng ta đã làm như thế nào và chúng ta đã nâng cao chất lượng cuộc sống của mình ra sao? Và để có kết quả cuối cùng thực sự tốt đẹp, ta cần bồi dưỡng thêm cho mìnhnhững tố chất gì?

Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách dễ dàng được.

Có một thực trạng rất dễ nhận ra trong mặt bằng giáo dục, đào tạo ở Việt Nam. Để có một bằng chứng nhận về học tập kiến thức trong nước và quốc tế, với chúng ta, đó không là điều quá khó. Nhưng để có giải huy chương vàng trong các môn thể thao hay bằng sáng chế thì chúng ta khó có thể đứng trong tốp đầu thậm chí là còn rất xa nếu xét trên đấu trường quốc tế.

Có phải chúng ta lười luyện tập hay không?

Chắc chắn không phải như vậy. Đất nước Việt Nam nổi tiếng với truyền thống hiền tài. Sinh ra trong một đất nước vốn xuất phát từ nền nông nghiệp, người Việt Nam đã tôi luyện cho mình một truyền thống ý chí sắt đá, một tinh thần ham học hỏi, một nghị lực quật cường vượt lên hoàn cảnh từ ngàn xưa.

Nhưng tại sao cái ta nhận về chưa thực sự đúng với những ý chí, những tinh thần và những công sức ấy?

Sẽ có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những nguyên nhân căn cốt đó là: việc nhận diện cái cần rèn luyện để trở thành chuyên nghiệp chưa được xác định đúng, cái cần chuyên nghiệp thì không đảm bảo còn cái không cần chuyên nghiệp thì có lẽ rất giỏi. Ví như bạn có thể không biết đá bóng nhưng bạn bình luận bóng đá quả là không thể chê vào đâu được, như vậy bạn đã chỉ mạnh đánh giá, mà quên đi mình đâu có thực hành được. Bạn nấu ăn chẳng đâu vào đâu, nhưng ăn một bát canh nhạt do tay mẹ nấu, thì bạn chê ỏng eo: “Sao canh mẹ nấu chán thế?”, như vậy, bạn đã chứng tỏ bạn rất chuyên nghiệp trong việc chê trách người, nhưng cái quan trọng nhất là chuyên nghiệp trong công việc gia đình và ứng nhân xử thế thì lại không được bạn xây dựng thành ý thức…

Tại Mỹ, từ những năm 1916, người Mỹ đã nhận ra rằng tri thức nhân loại là rất lớn nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng vào cuộc sống thì thường không như mong muốn. Cho nên mỗi người dân lao động tại Mỹ phải đảm bảo thực hành và phải được các tổ chức công nhận là đã qua 13 kỹ năng bắt buộc.

 

kỹ năng cần thiết

13 kỹ năng bắt buộc đó là:

1. Học cách học – Phương pháp học

2. Lắng nghe & Thấu hiểu

3. Thuyết trình & Thuyết phục

4. Giải quyết vấn đề

5. Tư duy sáng tạo & hiệu quả

6. Tinh thần tự tôn

7. Đặt mục tiêu và tạo động lực

8. Phát triển cá nhân và sự nghiệp

9. Giao tiếp thành công

10. Tinh thần đồng đội – TEAM

11. Đàm phán & Thương lượng thành công

12. Đảm bảo hiệu quả tổ chức

13. Lãnh đạo bản thân và tổ chức

 

Vậy kỹ năng con người là như thế nào?

Theo các chuyên gia tâm lý, để sống và làm việc, tất cả các vận động của con người theo bản năng hay có ý thức thì đều xảy ra liên hoàn và liên tục. Ví như hàng ngày bạn không thể ngồi 1 chỗ mà có thể giải quyết được tất cả những công việc liên quan như: ngủ, ăn, vệ sinh, gặp gỡ, trao đổi, hội họp, tư duy, đi lại… Và mỗi một chi tiết nhỏ từ tĩnh đến động hay luân chuyển liên kết đều tạo thành những chuỗi hành động của con người.

Đó là sự tập hợp những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp cấu thành. Để làm một việc như đánh răng buổi sáng chẳng hạn thì đầu tiên ta phải đi tới chỗ cần đánh răng sau đó ta lấy bàn chải, bơm thuốc vào bàn chải răng, lấy cốc, vặn mở vòi nước, hứng nước, vặn khóa tắt, đánh răng, súc miệng, nhổ nước vào bồn, rửa mặt rồi lấy khăn mặt và phơi khăn ….

Như vậy để hoàn thành 1 công việc thì ta phải làm hàng chuỗi công việc liên quan đế công việc đó và bổ trợ cho nó.

Trong cuộc sống của chúng ta trong một ngày thì phải giải quyết bao nhiêu vấn đề như vậy? Chắc là vô số vấn đề mà ta không thể đếm được. Những việc ta làm thường theo những thói quen, từ người khác hướng dẫn hay bắt trước người khác làm gì thì mình cũng làm như vậy, thấy được được là ta cho là được và những công việc không cần học và rèn luyện ta cũng có thể hoàn thành. Đó là những việc mà theo các chuyên gia gọi đó là làm theo cảm tính hay bản năng, nhưng có những công việc cần phải đòi hỏi phải có nỗ lực trải nghiệm và phải được dạy, học tập kỹ càng, thậm chí không thể giải quyết một mình mà phải cần có nhiều người hỗ trợ mới thành công được.

Trong thời đại ngày nay, Con người ngày càng nhận thức rất rõ ràng rằng để giải quyết mỗi vấn đề dù là nhỏ nhất thì không thể giải quyết theo cảm tính, những quan điểm cá nhân, mà tất cả những vấn đề dù tĩnh hay động liên quan đến cá nhân hay tổ chức ở mọi góc độ hay cấp độ đều phải được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp.

Nhưng ở Việt Nam, thực tế ta đã làm điều đó như thế nào? Nếu bạn muốn làm nghề nào thì sẽ có tổ chức đứng ra sẽ đào tạo cho bạn kỹ năng để làm nghề đó, nhưng để đảm bảo cho vận hành nghề thành công thì ngoài kỹ năng nghề được đào tạo cho bạn dù rất giỏi thì cũng chỉ đảm bảo 15% cho sự thành công của bạn còn 85% cho sự thành công của bạn lại cần những kỹ năng khác bổ trợ đó là những kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo bản thân. Sự thật là rất nhiều người đi học nghề và rất giỏi nghề  nhưng không để ý tới những kỹ năng lãnh đạo bản thân nên vẫn khó có việc làm tốt và ổn định. Có rất nhiều người rất giỏi nghề tuy học vấn của họ không cao nhưng sự trải nghiệm và những kinh nghiệm làm việc của họ rất tốt, rất chuyên nghiệp nhưng cũng chỉ eo hẹp trong phạm vi cá nhân. Nếu họ có đào tạo thì cũng chỉ cho người thân và người nhà của họ chứ không mang tính chất rộng hơn cho cộng đồng. Để cho cộng đồng có thể tiếp cận những kỹ năng sống và kinh nghiệm của người đi trước được nhiều hơn, hiện nay các tổ chức đào tạo tại Việt Nam cũng đã được mở, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc dịch vụ và môi giới đào tạo chứ chưa có những giảng viên cơ hữu được đào tạo bài bản về chuyên ngành, chuyên nghiệp đào tạo kỹ năng mềm. Các trung tâm hay công ty đào tạo chỉ triển khai tuyển dụng, kêu gọi học viên và giới thiệu PR các chương trình đào tạo được thiết kế theo nhu cầu rồi mời các giảng viên thỉnh giảng, các chuyên gia trong nước và quốc tế bên ngoài về là giảng viên với chi phí rất hấp dẫn.

Đã đến lúc các tổ chức, các chủ doanh nghiệp và mỗi người chúng ta phải nhận thức rằng ai cũng cần có sự thành công, cống hiến, hạnh phúc trong cuộc sống. Và để đảm bảo tính bền vững của những mong muốn đó thì không thể giải quyết vấn đề, công việc, giao tiếp, hành động… bằng cảm tính, bắt chước, chia sẻ từ người khác được, mà cần có ý thức và quyết liệt hơn về việc trải nghiệm thực tế.

Đã đến lúc chúng ta cần nâng cao kỹ năng sống của bản thân, kỹ năng làm việc của cá nhân trong tổ chức lên tầm chuyên nghiệp hơn để phù hợp vào mọi hoàn cảnh gia đình, tổ chức, cộng đồng xã hội và hòa nhập quốc tế.

10 KỸ NĂNG CỐT YẾU TẠO THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG DANH VỌNG

Những bậc thang thăng tiến trên con đường danh vọng phụ thuộc nhiều vào những kỹ năng và khả năng nghề nghiệp mà thị trường lao động đang có nhu cầu cao. Nói chung, những khả năng này phụ thuộc vào những lợi ích của từng cá nhân và mục tiêu mà họ đặt ra. Tuy nhiên, có những kỹ năng mà thị trường lao động ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào cũng có nhu cầu cao. Dưới đây là 10 kỹ năng như vậy do Bộ Lao động Mỹ đã đưa ra:

1. Khả năng giải quyết vấn đề:

Khả năng nhận biết, nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả được đánh giá rất cao trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, kinh doanh, y tế, khoa học và kỹ thuật.

2. Các kỹ năng về nghề nghiệp – kỹ thuật:

Khả năng lắp đặt, bảo vệ và sửa chữa các thiết bị điện tử và cơ khí được đánh giá cực kỳ cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, viễn thông và giao thông vận tải.

3. Khả năng giao tiếp:

Bầu không khí làm việc trong một tổ chức và hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng của họ

4. Sử dụng máy vi tính và lập trình:

Việc nắm bắt các tính năng của máy vi tính và khả năng sử dụng các tính năng đó tạo nhiều cơ hội cho người lao động trong việc tìm kiếm việc làm tốt.

5. Khả năng sư phạm:

Dòng thông tin vô tận đã làm tăng nhu cầu về giảng viên và những người hướng dẫn có khả năng sư phạm cao, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ công cộng và dịch vụ xã hội, thương mại và quản lý.

6. Khả năng về khoa học và toán học:

Khả năng về toán học có ý nghĩa rất lớn quyết định đến thành công trong các lĩnh vực y tế, kỹ thuật và khoa học.

7. Quản lý tiền bạc:

Nhu cầu về các nhà môi giới đầu tư, kế toán và những người làm công tác xã hội là vô tận.

8. Quản lý thông tin:

Thông tin hiện nay là nhân tố cực kỳ quan trọng ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Nhu cầu sẽ ngày càng tăng đối với các nhà phân tích hệ thống, các chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và các nhà điều hành các cơ sở dữ liệu.

9. Ngoại ngữ:

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thì việc nắm bắt các ngoại ngữ “nóng”, như tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Đức, có thể làm tăng đáng kể cơ hội tìm kiếm việc làm tốt và thăng tiến.

10. Quản trị kinh doanh:

Hiện thị trường có nhu cầu rất cao đối với những kỹ năng quản lý, bao gồm quản lý nhân sự, quản lý hệ thống, quản lý các nguồn lực và tài chính, việc nhạy bén nắm bắt được những nhu cầu của người tiêu dùng và có khả năng biến các tri thức đó thành tiền.

Có những điều bạn nghĩa rằng nó sẽ làm bạn tốt hơn nhưng thực chất lại không phải vậy…

1. Không nên giấu diếm cảm xúc của mình quá nhiều.

Bạn nghĩ rằng mọi người sẽ yêu quý bạn hơn nếu lúc nào nụ cười cũng thường trực trên khuôn mặt bạn. Đôi khi điều đó là đúng, người ta sẽ thấy bạn là một người đáng yêu, lạc quan và dễ gần. Nhưng nếu phải giả tạo quá nhiều như vậy, bạn sẽ tự mang đến cho mình sự mệt mỏi. Và chuyện cười cả ngày sẽ biến bạn thành một người bị chai sạn cảm xúc. Tốt nhất là hãy thể hiện rõ tình cảm thật của mình, hãy buồn khi bạn buồn, hãy khóc khi bạn muốn khóc, và gào lên khi bạn sợ hãi. Đừng bao giờ đeo cái mặt nạ cho mình bởi nếu bạn làm như vậy thì bạn cũng sẽ chỉ nhận được những nét mặt tương tự mà thôi.

 kỹ năng sống

2. Không nên tỏ ra quá thận trọng:

Tất nhiên biết thận trọng là tốt nhưng để thận trọng thành rón rén thì hỏng hẳn. Bạn đang muốn đi làm thêm nhưng lại sợ không biết mình có đủ khả năng hay không? Bạn không dám kêu khi thấy một tên cướp đang móc ví của người bên cạnh mình vì sợ nó….. đánh mình. Bạn thấy mình có khả năng thiết kế nhưng không dám đi thi vì sợ. …trượt. Nếu thận trọng kiểu đó thì chắc chắn bạn không thể đạt được thành công và cũng không được nếm trải cảm giác thử thách. phải mạnh dạn hơn và làm bất kỳ việc gì khi có cơ hội. Hãy tập ngã trước khi biết đứng vững.

 

3. Không nên xây dựng quá nhiều tham vọng

Bạn muốn là người thật thành công, bạn muốn có thật nhiều tiền, bạn muốn đạt được những địa vị thật cao trong xã hội, bạn muốn có mọi thứ và bạn cắm đầu theo đuổi những tham vọng xa vời đó. Bạn có hiểu thành công nghĩa là gì không? Thay vì cố gắng giành được mọi thứ, bạn hãy cố gắng đạt được những gì thích hợp và tốt nhất cho bản thân bạn. Điều gì quan trọng và cần thiết nhất cho bạn trong thời điểm hiện tại? Hãy tự lên kế hoạch cụ thể và thực hiện từng bước một. Chúng ta có thể làm được bất kỳ việc gì nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể làm được tất cả mọi việc, hai khái niệm đó hoàn toàn khác nhau đấy.

 

5. Không nên quá xét nét bản thân mình

Bạn luôn lo lắng cho rằng mình kém cỏi nhất quả đất, bạn cảm thấy ai cũng hơn mình, đôi khi bạn cảm thấy mình thật vô dụng và sự có mặt của bạn quả là thừa thãi. Đây là một trong những cách tự giết mình hiệu qủa nhất. Hãy hiểu rằng ai cũng có cá tính và tài năng riêng của mình. Vấn đề bây giờ là bạn phải phát huy và chứng tỏ nó cho mọi người thấy, chứ không phải rầu rĩ và buông xuôi như vậy. Nếu bạn không yêu bản thân bạn thì sẽ chẳng ai yêu bạn đâu. Thứ duy nhất hoàn toàn thuộc về bạn chính là bạn thân bạn. Hãy giữ gìn và làm cho mọi người cảm thấy nó tuyệt vời thế nào nhé.

 

6. Và những gì bạn nên ghi vào bộ nhớ:

_ Nên yêu quý và tự đối xử tốt với bản thân giống như đối xử với những người bạn yêu quý.
_ Hãy đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn mọi người đối xử lại với mình.
_ Không phải quá cổ hủ nhưng bạn cũng đừng bỏ qua những gì thuộc về truyền thống, hãy biết kính trọng những người hơn tuổi mình.
_ Dành thời gian chú ý đến sức khoẻ của mình.
_ Ba điều trong đời bạn khi đã đi qua không bao giờ lấy lại được:

+ Thời gian
+ Lời nói
+ Cơ hội.
_ Ba điều trong đời bạn không được đánh mất:

+ Sự thanh thản
+ Hy vọng
+ Lòng trung thực.
_ Ba thứ có giá trị nhất trên đời:

+ Tình yêu
+ Sự tự tin
+ Bạn bè.

 

_ Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:

+ Giấc mơ
+ Thành công
+ Tài sản
_ Ba điều làm nên giá trị một con người:

+ Siêng năng
+ Chân thành
+ Thành đạt.
_ Ba điều làm hỏng một con người:

+ Rượu
+ Sự tự cao
+ Cơn giận dữ.
7. Người thành công và người thất bại:

Người thành công biết chính xác những gì mình muốn, tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng cống hiến hết thời gian của cuộc đời để đạt được điều đó. Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có sự tác động từ bên ngoài.

Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và hợp tác với họ trong thái độ thân thiện. Người thất bại tìm thấy khuyết điểm của mình ở người khác.

 Người thành công chỉ bày tỏ ý kiến về những điều mình biết và họ hoàn toàn có thể thực hiện điều đó một cách rất khôn ngoan. Người thất bại phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ chỉ biết chút ít hoặc hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về chúng.

 Người thành công dung hoà quan hệ với tất cả mọi người mà không quan tâm đến lợi ích đạt được. Người thất bại chỉ nuôi dưỡng quan hệ với những ai mà từ đó họ sẽ có những thứ mà họ muốn.

 Người thành công luôn trao dồi kiến thức và mở rộng lòng khoan dung. Họ sống hướng đến quyền lợi chung của cộng đồng. Người thất bại có trí tuệ hạn chế, sự vị kỷ chiến thắng lòng vị tha. Vì vậy họ tách khỏi những cơ hội thuận lợi và mối quan hệ thân thiện với xã hội.

 Người thành công theo kịp thời đại và xem đây là một trách nhiệm quan trọng để biết được điều gì đang diễn ra. Người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân với những nhu cầu trước mắt và bất chấp mọi thứ để thực hiện, không cần biết đó là điều tốt hay xấu.

Tags: , , , , , , ,