Sai lầm lớn nhất khi đổi nghề
(i-office.com.vn) – Nghề nghiệp giữ vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống, khi bạn quyết định thay đổi công việc đồng nghĩa với việc bạn phải thay đổi môi trường, thay đổi tính cách. Thay đổi nghề nghiệp là một quá trình. Dù bạn có tinh thần cầu tiến, luôn nỗ lực và không ngại khó khăn thì chuyện học hỏi chuyên môn mới cũng không thể hoàn tất trong một sớm một chiều. Chính vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi “di cư”, tránh những sai lầm không đáng có.
1. Thay đổi vì đó là công việc đang “hot”
Một công việc đang “hot” và được nhiều người săn đón nhưng chưa chắc bạn đã là người phù hợp. Khi một công việc không phù hợp với tính cách và năng lực của bạn thì bạn sẽ không thể làm tốt được. Chạy đua theo những nghề “hot” và không quan tâm đến việc nó có phù hợp với mình hay không giống như việc bạn đi một đôi giày quá chặt hoặc quá rộng, nó sẽ khiến bạn khó chịu và mất tự tin. Hơn nữa, những công việc “thị trường” nóng lên nhanh nhưng hạ nhiệt cũng nhanh. Nếu bạn chỉ lo chạy theo phong trào chắc chắn bạn sẽ không đủ sức và bị bỏ lại phía sau là điều dễ xảy ra.
2. Thay đổi nhưng lại vẫn loay hoay, hoang mang
Đây chính là sai lầm phổ biến nhất đối với những người muốn chuyển nghề, thường diễn ra ở thời điểm bắt đầu của quá trình thay đổi. Sai lầm này diễn ra như sau: Trong đầu bạn xuất hiện một ý tưởng nghề nghiệp hấp dẫn, chẳng hạn trở thành một quản lý nhân sự. Ban lên mạng seach và tìm hiểu về chúng. Khi đọc chúng bạn bắt đầu có sự hoài nghi.Bạn bắt đầu tự hỏi nghề này có hợp với mình. Bạn nhớ lại rằng mình cũng có đứa bạn đã làm công việc này thấy nó hay kêu ca phàn nàn tren FB và bạn cứ đặt câu hỏi về nghề này. Những “triệu chứng” này cho thấy bạn không biết chọn nghề nào cho hợp là sự bực mình và bối rối về hướng đi nghề nghiệp. Ngoài ra, hầu hết bạn chỉ tưởng tượng về công việc trong đầu chứ chưa có bất kỳ hành động cụ thể nào trong thế giới thực.
3. Thay đổi công việc vì bất hòa với sếp
Môi trường công sở là một môi trường phức tạp với nhiều mâu thuẫn đan xen quan hệ giữa các đồng nghiệp và quan hệ với các sếp là chuyện bình thường. Nếu bạn không đồng ý với quyết định của sếp, điều tệ nhất là bạn phản ứng gay gắt với sếp ngay trước mặt mọi người hoặc gửi email tỏ vẻ bực bội, khó chịu. Đó có thể được hiểu là lời tuyên chiến của bạn với sếp. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định từ bỏ công việc lý tưởng hiện tại chỉ vì những mâu thuẩn nhỏ nhặt thì thật không đáng chút nào. Thay vì tức giận, buồn bực hãy học cách chấp nhận nó và khéo léo “chiều” nó.
4. Vì ghét công việc hiện tại
Nhiều người nghĩ rằng vì họ ghét công việc hiện tại nên cần tìm một công việc mới. Đừng nhầm lẫn giữa không thích công việc hiện tại với ghét nghề nghiệp của mình, đôi khi chỉ là bạn có trục trặc với công ty rồi cảm thấy chán nản. Một trong những sai lầm lớn nhất là bạn rời bỏ công việc hiện tại khi chẳng có kế hoạch gì cả.
Nguồn timviecnhanh.com
>>>> Tham khảo thêm giải pháp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp tại đây