fb

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Written by i-Office.com.vn. Posted in Văn Phòng Cho Thuê

Tính pháp lý của Chi nhánh, Văn phòng đại diện (VPĐD) được thể hiện qua một số quy định về chức năng, quyền và nghĩa vụ cũng như tư cách pháp luật của người đứng đầu của Chi nhánh, VPĐD.

Theo Luật Thương mại, thương nhân nước ngoài được định nghĩa là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài cộng nhận. Cần lưu ý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam không phải là thương nhân nước ngoài.

Khác với Chi nhánh, VPĐD của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam , Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý cấp phép và pháp luật thương mại điều chỉnh trực tiếp các hoạt động Chi nhánh, VPĐD của thương nhân nước ngoài.

Chức năng hoạt động của Chi nhánh, VPĐD

Điều 45 Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể về chức năng của Chi nhánh, VPĐD của doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam. Trên tinh thần đó, Luật Thương mại đã quy định rõ nét hơn về chức năng cũng như quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh, VPĐD của thương nhân nước ngoài, cụ thể như sau:

Chi nhánh Văn phòng đại diện
Chức năng Hoạt động cung ứng dịch vụ trong các ngành dịch vụ, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Chi nhánh trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp hoạt động trong các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì chỉ được hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Có thể thấy, nội dung hoạt động của Chi nhánh có phần mở rộng hơn so với VPĐD trong hoạt động cung ứng dịch vụ của thương nhân nước ngoài. Đây chính là yếu tố tiên quyết mà thương nhân nước ngoài nên lưu ý khi hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh, VPĐD

Xuất phát từ các chức năng nêu trên, pháp luật Thương mại quy định khá rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh, VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể:

Chi nhánh Văn phòng đại diện
Giống Có quyền thuê trụ sở, thuê mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh/VPĐD.
Tuyển dụng lao động Việt Nam hoặc lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có con dấu mang tên Chi nhánh/Văn phòng đại diện.
Trước ngày 30/1 hàng năm có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công thương về hoạt động của mình trong năm trước qua bưu điện tới Cơ quan cấp phép.
 Khác Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn quy định trong Giấy phép thành lập. (Khoản 1 Điều 17) Chỉ được phép thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật Thương mại cho phép.
Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật Thương mại. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người đứng đầu Chi nhánh, VPĐD

Người đứng đầu Chi nhánh, VPĐD của thương nhân nước ngoài có vai trò khá giống với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại Việt Nam. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Chi nhánh, VPĐD trong phạm vi được ủy quyền.

Người đứng đầu chi nhánh, VPĐD của thương nhân nước ngoài khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với người đại diện theo pháp ở đây là việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài.

Người đứng đầu Chi nhánh, VPĐD do thương nhân nước ngoài lựa chọn phải thỏa mãn điều kiện luật định và không được kiêm nhiệm một số chức vụ quy định cụ thể tại Điều 33 Luật Thương mại.

Việc tham khảo, được tư vấn bởi những chuyên gia để hiểu rõ tính pháp lý của Chi nhánh, Văn phòng đại diện (VPĐD) sẽ giúp cho các thương nhân nước ngoài xác định được những bước đi tốt hơn ngay từ khi có ý định đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Những điều cần biết khi mở văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Tags: ,

Trackback from your site.