fb

Posts Tagged ‘bí quyết’

Bí quyết quản lý nhân sự cho những sếp muốn “được lòng” nhân viên

Written by CEO. Posted in Nhân Sự

bí quyết quản lý nhân sự cho những sếp muốn "được lòng" nhân viên

(i-office.com.vn)– Bí quyết quản lý nhân sự cho những sếp – sếp nào cũng có mong muốn được nhân sự cấp dưới quý mến mình. Tuy nhiên, những câu chuyện về các sếp tồi dường như là bất tận, và các vị sếp tồi thường không nhận ra họ là… sếp tồi.

Dưới dây là 12 bí quyết quản lý nhân sự cho những vị sếp muốn được cấp dưới yêu quý:

1. Bí quyết quản lý nhân sự thứ nhất: Không cư xử kiểu “quân phiệt”

Nếu một vị sếp thường xuyên quát thao nhân sự, làm mất thể diện của người khác, bảo thủ… chắc chắn vị sếp đó sẽ bị coi là một nhà lãnh đạo kiểu “quân phiệt”. Hãy nhớ rằng, những nhân sự giỏi luôn có nhiều lựa chọn, và chẳng ai trong số họ muốn làm việc cho một vị sếp độc đoán như vậy. Các cư xử kiểu như thế rốt cục sẽ chỉ khiến bạn mất đi những nhân sự tốt nhất.

Bí quyết nhân sự – 10 bí quyết trở thành người lãnh đạo tuyệt vời

Written by CEO. Posted in Nhân Sự

Bí quyết quản trị nhân sự thành công

(i-office.com.vn) – Dưới đây là 10 lời khuyên bạn nên thực hiện để có thể trở thành một nhà lãnh đạo ngày một hiệu quả hơn. Hãy chọn một trong số đó. Ứng dụng ngay hôm nay. Những điều còn lại bạn sẽ từ từ thực hiện từng ngày. Chắc chắn bạn sẽ trở thành một người lãnh đạo tốt hơn, hiệu quả hơn trong vòng hai tuần.

8 ” BÍ QUYẾT” TẠO CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆU QUẢ

Written by Yen Vu. Posted in Chìa Khóa Thành Công

8 “ BÍ QUYẾT “ TẠO CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆU QUẢ

Dù bạn là chủ một công ty có hàng trăm nhân viên hay đơn giản chỉ sở hữu một cửa hàng nho nhỏ, để kinh doanh thành công bạn cần có một chiến lược tiếp thị hiệu quả và thường xuyên áp dụng nó. Tuy nhiên, điều này không đòi hỏi bạn phải bỏ ra quá nhiều tiền của cũng như không nhất thiết bạn phải là một thiên tài sáng tạo.

Mấu chốt trong vấn đề xây dựng chiến lược tiếp thị chính là tạo ra một nền tảng vững chắc cho các nỗ lực quảng bá của bạn. Việc triển khai ồ ạt các hoạt động khuyếch trương như quảng cáo, gửi thư hoặc thậm chí bán hàng trực tiếp khi chưa có một chiến lược marketing cụ thể cũng giống như việc bạn mua rèm cho căn nhà đang xây trước khi biết được kết cấu kiến trúc cụ thể của nó. Liệu rằng khi đó bạn có biết mình phải mua bao nhiêu rèm và kích cỡ của chúng ra sao không?

Bạn hoàn toàn có thể tạo dựng một nền tảng tiếp thị bền vững và mạnh mẽ theo 8 “bí quyết” sau:

 1. Xác định rõ sản phẩm hay dịch vụ của bạn:

Sản phẩm hay dịch vụ của bạn được phục vụ như thế nào? Đó có phải là cái mà khách hàng của bạn thực sự muốn mua không? Có thể bạn đang bán các phần mềm công cụ cho web nhưng khách hàng của bạn lại đang muốn mua các sản phẩm nâng cao hiệu suất, gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đang cung cấp khá nhiều loại sản phẩm và dịch vụ thì cái nào là cái dễ khuyếch trương nhất hiện nay?

 2. Xác định rõ thị trường mục tiêu của bạn:

Bất cứ ai cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không có đủ thời gian cũng như tiền bạc để tiếp cận tất cả mọi đối tượng. Vậy thì khách hàng lý tưởng của bạn sẽ là ai? Ai sẽ là người đáng để bạn đầu tư thời gian cũng như tiền của để quảng bá sản phẩm? Bạn có thể xác định những khách hàng lý tưởng của mình theo phương diện thu nhập, tuổi tác, khu vực địa lý, số nhân viên, doanh thu, ngành nghề…

 3. Hiểu rõ những đối thủ cạnh tranh:

Ngay cả khi không có đối thủ nào trực tiếp cạnh tranh với kinh doanh  của bạn thì vẫn luôn có một sự ganh đua ở dạng thức nào đó. Sẽ có một cái gì đó bên cạnh sản phẩm của bạn đang cạnh tranh “hầu bao” các khách hàng tiềm năng của bạn. Bạn cần tìm hiểu xem đó là gì và tại sao các khách hàng tiềm năng lại chịu “dốc túi” cho nó? Đâu là lợi thế cạnh tranh hay khẳng định bán sản phẩm độc đáo của bạn?

8 bí quyết tạo chiến lược marketing hiệu quả

 4. Tìm vị trí thích hợp:

Liệu có một phân khúc thị trường kinh doanh nào đó hiện đang chưa có ai đảm nhiệm hay vẫn chưa được phục vụ tốt không? Một chiến lược thích hợp sẽ giúp bạn tập trung các nỗ lực tiếp thị và nổi bật lên trong thị trường bạn tham gia, ngay cả khi bạn chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh cỡ nhỏ.

 5. Tăng cường sự ghi nhận của khách hàng với sản phẩm kinh doanh của bạn:

Sẽ là rất khó để một khách hàng tiềm năng có thể mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn khi họ thậm chí còn không biết hay không nhớ rằng có loại sản phẩm, dịch vụ đó tồn tại trên đời. Nói chung, một khách hàng tiềm năng cần phải tiếp xúc với sản phẩm của bạn từ 5 đến 15 lần trước khi họ nảy ra ý định sử dụng hàng của bạn lúc có nhu cầu. Các nhu cầu thường phát sinh khá ngẫu nhiên, do đó, bạn gần như phải thường xuyên có mặt trước khách hàng của bạn lúc họ nhớ ra sản phẩm của bạn khi có nhu cầu.

 6. Gây dựng sự tín nhiệm trong kinh doanh :

Các khách hàng không chỉ cần biết tới sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ cũng cần phải có quan điểm tích cực về nó. Các khách hàng tiềm năng phải thấy tin tưởng là bạn sẽ cung cấp hàng hoá đúng như những gì bạn đã nói. Thường thì, nhất là với những khách hàng lớn, bạn cần cho họ cơ hội được dùng thử, nếm thử các sản phẩm, dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.

 7. Kiên trì tiếp thị:

Bạn cần tỏ ra kiên trì trong mọi cách và mọi việc bạn làm. Điều này bao gồm thái độ chăm chút của bạn tới các vật liệu phụ kiện, các thông điệp bạn gửi tới khách hàng và chất lượng chăm sóc khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm. Kiên trì, bền bỉ là yếu tố quan trọng hơn cả việc bạn cung cấp ra loại sản phẩm tốt nhất.

 8. Duy trì độ tập trung:

Chiến lược tập trung sẽ cho phép bạn tận dụng tối đa, hiệu quả các nguồn thời gian và tài chính vốn không quá dồi dào. Bạn sẽ thu về khoản ngân sách chi cho quảng bá sản phẩm lớn hơn rất nhiều nếu bạn dùng chúng để quảng cáo một loại sản phẩm trong một thị trường mục tiêu đã được thu hẹp và tiếp tục quảng cáo sản phẩm này trong thị trường đó liên tục một thời gian.

Tham khảo thêm các bài viết về chiến lược kinh doanh tại đây.

Nguồn từ Jimmy Toàn blog

6 bí quyết kinh doanh thành công của các doanh nhân thành đạt

Written by Yen Vu. Posted in Văn Phòng Cho Thuê

(i-office.com.vn) Bí quyết kinh doanh thành công của các doanh nhân thành đạt.

Bạn muốn dấn thân vào thương trường? Bạn muốn biến đam mê thành sự nghiệp tươi sáng? Ngoài năng lực, bằng cấp, kinh nghiệm, bạn còn cần phải biết một số bí quyết. Dưới đây là 6 bí quyết mà các doanh nhân thành đạt muốn chia sẻ với bạn.

 1. Bí quyết đầu tiên

Công việc quan trọng nhất xuất hiện trước khi khởi nghiệp:  Điều đầu tiên mà các doanh nhân thành đạt làm trước khi bắt tay vào kinh doanh là nghiên cứu rộng khắp để chắc chắn rằng họ hiểu rõ thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu mà họ có thể đáp ứng. Họ hiểu rằng các dịch vụ của họ sẽ không mang lại hiệu quả nếu họ không nhận biết được những thách thức phải đương đầu và những cơ hội phải nắm bắt. Doanh nhân giỏi luôn biết chuẩn bị. Họ lập kế hoạch kinh doanh, đặt ra các mục tiêu và tạo dựng tất cả nền móng cần thiết trước khi hành động.

 2. Bí quyết thứ hai

Kiếm tiền nhờ làm việc không lương:  Nhiều doanh nhân đặt nền móng cho công việc kinh doanh của họ bằng cách tham gia vào các dự án tình nguyện tại cộng đồng để nắm bắt cơ hội, tạo các mối liên kết, và bắt đầu công việc mang tính then chốt, “sống còn” là xây dựng các mối quan hệ.

Vì thế, bạn hãy tích cực tham dự các cuộc họp, hội nghị, diễn đàn để xem đâu là cái người ta đang cần và nói thẳng để họ biết bạn có thể làm gì. Sẽ ngày càng có nhiều người biết đến công việc kinh doanh của bạn. Họ chính là các khách hàng tiềm năng.

 3. Bí quyết thứ ba

Cơ hội tốt đến mọi lúc mọi nơi: Đôi khi cơ hội xuất hiện vào những lúc chúng ta ít mong chờ nó nhất. Các doanh nhân thành đạt luôn “căng tai căng mắt” dò tìm cơ hội trong mọi thời điểm.Bạn phải luôn sẵn sàng nói về công việc kinh doanh của mình bất cứ lúc nào và ở bất cứ địa điểm nào. Bí quyết là đặt mình vào vị trí luôn chờ đợi các cơ hội tiềm năng.

6 bi quyet kinh doanh thanh cong cua cac doanh nhan thanh dat

 4. Bí quyết thứ tư

“Cá nhỏ hóa cá lớn”: Đôi khi những người chủ doanh nghiệp dành tất cả thời gian tìm kiếm “cá lớn” và lờ đi những chú “cá nhỏ”. Tuy nhiên trong thực tế, khởi đầu với các khách hàng cùng những giao dịch nhỏ nhất có thể tạo ra những cơ hội lớn.

Vì vậy, dù các dự  án có nhỏ đến đâu, hãy nhận và hoàn thành thật tốt, sau đó tiên phong hành động để biến những cơ hội đó từ nhỏ thành lớn.

 5. Bí quyết thứ năm

Say mê là chìa khóa: Muốn kinh doanh thành công, phải làm việc miệt mài. Phải yêu cái bạn đang làm. Dành thật nhiều thời gian và tâm huyết. Bắt đầu kinh doanh sẽ có rất nhiều thách thức, nhưng nó sẽ rất có giá trị nếu bạn có cơ hội thực hiện những ước mơ về sự nghiệp của bạn mỗi ngày.

 6. Bí quyết cuối cùng

Xây dựng các mối quan hệ cá nhân là cách tự tiếp thị kinh doanh tốt nhất:  Bạn có thể chi cả đống tiền để quảng cáo nhưng bạn sẽ tạo được tiếng vang lớn hơn rất nhiều nếu biết chịu khó “làm quen”. Hãy tham gia vào các tổ chức ở cộng đồng, hay các nhóm doanh nghiệp địa phương, và tham dự các hoạt động hay sự kiện để gặp gỡ những nhân vật mới. Bất cứ ai cũng có thể mang đến cho bạn một dự án hay một hợp đồng kinh doanh hấp dẫn một ngày nào đó.

Tham khảo thêm các bài viết về bí quyết kinh doanh tại đây.

Nguồn từ vnindustry

Tám sai lầm cần tránh khi lập kế hoạch kinh doanh

Written by Yen Vu. Posted in Chìa Khóa Thành Công

(i-office.com.vn)  Sai lầm cần tránh khi lập kế hoạch kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh tốt góp phần quan trọng vào thành công của doanh nghiệp .

1. Kế hoạch kinh doanh không đầy đủ

Mọi doanh nghiệp đều có khách hàng, sản phẩm/dịch vụ, marketing và bán hàng, quản lý, đối thủ cạnh tranh.

Đó là những khía cạnh bắt buộc phải nêu rõ trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh còn cần bao hàm cả những đánh giá về ngành, đặc biệt là những xu hướng của ngành, như thị trường sẽ tăng trưởng hay thu hẹp.

Cuối cùng, kế hoạch kinh doanh của bạn cần đưa ra những dự báo chi tiết về tài chính, như dòng tiền mặt và thu nhập hàng tháng, quyết toán năm. Theo kinh nghiệm chung, trong kế hoạch kinh doanh, cần đưa ra những dự kiến về tài chính trong tối thiểu 3 năm hoạt động.

 2. Kế hoạch kinh doanh quá mơ hồ

Kế hoạch kinh doanh không phải là cuốn tiểu thuyết, không phải là bài thơ và cũng không phải là bảng mật mã. Nếu một người nào đó đã tốt nghiệp trung học mà không hiểu kế hoạch kinh doanh của bạn thì có thể nói, kế hoạch kinh doanh đó không đạt và bạn cần viết lại.

Nếu cố giữ sự mập mờ về thông tin vì hoạt động kinh doanh của bạn liên quan đến những tài liệu, quy trình hoặc công nghệ cần độ bảo mật cao, thì bạn cần đưa ra tóm tắt ngay ở phần đầu kế hoạch kinh doanh.

 3. Kế hoạch kinh doanh quá chi tiết

Đừng sa đà vào những thông tin kỹ thuật quá chi tiết. Đây là lỗi chung của những người mới khởi nghiệp. Nếu cần chi tiết hơn, bạn đưa những thông tin chi tiết này vào bản phụ lục. Một cách làm phổ biến là chia kế hoạch kinh doanh thành 3 phần: phần tóm tắt (2 – 3 trang), phần nội dung đầy đủ (10 – 20 trang) và phần phụ lục. Với cách này, mọi người có thể dễ dàng đọc kế hoạch kinh doanh theo mức độ quan tâm của mình.

 4. Kế hoạch đưa ra những giả định thiếu cơ sở và không thực tế

Trong bất cứ kế hoạch kinh doanh nào cũng đầy rẫy những giả định. Tuy nhiên, giả định quan trọng nhất là kinh doanh của bạn sẽ thành công. Những kế hoạch kinh doanh tốt nhất phải làm rõ những giả định quan trọng nhất, chứng minh tính hợp lý của chúng và định rõ cách thức để đạt được mục tiêu đề ra.

Ngược lại, những kế hoạch kinh doanh tồi chôn vùi các giả định trong suốt kế hoạch kinh doanh của mình và không ai biết những giả định đó bắt đầu từ đâu và khi nào kết thúc.

Quy mô thị trường, mức giá có thể chấp nhận được, hành vi mua hàng của khách hàng, thời gian tung sản phẩm/dịch vụ ra thị trường – tất cả những cái đó đều liên quan đến những giả định. Bất cứ ở đâu có thể, hãy kiểm tra những giả định của mình so với thực tế thị trường, trong ngành, với các sản phẩm/dịch vụ tương tự để gắn những giả định của mình với thực tế.

8 sai lầm cần tránh khi lập kế hoạch kinh doanh

 5. Kế hoạch kinh doanh dựa vào nghiên cứu không đầy đủ

Điều quan trọng là phải gắn những giả định của mình với thực tế. Cần nghiên cứu mọi thứ liên quan đến hoạt động kinh doanh và ngành mà bạn đang tham gia, như thói quen mua hàng, các động lực mua hàng, mối lo ngại phổ biến của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, quy mô của thị trường và thị phần, xu hướng của thị trường nói chung.

 6. Cho rằng không có rủi ro kinh doanh

Bất cứ nhà đầu tư nhạy cảm nào đều hiểu rằng, mọi hoạt động kinh doanh đều mang trong mình mức độ rủi ro nào đó. Bạn phải hiểu và lường trước những rủi ro có thể xảy ra. Khi nêu ra nguy cơ rủi ro, thì bạn cũng cần làm rõ cách giảm thiểu những nguy cơ đó.

 7. Cho rằng không có đối thủ cạnh tranh

Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp thành đạt đều có những đối thủ cạnh tranh, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Bạn cần có kế hoạch để đối phó với sự cạnh tranh ngay từ khi bắt đầu. Bạn cần xác định những cách thức để có thể cạnh tranh và nêu bật những lợi thế cạnh tranh của mình trong kế hoạch kinh doanh.

 8. Thiếu lộ trình thực hiện

Một kế hoạch kinh doanh tốt đưa ra tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại, trong ngắn hạn và trong dài hạn. Tuy nhiên, nó không chỉ mô tả hoạt động của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, mà còn cho biết, bạn cần làm gì để chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Nói cách khác, kế hoạch kinh doanh đưa ra một “lộ trình” cụ thể và khả thi cho hoạt động kinh doanh. Kế hoạch này phải bao hàm những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong từng giai đoạn.

Tham khảo thêm các bài viết về kế hoạch kinh doanh tại đây.

Nguồn từ baodautu

Bí quyết để có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo trong môi trường kinh doanh

Written by Yen Vu. Posted in Chìa Khóa Thành Công

(i-office.com.vn)  Bí quyết để có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.

Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.

Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn.

Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day-to-day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.

Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.

Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm mười nội dung cơ bản như sau:

1. Kế hoạch đầu tiên

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas): Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.

2. Kế hoạch thứ hai

Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ  SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

3. Kế hoạch thứ ba

Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào…

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

bí quyết để có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

 

4. Kế hoạch thứ tư

Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

5. Kế hoạch thứ  năm

Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.

6. Kế hoạch thứ  sáu

– Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
– Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) – target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới) – position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

7. Kế hoạch thứ bảy

Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

8. Kế hoạch thứ  tám

Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

9. Kế hoạch thứ chín

Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

10. Kế hoạch cuối cùng

Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.

Tham khảo thêm các bài viết về kế họach kinh doanh tại đây.

Nguồn từ vnexpress

 

Bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả – 7 phẩm chất của người quản lý giỏi

Written by CEO. Posted in Nhân Sự

Bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả

– Những kiểu cách quản lý nhất thời sẽ đến rồi đi, nhưng có một số điều sẽ không thể thay đổi. Các giá trị cơ bản của sự lãnh đạo và quản lý tốt được xác định thông qua việc bạn thực sự là một người sếp hiệu quả như thế nào. Một ông chủ giỏi không ngừng truyền cảm hứng để nhân sự thực hiện tốt công việc và giữ lòng trung thành. Không cần phải nói thêm gì nữa, những phẩm chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công lâu dài cho sự nghiệp của bạn. Vì thế, hãy chắc rằng bạn luôn làm 7 điều sau mỗi ngày:

1. Bí quyết quản lý nhân sự: Ghi nhận

Khi mọi thứ trong tổ chức đang tiến triển tốt đẹp, hãy cho mọi người biết đến điều đó – sớm và thường xuyên. Công nhận với những nhân sự làm việc tích cực về mọi đóng góp của họ. Biến nó thành một điều đáng ghi nhận. Khuyến khích các thành quả nổi trội và hiệu suất bền vững bằng cách cho nhân sự biết rằng bạn đánh giá cao những nỗ lực hết mình của họ. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng thừa nhận những điều tuyệt vời của nhân sự có thể tạo ra nhiều động lực hơn cả tiền thưởng.

2. Bí quyết quản lý nhân sự: Thúc đẩy

Đặt ra cho toàn bộ tổ chức các tiêu chuẩn cao về năng suất làm việc, giao tiếp và tính chuyên nghiệp. Trong giai đoạn đầu khi những tiêu chuẩn này chưa thể được đáp ứng, hãy tránh không quy kết lỗi và quy kết lỗi cho một ai đó vì những hiệu suất kém, phản ứng này cho thấy bạn chỉ quan tâm đến những trục trặc. Tìm cách quay lại và theo sát tình hình cùng với nhân sự. Không hạ thấp những tiêu chuẩn của bạn, thay vào đó, chung tay làm việc và lãnh nhận thử thách như người một đội. Thông qua sự quan sát khi nhân sự làm việc bạn sẽ nhận diện được những vấn đề vướng mắc, tập trung sự chú ý vào các giải pháp khả thi và phấn đấu để đáp ứng những mong đợi.

3. Bí quyết quản lý nhân sự: Giao tiếp

Hãy giao tiếp rõ ràng, chuyên nghiệp và thường xuyên. Nhân sự luôn mong đợi nhận được lời đánh giá trung thực của người quản lý về những gì họ thể hiện. Để đưa ra được những phản hồi đáng tin cậy, người quản lý giỏi phải thực sự thấu hiểu về tổ chức của mình và đánh giá chính xác từng tiến độ công việc. Khi mọi thứ đang vận hành trơn tru, hãy đánh dấu những điều đang thực hiện và chia sẻ với mọi người về thành công. Khi có vấn đề phát sinh, hãy xem xét các tác động tiềm tàng bằng cách trao đổi với nhân sự về những gì bạn quan tâm. Hãy nhớ rằng giao tiếp là một công cụ truyền cảm hứng và tạo động lực đồng thời lại có thể giúp nhận diện và giải quyết các rắc rối.

4. Bí quyết quản lý nhân sự: Tin tưởng

Hãy học cách tin tưởng nhân sự. Người quản lý có lòng tin vào nhân sự là những người rất có khả năng và đầy trách nhiệm trong việc khuyến khích sự tự chủ, trong khi đó họ lại tạo ra một ý thức công đồng mạnh mẽ thông qua các hoạt động trong công ty. Thiết lập sự tin tưởng, tạo ra môi trường làm việc tích cực, an toàn bằng thái độ giao tiếp hai chiều, cởi mở và chân thành. Hãy tin rằng nhân sự của bạn sẽ đáp ứng được các mục tiêu của tổ chức, thậm chí hiệu quả vượt xa mong đợi, khi họ được làm việc trong một môi trường an toàn và được hỗ trợ.

5. Bí quyết quản lý nhân sự: Phát triển

Thiết lập nền tảng cho nhân sự vì sự thành công, không phải những thất bại. Cung cấp cho nhân sự công cụ và sự huấn luyện cần thiết để có thể đạt được khả năng làm việc tốt nhất, rồi họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ và vượt xa hơn cả tiêu chuẩn mà bạn đặt ra. Khuyến khích nhân sự xác định ra đâu là thế mạnh và những gì tạo nên động lực trong họ. Khi có thể, hãy kết hợp những điều này nhằm thúc đẩy họ trong công việc hàng ngày.

6. Bí quyết quản lý nhân sự: Dẫn dắt

Cần đảm bảo rằng nhân sự luôn cảm thấy thử thách với công việc của họ, nhưng không bị quá tải. Hãy duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, có tổ chức và ổn định, nơi mà mọi người có thể cảm thấy dễ chịu và làm việc hiệu quả nhất. Cần uy quyền và giao việc phù hợp đồng thời tìm mọi cơ hội để phát huy tối đa thế mạnh của nhân sự.

7. Bí quyết quản lý nhân sự: Đồng hành

Khiến nhân sự cảm thấy mình là một phần của điều gì đó rất đặc biệt và những nỗ lực của họ được đánh giá cao. Để cho họ trực tiếp tham gia và cảm nhận được sự thành công của tổ chức. Hãy tạo ra và nuôi dưỡng cho nhân sự cảm giác thân thuộc về nơi họ thấy thú vị muốn gắn bó, bởi đây là môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Và mọi nhân sự cũng sẽ cảm giác rằng họ là thành viên của một cộng đồng có ích, kỹ năng giỏi và rất thành công.

Những thói quen và cách hành xử trên sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả làm việc. Hãy là người sếp tốt nhất mà bạn có thể và nhân sự sẽ đứng về phía bạn. Khi nhận được những điều tốt đẹp nhất từ mọi người, công ty của bạn sẽ “đánh gục” mọi khó khăn.

 

Nguồn CareerBuilder.vn

>>>>> Tham khảo thêm dịch vụ quản lý nhân sự tại đây

Bí quyết kinh doanh thành công của tỷ phú Mark Cuban

Written by Yen Vu. Posted in Chìa Khóa Thành Công

Bí quyết kinh doanh của Mark Cuban. Tỷ phú sẽ tuyển người giỏi nhất và trả thật hậu với nhân viên làm mảng việc chính của công ty, còn những việc khác sẽ chọn người phù hợp với văn hóa và không đòi lương quá cao.

Mark Cuban năm nay 55 tuổi, sở hữu khối tài sản 2,6 tỷ USD, theo Forbes. Ông nắm trong tay hãng truyền hình AXS TV, chuỗi rạp phim Landmark Theaters, và hãng phim Magnolia Pictures. Tỷ phú còn là chủ đội bóng rổ nhà nghề Mỹ – Dallas Mavericks. Dưới đây là những bí quyết khởi nghiệp kinh doanh được Cuban chia sẻ trên Entrepreneur.

Bí quyết kinh doanh thành công của Tỷ phú Mark Cuban

Mark Cuban cho rằng bạn chỉ nên kinh doanh khi thật sự coi đó là nỗi ám ảnh của mình.

1. Bí quyết kinh doanh thứ nhất: Đừng khởi nghiệp trừ khi đó là nỗi ám ảnh và là điều bạn yêu thích.

2. Bí quyết kinh doanh thứ hai: Nếu bạn có chiến lược thoát ra, đó vẫn chưa phải là nỗi ám ảnh.

3. Bí quyết kinh doanh thứ  ba: Tuyển dụng những người thực sự thích làm việc tại công ty bạn.

4. Bí quyết kinh doanh thứ tư:  Doanh thu là tất cả. Hãy nắm chắc cách công ty bạn có thể làm ra tiền và tập trung vào điều đó..

5. Bí quyết kinh doanh thứ năm: Biết thế mạnh cốt lõi của bạn là gì và làm thật tốt những điều này. Hãy trả thật hậu cho những người phụ trách mảng đó của công ty. Và hãy tuyển người giỏi nhất. Còn với những công việc khác, hãy chọn những người phù hợp với văn hóa công ty và không đòi lương quá hậu.

6. Bí quyết kinh doanh thứ sáu: Không làm vách ngăn giữa các phòng. Không gian làm việc mở sẽ giúp mọi người nắm được hết mọi việc đang xảy ra và luôn có nhiệt huyết. Đây là cách rất tốt để quan sát liệu bạn đã tuyển được các lãnh đạo có khả năng điều hành một công ty mới hay chưa.

Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là thuê phải những người muốn xây đế chế. Nếu họ muốn bay bằng khoang hạng nhất hay đòi thư ký riêng, hãy loại ngay. Nếu họ không biết cách bán hàng, đó cũng chẳng phải ứng viên thích hợp. Họ là những người chỉ thích xây đế chế và sẽ hủy hoại công ty bạn.

7. Bí quyết kinh doanh thứ bảy: Tận dụng công nghệ. Đây luôn là cách làm ít đắt đỏ nhất. Nếu bạn biết dùng đồ Apple hay hệ điều hành Vista, hãy sử dụng chúng. Công ty bạn mới thành lập, chỉ có vài nhân viên, vì thế hãy để họ tận dụng mọi điều có thể.

8. Bí quyết kinh doanh thứ tám: Giữ càng ít cấp lãnh đạo càng tốt. Nếu khi mới khởi nghiệp, bạn để một lãnh đạo phải báo cáo cho một lãnh đạo khác, công ty sẽ thất bại. Còn nếu vượt qua thời kỳ đó, việc này sẽ lại tạo ra chính trị trong công ty.

9.Bí quyết kinh doanh thứ chín:  Đừng làm đồ in logo công ty. Nếu nhân viên của bạn cần xuất hiện ở các sự kiện công cộng để quảng bá, việc này chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự nghĩ họ sẽ mặc chúng khi đi chơi, bạn sẽ bị cho là chẳng biết dùng tiền vào việc gì.

10. Bí quyết kinh doanh thứ  mười: Đừng bao giờ thuê công ty PR. Họ sẽ liên lạc với những người tại các tạp chí bạn đã biết, những show bạn đã xem và cả các website bạn đã từng lướt qua.

Vì vậy, bất kỳ lúc nào bạn đọc thông tin liên quan đến lĩnh vực của mình, hãy ghi lại email người viết và gửi thông tin giới thiệu về công ty bạn. Công việc của họ là tìm thông tin mới. Họ sẽ chào đón bạn hơn là các hãng PR. Khi đã tạo dựng được mối quan hệ, hãy sẵn sàng trả lời các câu hỏi của họ về lĩnh vực mình và trở thành nguồn thông tin cho họ. Nếu bạn khôn khéo, họ sẽ tìm đến bạn nhiều hơn.

11. Bí quyết kinh doanh cuối cùng:  Luôn giúp nhân viên vui vẻ làm việc. Đừng đặt quá nhiều áp lực và hãy khen thưởng họ xứng đáng. Tại công ty đầu tiên của tôi – MicroSolutions, khi có tháng doanh thu kỷ lục, hoặc có người đạt thành tích xuất sắc, tôi thường trao trực tiếp 100 USD cho họ. Còn tại Kamikaze, chúng tôi sẽ đưa nhân viên đến ăn mừng các quán bar.

 Tham khảo thêm các bài viết về kế hoạch kinh doanh tại đây.

Nguồn từ vnexpress

Bí quyết tiếp thị – 7 sự thật về tiếp thị lãnh đạo doanh nghiệp cần biết

Written by CEO. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

Nhà tiếp thị lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng Steve-Tobak

(i-office.com.vn) – Steve Tobak -nhà tiếp thị lãnh đạo doanh nghiệp – nhà tư vấn quản lý, huấn luyện viên điều hành, và cựu giám đốc điều hành cấp cao của ngành công nghiệp công nghệ cao tại Thung lũng Silicon, qua quá trình làm việc của mình đã đúc kết được những điều quan trọng này về tiếp thị:

Nếu bạn yêu cầu 20 lãnh đạo doanh nghiệp định nghĩa về tiếp thị, có thể bạn sẽ nhận được 20 câu trả lời khác nhau. Tại sao lại khó nắm bắt khái niệm về tiếp thị đến vậy?

Có lẽ bởi vì hầu hết các chuyên gia tiếp thị cũng không hiểu chính bản thân họ. Họ giới hạn công việc của mình trong một phạm vi hạn hẹp và chưa thực sự thấy được bức tranh toàn cảnh.

Bất chấp bản chất mơ hồ đó, tiếp thị vẫn đóng vai trò then chốt trong kinh doanh.

Theo cha đẻ của nghệ thuật quản lý hiện đại Peter Drucker thì: “Vì mục đích của việc kinh doanh là tạo ra một khách hàng, công ty kinh doanh có hai và chỉ hai chức năng cơ bản: tiếp thị và đổi mới. Tiếp thị là chức năng khác biệt của một doanh nghiệp”.

Vậy tiếp thị là gì? Nhà đầu tư mạo hiểm huyền thoại tại Silicon Valley và cựu Giám đốc điều hành hãng Intel Bill Davidow cho rằng, “Tiếp thị phải tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và đưa chúng tới những vị trí hàng đầu trong những phân khúc thị trường khó khăn”.

Điều lạ là Davidow chưa từng học tiếp thị ở trường. Tất cả bằng cấp của ông đều thuộc lĩnh vực kỹ sư điện.

Steve Jobs, một chuyên gia tiếp thị sáng chói khác cũng đã từng bỏ học. Tôi đã từng làm công việc tiếp thị cho một số công ty công nghệ cao và các bằng cấp của tôi đều thuộc lĩnh vực kỹ thuật, không có tấm bằng MBA nào trong số đó.

Vậy các nhà tiếp thị vĩ đại học về tiếp thị ở đâu?

Trong chính công việc.

Các công ty mới khởi sự là nơi tuyệt vời để bạn thu lượm kiến thức về tiếp thị, vì họ chủ yếu phát triển các sản phẩm sáng tạo và lôi kéo sự quan tâm của khách hàng, ngoài ra những điều khác là không đáng kể.

Bên cạnh đó, họ cũng luôn khó khăn về tiền mặt và cần rất nhiều nhân sự đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Đó là cách tôi bắt đầu công việc tiếp thị của mình từ hơn 20 năm trước. Dưới đây là 7 sự thật về tiếp thị mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp cần biết:

1. Ai cũng nghĩ là mình giỏi

So với các lĩnh vực khác thì tiếp thị có nhiều điều khó hiểu hơn, và rất khó phân biệt thật – hư, hay – dở. Như David Hornik của Công ty August Capital từng nói: “Các nhà đầu tư mạo hiểm thích nghĩ rằng họ là những thiên tài trong lĩnh vực tiếp thị“. Theo ông, lý do là “chúng tôi có thể “chém gió” một cách thuyết phục”. Họ không phải là những người duy nhất làm điều đó.

2. Thương hiệu sẽ vẫn thắng

Nhiều người nghĩ thương mại điện tử sẽ cào bằng sân chơi và làm lộ ra những bất cập trong việc xây dựng thương hiệu. Không những điều này không xảy ra, mà mọi việc còn diễn ra theo hướng ngược lại. Trở lại với thời cực thịnh của AOL, Bob Pittman đã từng nói rằng: “Coca-Cola đã không qua được phần kiểm tra về hương vị. Microsoft không có được hệ thống hoạt động tốt nhất. Nhưng thương hiệu đã thắng”. Các thương hiệu lớn như Apple, Google, Coca-Cola, IBM và Microsoft vẫn luôn mạnh.

3. Tiếp thị nghĩa là thấu hiểu mọi người

Tiếp thị là xác định những gì khách hàng muốn, đôi khi trước cả khi họ biết điều đó. Nếu bạn có sở trường về lĩnh vực này thì hãy tin tưởng vào khả năng của mình. Hãy tập trung vào một nhóm khách hàng trước. Ngay cả trong các thương vụ B2B, giống như thị trường ảo, mọi sản phẩm vẫn đều do con người trong thế giới thực mua.

4. Marketer giỏi không phải nhà phát minh

Một số người là những nhà cách tân vĩ đại. Họ có những khái niệm điên rồ mà không ai từng nghĩ đến. Nhưng những chuyên gia tiếp thị giỏi lại có xu hướng trở thành những nhà cách tân, biến phát minh thành thứ sử dụng được. Tiếp thị phát triển dựa trên việc tái sử dụng các ý tưởng theo những cách mới.

Chương trình xây dựng thương hiệu đầu tiên của hãng Intel Inside thực ra là một kế hoạch tiếp thị gồm nhiều thành phần hợp lại và được sửa lại cho hợp với ngành công nghiệp sản xuất máy tính cá nhân.

5. Tiếp thị không phải trách nhiệm của riêng phòng tiếp thị

Tiếp thị là thành phần cốt lõi trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Đó là lĩnh vực liên quan tất cả các lĩnh vực khác như phát triển sản phẩm, sản xuất, tài chính, truyền thông và bán hàng. Những người làm tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong công ty. Mọi thành viên của ban lãnh đạo đều phải hỗ trợ cho bộ phận tiếp thị.

6. Thị trường là một bài toán có tổng bằng 0

Trái với quan niệm thông thường rằng trong kinh doanh, chiến thắng là tất cả. Mọi giao dịch đều có một người mua và một người bán. Nếu bạn làm cho cả người mua và người bán đều thấy mình chiến thắng mới đúng là làm tiếp thị giỏi.

7. Không nhất thiết phải có nhiều tiền

Với một chiến lược truyền thông đúng, nhà tiếp thị giỏi có thể tạo ra một làn sóng khách hàng phấn khích, nhu cầu sẽ từ đó lan truyền đi. Việc này có thể được thực hiện với một ngân sách rất nhỏ.

Steve Jobs đã từng là một bậc thầy trong việc cất giấu bí mật và kiểm soát chính xác thời điểm cũng như cách những người khác biết thông tin về các sản phẩm của Apple.

Sự thật là những nhà tiếp thị vĩ đại như thế rất hiếm. Câu hỏi đặt ra là ai là người bạn có thể giao phó trách nhiệm trong lĩnh vực quan trọng nhất của công ty?

Nguồn DoanhnhânSaigon

>>>> THAM KHẢO THÊM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP TẠI ĐÂY

10 bí quyết tăng trưởng kinh doanh

Written by Yen Vu. Posted in Chìa Khóa Thành Công

(i-office.com.vn) Bí quyết tăng trưởng kinh doanh.

1.Bí quyết tăng trưởng kinh doanh đầu tiên

Quản lý các khoản phải thu: Hãy lịch sự, nhưng công ty với khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không có dòng tiền mặt cho phép sự  sang trọng của việc cung cấp dòng tín dụng cho khách hàng của họ. Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, và theo dõi trên tài khoản quá hạn.

2. Bí quyết tăng trưởng kinh doanh thứ hai

Có một kế hoạch: Thiết lập mục tiêu, và có một kế hoạch với một dòng thời gian để đạt được những mục tiêu đó. Hỗ trợ các kế hoạch với sự kiện quan trọng và các bước nhằm cụ thể mà bạn cần làm để đạt được các mục tiêu quy định.

3. Bí quyết tăng trưởng kinh doanh thứ ba

Phân tích dữ liệu: Xác định những gì đang làm việc, cũng như những gì không làm việc. Ngoài ra, xem xét những gì chưa được ưu tiên, nhưng làm được! Tại sao phải trả cho quảng cáo đó không có kết quả trong bán hàng? Phân tích web và kinh doanh các bản ghi dữ liệu, và xác định tỷ lệ hoàn vốn của bạn (Return On Investment). Loại bỏ những việc dư thừa, để tập trung vào việc chính. 10 bí quyết tăng trưởng kinh doanh

4. Bí quyết tăng trưởng kinh doanh thứ tư

Thích nghi: Hãy linh hoạt và thích ứng với nhu cầu thị trường thay đổi và tin tức. Các doanh nghiệp nhỏ, vì kích thước của chúng, thông thường có thể thích ứng nhanh hơn với nhu cầu thị trường thay đổi. Vì vậy,họ nắm bắt những cơ hội một cách nhanh chóng khi chúng xuất hiện trên thị trường.

5. Bí quyết tăng trưởng kinh doanh thứ năm

Thử nghiệm chiến dịch marketing mới: Hãy suy nghĩ rộng ,thử nghiệm với các phương tiện và các kênh tiếp thị mới. Kiểm tra các sáng kiến tiếp thị mới để xác định hiệu quả của chúng. Bằng cách thử nghiệm những nỗ lực tiếp thị của bạn, bạn có thể xác định vị trí một thị trường “Ngách”, mà sau đó bạn có thể tận dụng và phát triển thành một kênh kinh doanh của riêng bạn.

6. Bí quyết tăng trưởng kinh doanh thứ sáu

Chi tiêu tiền để kiếm tiền: Nhiều doanh nghiệp nhỏ không muốn chi tiêu tiền của họ, trừ khi thật cần thiết. Nhưng trong nhiều trường hợp, bạn cần phải sẵn sàng chi tiền để kiếm tiền. Chỉ cần chắc chắn để chi tiêu một cách khôn ngoan, và gặt hái những phần thưởng.

7. Bí quyết tăng trưởng kinh doanh thứ bảy

Hãy xem xét thị trường “Ngách”: “Tiếp thị ngách” (Niche Marketing) có thể rất có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ. Các công ty lớn hơn bình thường đi vào sau thị trường rộng hơn, trong khi thường bỏ qua những “Thị trường ngách” (Niche Market), nên tận dụng thị trường ngách là một lợi thế của doanh nghiệp nhỏ.

8. Bí quyết tăng trưởng kinh doanh thứ tám

Truyền thông: Giao tiếp với nhân viên và khách hàng. Sử dụng nhiều kênh khác nhau để truyền thông điệp của bạn ra ngoài.

9. Bí quyết tăng trưởng kinh doanh thứ chín

Lắng nghe: Lắng nghe những gì khách hàng của bạn đang nói về bạn và sản phẩm của bạn. Tìm hiểu những gì họ thích, cũng như những gì họ không thích. Phục vụ cho nhu cầu của họ, và học hỏi từ họ. Tôi rất thích cuốn” ĐỪNG HÀNH XỬ NHƯ NGƯỜI BÁN, HÃY SUY NGHĨ TỰA NGƯỜI MUA của tác giả: Jerry Acuff, Wally Wood”, nếu bạn chưa đọc qua tôi nghĩ bạn nên đọc nó.

10. Bí quyết tăng trưởng kinh doanh cuối cùng

Xây dựng thương hiệu: Việc công nhận thương hiệu kinh doanh không thể xây dựng qua một đêm, nhưng một thương hiệu mạnh và công nhận thương hiệu là giá trị của nó cân nặng bằng vàng, và có tiềm năng để bán sản phẩm trong nhiều năm. Thực hiện mọi nỗ lực để thiết lập thương hiệu của bạn trên thị trường của bạn.

Tham khảo thêm các bài viết về kinh doanh tại đây.

Nguồn từ  siyb