fb

Posts Tagged ‘chuyen gia’

CÁC BÍ QUYẾT HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH TIẾP THỊ THÀNH CÔNG

Written by Yen Vu. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

BÍ QUYẾT HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH TIẾP THỊ THÀNH CÔNG

i-office.com – Marketing tiếp thị là một thuật ngữ bao gồm tất cả dạng thức marketing liên quan đến việc tạo và chia sẻ nội dung. Nội dung được tạo ra dùng để việc hướng khách hàng vào các hành động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Marketing tiếp thị góp phần vào quan niệm cho rằng cung cấp thông tin đến khách hàng tiềm năng (và cả khách hàng hiện tại) hướng họ tới những hành động để biến thành người tiêu dùng mang lại lợi nhuận. Nội dung marketing có lợi ích trong việc duy trì sự chú ý (của người đọc) và nâng cao lòng trung thành thương hiệu. I-Office xin tổng hợp  BÍ QUYẾT HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH TIẾP THỊ THÀNH CÔNG

bí quyết hoàn thiện kế hoạch tiếp thị thành công

Có mục tiêu rõ ràng

Một chiến lược truyền thông rõ ràng để phục vụ cho mục đích của công ty. Nếu không có chiến lược, bạn sẽ dễ dàng mất phương hướng. Hãy để cho chiến lược truyền thông quyết định cho sự thành công thay vì hành động mà không suy nghĩ, phản ứng nhất thời với các sự cố. Không phải đợi đến khi có ai đó tung tin đồn nhảm về doanh nghiệp trên internet thì mới tung ra các bài viết biện minh cho chính mình. Dư luận luôn cần được định hướng từ đầu.

Sử dụng chuyên gia

Một chiến lược truyền thông rõ ràng để phục vụ cho mục đích của công ty. Những suy nghĩ cũng như các chiến lược hay ho của bạn sẽ chỉ tuyệt vời trong ý tưởng nếu như nó không được phác thảo một cách cụ thể, rõ ràng bởi một người biết cách diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Người này sẽ giúp bạn cụ thể hóa những suy nghĩ và làm nó duy chuyển từ trong đầu bạn ra trang giấy để người khác có thể đọc, hiểu, cảm nhận và thực thi nó. Nói hay chưa hẳn đã viết tốt, vì vậy, bạn hãy tìm một người thích hợp để đảm đương vai trò này.

Lên lịch trình cho mọi thứ

Hãy lên lịch các công việc và thực hiện đúng theo qui trình đó. Bạn nên thận trọng trong từng bước đi, trong cả việc chọn thứ tự thực hiện. các kênh mạng xã hội, Website, Video, hay hình ảnh… đều phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ lịch trình này với đồng nghiệp, với những người trong đội của mình để nhận được những góp ý cũng như chia sẻ để chiến dịch của mình được phát triển tốt hơn.

Chọn đúng kênh truyền thông

Tiếp thị bằng nội dung là hình thức sử dụng những thông tin thích hợp và có giá trị nhằm thu hút khách hàng tiềm năng đến với bạn. Vì vậy việc chọn đúng kênh truyền thông được coi như là con át chủ bài của chiến dịch. Nếu không chọn đúng kênh truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng thì chiến dịch coi như vô nghĩa. Bạn cần chọn lựa các hình thức truyền thông phù hợp có liên quan đến nội dung trong chiến dịch.

Tự mình thử nghiệm

Nếu bạn chỉ thụ động trông chờ khách hàng sử dụng từ khóa trên các máy tìm kiếm để tiếp cận được nội dung thông tin của bạn thì không ổn chút nào. Cách tốt nhất là bạn phải tự mình tìm các từ khóa ở các trang tìm kiếm kỹ thuật cao ( high SERP), từ đó tạo ra cho mình một nội dung chứa đựng nhiều từ khóa mà khách hàng hay sử dụng nhất.

Đa dạng hóa các kênh thông tin

Tiếp thị bằng nội dung tạo cho bạn cơ hội xuất hiện thông qua nhiều hình thức và kênh thông tin khác nhau. Nếu như bạn sử dụng công cụ truyền tải thông tin chính là Facebook, thì bạn cũng còn cần thêm các hình thức như: các bài viết trên nhật ký online cá nhân,FAQ , video, hình ảnh…

Hãy để mọi người nhớ tới bạn

Hãy để những gì tốt đẹp được ghi nhớ lâu dài…Những nội dung được ghi nhớ qua thời gian sẽ giúp tăng cơ hội thành công cho công việc kinh doanh của bạn. Ví dụ : Bạn là chủ một quán cà phê và điểm khác biệt của bạn so với những quán khác là trong mỗi cóc cà phê sẽ có thêm một thìa rượu. Bạn viết một bài về sự mới mẻ của quán cà phê và đăng tải lên mạng. Ba năm nó vẫn ở đó và mỗi khi nhắc đến cà phê rượu thì người ta sẽ nhớ đến quán của bạn.

Tạo ra nội dung tạm thời

Trước khi thực hiện quảng bá cụ thể trên các kênh thông tin thì bạn nên phổ biến thông tin đó ở chính trang web của chính công ty. Đó có thể là toàn bộ thông tin mà bạn muốn khách hàng chú ý đến hoặc chỉ là một panel quảng cáo.

Thiết kế đóng vai trò quan trọng

Bạn nên quan tâm đến việc thiết kế các trang web, blog, FAQ… vì việc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm khách hàng chú ý. Dù mục tiêu là tiếp thị nội dung nhưng hình thức trình bày đẹp mắt sẽ giúp bạn “ghi thêm điểm”.

Phân tích hoạt động của người lan truyền thông tin

Việc phân tích, đánh giá hoạt động của những người lan truyền thông tin trên các kênh phân phối như Facebook, Twitter, website… bao gồm quan điểm, đánh giá, sự tham gia vào các bài viết, chia sẻ hình ảnh, video… Điều này góp một phần trong sự thành công của việc tiếp thị bằng nội dung

Nguồn : Vnetcom

Xu hướng dịch chuyển Marketing sang Internet và Mobile là tất yếu

Written by Yen Vu. Posted in Danh Mục Dịch Vụ

Đây là nhận định của doanh nhân công nghệ Bryan Pelz tại Diễn đàn Tiếp thị và Truyền thông CMO Việt Nam ngày 26/4/2013 tại Tp. HCM.

Các diễn giả tại đây đều đồng ý rằng Marketing 4P đã trở nên lỗi thời. Các doanh nghiệp không có quyền lựa chọn, bởi hoặc thay đổi để trở thành số một hoặc bảo thủ và chết cùng cái cũ.
Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ

Mở đầu bài thuyết trình tại diễn đàn, doanh nhân công nghệ Bryan Pelz khẳng định thế giới đang chịu sự ảnh hưởng từ sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, trong đó có Việt Nam. Các báo cáo đều cho thấy Việt Nam nằm trong top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số lượng sử dụng internet, điện thoại smartphone và đăng ký dịch vụ 3G nhanh nhất thế giới.

Cụ thể, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2012, Việt Nam có hơn 120 triệu thuê bao di động, hơn 16 triệu thuê bao 3G. Một tổng kết khác của Cimigo về cư dân mạng cũng chỉ ra, năm 2012 tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động để kết nối internet lên tới 56% số người dùng internet, trong khi con số này vào năm 2011 chỉ ở mức 27%. Tốc độ tăng này thực sự gây sốc với nhiều nền kinh tế.

Nguyên nhân chính của những tăng trưởng này là do giá các loại smartphone liên tục giảm, cước internet và phí truy cập 3G ngày càng hợp lý với nhiều khuyến mại hấp dẫn. Thêm nữa, khai thác tối đa các tiện ích của điện thoại đang dần trở thành thói quen của người dùng Việt Nam. Họ sử dụng điện thoại kiểm tra email và điều phối công việc, check-in và chia sẻ cảm xúc trên các mạng xã hội, đọc báo trên các ứng dụng do các hãng điều hành và các công ty công nghệ xây dựng, chơi game online,… Với nhiều người trẻ, hơn cả việc nâng cao giá trị bản thân, sở hữu những chiếc smartphone giải quyết được nhu cầu của chính họ.
Phương thức Marketing thay đổi khi người dùng thay đổi

Sự thay đổi về nhân khẩu học của người dùng internet và mobile tại Việt Nam trong những năm qua còn được thể hiện trong hành vi mua sắm của khách hàng. Thống kê của IBM (diễn giả Đỗ Thị Hoa trình bày tại diễn đàn Tiếp thị và truyền thông CMO Việt Nam 2013): có tới 4 trong số 10 người sử dụng smartphone để tìm kiếm sản phẩm trong cửa hàng, 86% khách hàng sử dụng kênh mua sắm và người mua hàng đa kênh tốn thời gian gấp 4 – 5 lần so với bình thường.

Tất yếu, khi người dùng thay đổi, các marketer cũng phải thay đổi. Ba thập kỷ qua, các chất liệu: toàn cầu hóa, ADSL, các sản phẩm kỹ thuật số (smartphone, tablet…) và mạng xã hội đã vẽ lên một cảnh quan mới của thế giới. Chúng ta đang có khách hàng (công chúng) là công dân thời đại số, họ bội thực thông tin, họ nhạy cảm công nghệ và họ luôn sẵn năng lượng để tạo sóng khủng hoảng cho thương hiệu nếu doanh nghiệp và thương hiệu có vấn đề. Việc cần thay đổi cho phù hợp với thế giới không còn như ngày hôm qua, trở thành thách thức thời đại với các marketer.

Các diễn giả tại Hội thảo Quốc tế dành cho Lãnh đạo Marketing đều đồng ý rằng Marketing 4P đã trở nên lỗi thời. Nhu cầu tìm kiếm những cách thức mới, phương pháp mới và cách tiếp cận mới trở nên cấp thiết hơn khi nào hết. Chúng ta không có quyền lựa chọn, bởi hoặc trở thành số một, hoặc thay đổi, đóng cửa hay chuyển nhượng.
Một ví dụ cho việc lựa chọn cái mới (Internet) hay bảo thủ và chết cùng cái cũ (kênh truyền thống) là kết quả từ báo cáo mới đây nhất của Nielsen và Internet Advertising Bureau (IAB). Báo cáo này chỉ ra rằng quảng cáo TVC (quảng cáo video trên internet) hiệu quả hơn so với quảng cáo truyền hình. Kết quả đáng chú ý là chỉ cần chuyển dịch 15% kinh phí của quảng cáo tivi sang quảng cáo video trực tuyến thì có thể tăng thêm 4% độ phủ.

Gã khổng lồ Facebook cũng cho biết cho tới cuối năm 2012, tỷ lệ người dùng Facebook trên di động click vào các quảng cáo là 1,14%. Với số tiền trả cho mỗi click chuột là 0,86 USD thì bình quân 1.000 người dùng trên di động, Facebook sẽ thu về 9,86 USD. Con số này là ấn tượng hơn rất nhiều so với những gì thu được từ quảng cáo sidebar truyền thống: chỉ 0,083% người dùng duyệt web đồng ý nhấp chuột vào các banner quảng cáo và doanh thu bình quân cho Facebook từ 1.000 người chỉ đạt 0,74USD.

Giải pháp từ các chuyên gia

Giải thích về tỷ lệ người dùng Facebook trên di động click vào quảng cáo tăng cao tiến tới doanh thu của Facebook tăng, khảo sát của Facebook cho thấy người dùng đang dần hình thành thói quen coi các quảng cáo như một phần nội dung của trang web, họ sẵn sàng bấm vào đó để tìm hiểu thông tin về các page, các ứng dụng mà bạn bè họ hay doanh nghiệp chia sẻ.

Công nghệ thay đổi, khách hàng thay đổi, thị trường thay đổi là sức ép của các nhà cung cấp giải pháp. “Đứng trước những biến động của thị trường, Admicro xác định đưa ra các gói sản phẩm mới bắt kịp xu hướng là vấn đề sống còn cho các nhà cung cấp quảng cáo, đồng thời phục vụ đúng và đủ nhu cầu làm thương hiệu cho các doanh nghiệp. Hiện tại Admicro đang đẩy mạnh 2 sản phẩm được coi là xu hướng marketing của 2013 và nhiều năm tới: Mobile Ads và TVC Online. Với thế mạnh công nghệ, Admicro giúp quảng cáo của doanh nghiệp phủ trúng khách hàng mục tiêu với các tiêu chí như vùng miền, tỉnh thành, giới tính, nhóm tuổi, sở thích,… thậm chí, với quảng cáo trên di động, tiếp cận khách hàng đến cả hệ điều hành, hãng sản xuất, dòng máy, kích cỡ màn hình, nhà cung cấp dịch vụ mạng,…” – Ông Nguyễn Đăng Ngọc, đồng Giám đốc điều hành khối Admicro (Đơn vị kinh doanh quảng cáo trực tuyến, trực thuộc VCCorp) cho biết.

Quan điểm mới mà Admicro đưa ra (Giải pháp mới trên Internet và Mobile cần giải quyết được các vấn đề hiện tại) cũng đã được các chuyên gia marketing nêu ra tại Diễn đàn Tiếp thị và Truyền thông CMO Việt Nam 2013. Bằng việc chia sẻ các trường hợp điển hình, phần lớn các diễn giả thống nhất về khả năng tối ưu hóa chi phí bằng việc tiếp cận trực tiếp nhóm công chúng mục tiêu, kiểm soát được tần suất và báo cáo rõ ràng của các giải pháp mới trên Internet và Mobile.

Cần khẳng định rằng, Internet và Mobile chưa thể và cũng không thể hoàn toàn thay thế các phương tiện truyền thông truyền thống. Tuy nhiên, sự chuyển dịch của các marketer sang Internet và đặc biệt là Mobile sẽ là tất yếu.

Liên hệ với Giải pháp chuyên gia cho Marketing online/ Marketing hiện đại:

 

(08) 6288 4440 – Ext: 333

I- SOLUTION

Indochina Park Tower

Floor 3th, 4 NGuyễn ĐÌnh Chiểu, Dist.1, HCMC

Xây dựng website – gia tăng giá trị thương hiệu với vnwebpro.com

Written by CEO. Posted in Quảng Bá Website Trên Google

Kính Chào Quý khách!
Thiết kế website ngày nay đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các công ty dù mới thành lập hay đã hoạt động khá lâu trên thị trường. Website thực sự là giải pháp lý tưởng cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn quảng bá và đưa thông tin về sản phẩm dịch vụ của mình đến với hàng triệu Khách hàng trên khắp thế giới.

VnWebPro  là công ty chuyên thiết kế Website theo yêu cầu và cung cấp các giải pháp phần mềm. VnWebPro không chỉ thiết kế web mà còn mang đến cho bạn những giải pháp kinh doanh hiệu quả thông qua website của mình. Bạn cần biết một điều rằng, thiết kế website không vẫn chưa đủ! Điều quan trọng là làm sao để có một trang web thu hút được sự quan tâm của người dùng khi đến với website của bạn và quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp. Có như vậy, website mới thật sự trở một công cụ đắc lực hỗ trợ cho công việc kinh doanh của bạn.

Ứng dụng những công nghệ thiết kế web tiên tiến, với đội ngũ kỹ thuật là những chuyên gia nhiệt huyết và tài năng, cùng đội ngũ nhân viên dịch vụ khách hàng năng động, nhiệt tình, VnWebPro cam kết mang đến cho Quý khách những website, phần mềm ứng dụng được thiết kế NHANH – ĐẸP – TIẾT KIỆM – DỄ SỬ DỤNG, đáp ứng tốt nhu cầu công việc, quảng bá thương hiệu.

Khách hàng khi thiết kế Website tại VnWebPro.com sẽ được khuyến mãi 1 domain quốc tế và 1 hosting dung lượng tùy vào quy mô website:

Ngoài ra khách hàng còn được bảo hành trong suốt thời gian sử dụng miễn phí hoàn toàn. Hỗ trợ Seo, tối ưu website để các công cụ tìm kiếm dễ dàng phát hiện.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn những giải pháp tốt nhất cho bạn

 

Internet: Ngành kinh tế mới đầy tiềm năng

Written by Yen Vu. Posted in Khởi Sự Kinh Doanh

Ngành kinh tế internet

Nếu chúng ta coi Internet như là một ngành thì tiêu dùng và chi tiêu liên quan đến Internet hiện nay trên toàn cầu còn lớn hơn cả ngành nông nghiệp và năng lượng. Internet cũng đang thâm nhập vào các nền kinh tế mới nổi với tốc độ rất nhanh và hứa hẹn nhiều lợi ích kinh tế.

Một nghiên cứu sâu rộng của Viện nghiên cứu McKinsey toàn cầu tại 13 quốc gia chiếm hơn 70% tổng GDP toàn cầu, bao gồm các nước G8, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Thụy Điển và Hàn Quốc, cho thấy các hoạt động qua mạng Internet chiếm phần đáng kể và ngày càng tăng trong GDP. Internet hiện là một nhân tố quan trọng của nền kinh tế, thúc đẩy một phần lớn trong tăng trưởng kinh tế.

Các cách tiếp cận vĩ mô và tiếp cận thống kê đều cho thấy tại các quốc gia trên, Internet chiếm 10% trong GDP trong giai đoạn từ 1995 đến 2009, và ảnh hưởng của nó đang ngày càng lớn hơn. Trong 5 năm cuối cùng của giai đoạn trên, đóng góp vào tăng trưởng GDP của các nước này đã tăng gấp đôi, tới 21%. Trung Quốc và Ấn Độ là những nước tham gia tăng trưởng nhanh nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên Internet.

Trong khi đó, đóng góp của internet không chỉ giới hạn trong các ngành có liên quan trực tiếp tới internet. Có tới 75% các giá trị kinh tế mà Internet tạo ra được các ngành ngoài công nghệ nắm giữ. Internet cũng là nhân tố tạo ra việc làm tại các nền kinh tế. Trong một khảo sát 4.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ, Internet tạo ra 2,6 việc làm cho mỗi việc làm bị cắt giảm nhờ hiệu quả của công nghệ.

Vai trò ngày càng quan trọng

Tại Việt Nam, Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2011 chỉ ra rằng, với tỷ lệ 42%, Internet đã trở thành phương tiện thông tin được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, vượt qua radio với 23% và báo giấy 40%. Đọc tin tức trên mạng là hoạt động trực tuyến phổ biến nhất chiếm 97%, tiếp sau là truy cập vào các cổng thông tin điện tử với tỷ lệ gần 96%người tham gia.

Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2012 cho thấy mục đích sử dụng Internet nhằm thực hiện trao đổi mua bán qua mạng chiếm tỷ lệ lớn hơn trong năm 2012 đạt 41,57% so với 32,4% năm 2011 trong khi mục đích tìm kiếm thông tin giảm nhẹ còn 87% và truyền nhận dữ liệu điện tử giảm mạnh chỉ còn 23,87%.

Báo cáo cũng cho biết, có 82,66% doanh nghiệp đã có trang thông tin điện tử (website). Trong 17,34% doanh nghiệp chưa có website, 5,34% không có nhu cầu và không có thông tin để đưa lên website. Mục thu thập thông tin khách hàng hoàn toàn mới nhưng đã được hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát quan tâm. Tuy nhiên, các mục giới thiệu thông tin về sản phẩm dịch vụ, trao đổi, góp ý, cũng như hỗ trợ khách hàng qua mạng đều giảm so với năm trước đó.

Tận dụng các cơ hội

Khảo sát trên cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ đang khai thác các lợi ích sơ khai nhất của Internet so với các quốc gia mới nổi tăng trưởng nhanh về công nghệ như Trung Quốc hay Ấn Độ.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và các nguồn lực ngày càng khan hiếm, Internet đang trở thành mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác các cơ hội kinh doanh. Các doanh nghiệp cần xây dựng các nền tảng cơ bản cho phép việc sử dụng rộng rãi các ứng dụng của Internet trong hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ và đầu tư cho nhân lực trí thức cao và có kỹ năng, sử dụng linh hoạt nhiều ứng dụng khác nhau mang lại các lợi ích mong muốn khác nhau trong kinh doanh, đồng thời tăng cường trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia bên ngoài.

Để nâng cao các lợi ích do internet mang lại, các doanh nghiệp Việt cần tăng cường liên lạc, trao đổi kiến thức cả trong và ngoài công ty. Những ứng dụng này, theo ước tính của McKinsey, thông thường sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp lên 20-25%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng internet để nâng cao hiệu quả tương tác với khách hàng và đối tác, thông qua đó giúp tăng hiệu quả marketing, tăng sự hài lòng của khác hàng, và tăng cường sự hiện diện thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng rất cần những thống kê và những đánh giá cụ thể về những lợi ích kinh tế đo lường được cũng như các rủi ro tiềm tang mà Internet có thể mang lại cho doanh nghiệp trong các báo cáo tới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước nhằm cung cấp thông tin thiết thực dành cho doanh nghiệp.

Bí kíp thành công từ ý tưởng tiếp thị đột phá

Written by Yen Vu. Posted in Chiến Lược

Trong khi đa phần các nhà tiếp thị thường ném một đống tiền vô ích vào những chiến dịch tiếp thị thiếu chủ đích và nhàm chán, thì các chuyên gia đặc biệt giỏi lại hái ra tiền cho doanh nghiệp bằng việc thách thức các giới hạn.

Nhiều người tự nhận họ là các nhà tiếp thị, nhưng đáng buồn là nhiều người trong số họ chỉ xào xáo bài vở và lan truyền những nội dung vô ích và kém hiệu quả trên các phương tiện truyền thông xã hội. Họ dùng tiền của những người khác để tạo ra những tài liệu quảng cáo và những trang web vô giá trị, chẳng có tác động nào tới các mối quan hệ khách hàng và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI). Và sau đó đến phần việc của các công ty tối đa hóa công cụ tìm kiếm. Nhiều công ty trong số này là những công ty bán hàng dối trá khi hứa hẹn sẽ đặt bạn lên vị trí hàng đầu chỉ với vài ngàn đô la mỗi tháng.

Tuy nhiên, vẫn có những chuyên gia đặc biệt giỏi luôn thách thức các giới hạn trong một nghề nghiệp đang thiếu sự đổi mới. Dưới đây là 5 yếu tố cốt lõi mà những người thực sự xứng đáng với từ “nhà tiếp thị đột phá” sở hữu:

Bi-kip-thanh-cong-tu-y-tuong-dot-pha

1. Chú trọng nội dung

Ý tưởng tiếp thị bắt đầu từ các khách hàng tương lai hoặc khách hàng. Một nhà tiếp thị giỏi quyết định những việc họ muốn hoàn thành với mục tiêu và tạo ra một chiến dịch trong đó mọi chi tiết đều có mục đích chinh phục mục tiêu với hành động cụ thể. Mọi thứ khác đều vô nghĩa và gây lãng phí nguồn lực. Từ giờ trở đi, mỗi lúc bạn đưa ra quyết định tiếp thị để hành động, hãy hỏi bản thân lý do tại sao bạn làm vậy. Nếu bạn không có một câu trả lời tốt, thì đừng thực hiện.

2. Gọt giũa thông điệp

Liệu câu khẩu hiệu hay blog của bạn có nhàm chán và rườm rà so với những điều mà những người khác trong ngành đang nói không? Tiếp thị không phải là đặt các câu chữ lại với nhau để lấp đầy khoảng trống cần thiết và có những từ khóa thu hút. Các nhà tiếp thị giỏi tạo đột phá bằng cách gọt giũa những lời đề xuất có giá trị đầy sức hấp dẫn cộng hưởng với nhu cầu của các khách hàng tiềm năng. Xác định những khó khăn bạn có thể giải quyết cho khách hàng và hãy để họ biết rằng bạn ở đây là để giải quyết các vấn đề đó bằng các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Họ sẽ chẳng quan tâm tới bạn nếu bạn không thể hiện rằng bạn quan tâm đến họ.

3. Phối hợp các hành động

Nhiều người làm việc trong lĩnh vực tiếp thị nghĩ rằng mỗi công cụ tiếp thị đều đem lại  lợi ích riêng. Suy nghĩ đó dẫn đến tình trạng rời rạc: trang web không liên quan đến bài quảng cáo (hoặc tệ hơn là) đến những gì đội bán hàng đang nói. Việc tiếp thị thành công là một chuỗi gắn kết các sự kiện được tạo dựng dựa trên nhau để dẫn khách hàng tiềm năng tới hành động. Hãy đảm bảo thông điệp của bạn thống nhất với giá trị mà bạn nêu ra trước đó. Mọi chiến dịch tiếp thị cần khiến người khác cảm thấy sự liên quan rõ ràng với mọi thứ khác mà bạn đang làm. Hãy vạch ra con đường của khách hàng và sử dụng mỗi công cụ để nâng cao trải nghiệm của họ trong suốt quá trình. Hãy đảm bảo rằng đội bán hàng của bạn có sử dụng các công cụ và ngôn ngữ đó nếu không họ sẽ trật khỏi toàn bộ quá trình.

4. Có sự sáng tạo

Các nhà tiếp thị hiện nay đã bỏ phí các công cụ đầy tính sáng tạo và tuyệt vời, thay vào đó họ lại sử dụng các nguồn sẵn có. Hầu hết các đoạn video về doanh nghiệp sẽ khiến bạn ngủ say sau 20 giây. Các nhà tiếp thị có tính đột phá hiểu rằng trước tiên họ phải là những người làm trò mua vui. Họ dùng những pano đầy màu sắc để tạo sự thích thú cho khách hàng tiềm năng. Hầu hết mọi người đều muốn vui vẻ bất cứ khi nào có thể, vì vậy hãy cho họ cơ hội và họ sẽ trở lại với bạn thường xuyên hơn.

5. Thực hành đánh giá

Nhiều người trong nghề tiếp thị nghĩ rằng xong phần sáng tạo và phân phối là xong chiến dịch tiếp thị. Họ tự hào về trang web mà họ xây dựng, hoặc tài liệu quảng cáo mà họ tạo ra và phân phối cho đại chúng. Các nhà tiếp thị đột phá hiểu rằng chiến dịch chỉ kết thúc khi đã thu về được lợi nhuận đầu tư. Những người nghiêm túc trong việc tiếp thị là những người luôn đói số liệu, họ theo dõi các ý kiến phản hồi ở mọi cấp độ để có thể tinh chỉnh và điều chỉnh sao cho đạt được lợi nhuận tối đa.

Hãy tìm cách đánh giá lợi nhuận thu về trên mỗi đồng đô la dành cho việc tiếp thị mà bạn đã sử dụng. Nếu bạn không thể tính toán được, hãy phân bổ lại nguồn lực dành cho chiến dịch để có thể xác định được số lượng. Sau cùng thì, mọi công ty đều tuyển một chuyên gia tiếp thị vì một mục đích duy nhất – đó là kiếm ra tiền.

Tham khảo thêm bài viết liên quan tại đây

Nguồn từ Inc

Bí quyết để có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo trong môi trường kinh doanh

Written by Yen Vu. Posted in Chìa Khóa Thành Công

(i-office.com.vn)  Bí quyết để có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.

Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.

Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn.

Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day-to-day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.

Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.

Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm mười nội dung cơ bản như sau:

1. Kế hoạch đầu tiên

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas): Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.

2. Kế hoạch thứ hai

Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ  SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

3. Kế hoạch thứ ba

Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào…

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

bí quyết để có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

 

4. Kế hoạch thứ tư

Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

5. Kế hoạch thứ  năm

Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.

6. Kế hoạch thứ  sáu

– Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
– Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) – target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới) – position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

7. Kế hoạch thứ bảy

Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

8. Kế hoạch thứ  tám

Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

9. Kế hoạch thứ chín

Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

10. Kế hoạch cuối cùng

Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.

Tham khảo thêm các bài viết về kế họach kinh doanh tại đây.

Nguồn từ vnexpress

 

10 kỹ năng cốt yếu trong kinh doanh

Written by Yen Vu. Posted in Chìa Khóa Thành Công

(i-office.com.vn) 10 kỹ năng cốt yếu trong kinh doanh. Đây là 10 kỹ năng quan trọng nhất do Bộ lao động Mỹ đúc kết.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khả năng nhận biết, nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả được đánh giá rất cao trong các lĩnh vực công vụ, kinh doanh, y tế, khoa học và kỹ thuật.

2. Các kỹ năng về nghề nghiệp – kỹ thuật

Khả năng lắp đặt, bảo vệ và sửa chữa các thiết bị điện tử và cơ khí được đánh giá cực kỳ cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, viễn thông vào giao thông – vận tải.

3. Kỹ năng giao tiếp

Bầu không khí làm việc trong một tổ chức và hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng của họ.

10 kỹ năng cốt yếu trong kinh doanh

4. Kỹ năng sử dụng máy vi tính và lập trình

Việc nắm bắt các tính năng của máy vi tính và khả năng sử dụng các tính năng đó tạo nhiều cơ hội cho người lao động trong việc tìm kiếm việc làm tốt.

5. Các kỹ năng sư phạm

Dòng thông tin vô tận đã làm tăng nhu cầu về giảng viên và những người hướng dẫn có khả năng sư phạm cao, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ công và dịch vụ xã hội, thương mại và quản lý kinh doanh.

6. Kỹ năng khoa học và toán học

Khả năng về toán học có ý nghĩa rất lớn, quyết định thành công trong các lĩnh vực y tế, kỹ thuật và khoa học.

7. Kỹ năng quản lý tiền bạc

Nhu cầu về môi giới đầu tư, kế toán, kinh doanh và những người làm công tác xã hội là vô tận.

8. Kỹ năng quản lý thông tin

Thông tin hiện nay là nhân tố cực kỳ quan trọng ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Nhu cầu sẽ ngày càng tăng đối với các nhà phân tích hệ thống, các chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và các nhà điều hành các cơ sở dữ liệu.

9. Kỹ năng ngoại ngữ

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc nắm bắt các ngoại ngữ “nóng”, như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Đức, có thể làm tăng đáng kể cơ hội tìm kiếm việc làm tốt và thăng tiến.

10. Kỹ  năng quản trị kinh doanh

Hiện thị trường có nhu cầu rất cao đối với những kỹ năng quản lý, bao gồm quản lý nhân sự, quản lý hệ thống, quản lý các nguồn lực và tài chính.

Tham khảo thêm các bài viết về kinh doanh tại đây.

          Nguồn từ cuocsongdungnghia.com

Bí quyết tiếp thị – 7 sự thật về tiếp thị lãnh đạo doanh nghiệp cần biết

Written by CEO. Posted in Tiếp Thị - Chìa khóa của sự thành công

Nhà tiếp thị lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng Steve-Tobak

(i-office.com.vn) – Steve Tobak -nhà tiếp thị lãnh đạo doanh nghiệp – nhà tư vấn quản lý, huấn luyện viên điều hành, và cựu giám đốc điều hành cấp cao của ngành công nghiệp công nghệ cao tại Thung lũng Silicon, qua quá trình làm việc của mình đã đúc kết được những điều quan trọng này về tiếp thị:

Nếu bạn yêu cầu 20 lãnh đạo doanh nghiệp định nghĩa về tiếp thị, có thể bạn sẽ nhận được 20 câu trả lời khác nhau. Tại sao lại khó nắm bắt khái niệm về tiếp thị đến vậy?

Có lẽ bởi vì hầu hết các chuyên gia tiếp thị cũng không hiểu chính bản thân họ. Họ giới hạn công việc của mình trong một phạm vi hạn hẹp và chưa thực sự thấy được bức tranh toàn cảnh.

Bất chấp bản chất mơ hồ đó, tiếp thị vẫn đóng vai trò then chốt trong kinh doanh.

Theo cha đẻ của nghệ thuật quản lý hiện đại Peter Drucker thì: “Vì mục đích của việc kinh doanh là tạo ra một khách hàng, công ty kinh doanh có hai và chỉ hai chức năng cơ bản: tiếp thị và đổi mới. Tiếp thị là chức năng khác biệt của một doanh nghiệp”.

Vậy tiếp thị là gì? Nhà đầu tư mạo hiểm huyền thoại tại Silicon Valley và cựu Giám đốc điều hành hãng Intel Bill Davidow cho rằng, “Tiếp thị phải tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và đưa chúng tới những vị trí hàng đầu trong những phân khúc thị trường khó khăn”.

Điều lạ là Davidow chưa từng học tiếp thị ở trường. Tất cả bằng cấp của ông đều thuộc lĩnh vực kỹ sư điện.

Steve Jobs, một chuyên gia tiếp thị sáng chói khác cũng đã từng bỏ học. Tôi đã từng làm công việc tiếp thị cho một số công ty công nghệ cao và các bằng cấp của tôi đều thuộc lĩnh vực kỹ thuật, không có tấm bằng MBA nào trong số đó.

Vậy các nhà tiếp thị vĩ đại học về tiếp thị ở đâu?

Trong chính công việc.

Các công ty mới khởi sự là nơi tuyệt vời để bạn thu lượm kiến thức về tiếp thị, vì họ chủ yếu phát triển các sản phẩm sáng tạo và lôi kéo sự quan tâm của khách hàng, ngoài ra những điều khác là không đáng kể.

Bên cạnh đó, họ cũng luôn khó khăn về tiền mặt và cần rất nhiều nhân sự đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Đó là cách tôi bắt đầu công việc tiếp thị của mình từ hơn 20 năm trước. Dưới đây là 7 sự thật về tiếp thị mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp cần biết:

1. Ai cũng nghĩ là mình giỏi

So với các lĩnh vực khác thì tiếp thị có nhiều điều khó hiểu hơn, và rất khó phân biệt thật – hư, hay – dở. Như David Hornik của Công ty August Capital từng nói: “Các nhà đầu tư mạo hiểm thích nghĩ rằng họ là những thiên tài trong lĩnh vực tiếp thị“. Theo ông, lý do là “chúng tôi có thể “chém gió” một cách thuyết phục”. Họ không phải là những người duy nhất làm điều đó.

2. Thương hiệu sẽ vẫn thắng

Nhiều người nghĩ thương mại điện tử sẽ cào bằng sân chơi và làm lộ ra những bất cập trong việc xây dựng thương hiệu. Không những điều này không xảy ra, mà mọi việc còn diễn ra theo hướng ngược lại. Trở lại với thời cực thịnh của AOL, Bob Pittman đã từng nói rằng: “Coca-Cola đã không qua được phần kiểm tra về hương vị. Microsoft không có được hệ thống hoạt động tốt nhất. Nhưng thương hiệu đã thắng”. Các thương hiệu lớn như Apple, Google, Coca-Cola, IBM và Microsoft vẫn luôn mạnh.

3. Tiếp thị nghĩa là thấu hiểu mọi người

Tiếp thị là xác định những gì khách hàng muốn, đôi khi trước cả khi họ biết điều đó. Nếu bạn có sở trường về lĩnh vực này thì hãy tin tưởng vào khả năng của mình. Hãy tập trung vào một nhóm khách hàng trước. Ngay cả trong các thương vụ B2B, giống như thị trường ảo, mọi sản phẩm vẫn đều do con người trong thế giới thực mua.

4. Marketer giỏi không phải nhà phát minh

Một số người là những nhà cách tân vĩ đại. Họ có những khái niệm điên rồ mà không ai từng nghĩ đến. Nhưng những chuyên gia tiếp thị giỏi lại có xu hướng trở thành những nhà cách tân, biến phát minh thành thứ sử dụng được. Tiếp thị phát triển dựa trên việc tái sử dụng các ý tưởng theo những cách mới.

Chương trình xây dựng thương hiệu đầu tiên của hãng Intel Inside thực ra là một kế hoạch tiếp thị gồm nhiều thành phần hợp lại và được sửa lại cho hợp với ngành công nghiệp sản xuất máy tính cá nhân.

5. Tiếp thị không phải trách nhiệm của riêng phòng tiếp thị

Tiếp thị là thành phần cốt lõi trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Đó là lĩnh vực liên quan tất cả các lĩnh vực khác như phát triển sản phẩm, sản xuất, tài chính, truyền thông và bán hàng. Những người làm tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong công ty. Mọi thành viên của ban lãnh đạo đều phải hỗ trợ cho bộ phận tiếp thị.

6. Thị trường là một bài toán có tổng bằng 0

Trái với quan niệm thông thường rằng trong kinh doanh, chiến thắng là tất cả. Mọi giao dịch đều có một người mua và một người bán. Nếu bạn làm cho cả người mua và người bán đều thấy mình chiến thắng mới đúng là làm tiếp thị giỏi.

7. Không nhất thiết phải có nhiều tiền

Với một chiến lược truyền thông đúng, nhà tiếp thị giỏi có thể tạo ra một làn sóng khách hàng phấn khích, nhu cầu sẽ từ đó lan truyền đi. Việc này có thể được thực hiện với một ngân sách rất nhỏ.

Steve Jobs đã từng là một bậc thầy trong việc cất giấu bí mật và kiểm soát chính xác thời điểm cũng như cách những người khác biết thông tin về các sản phẩm của Apple.

Sự thật là những nhà tiếp thị vĩ đại như thế rất hiếm. Câu hỏi đặt ra là ai là người bạn có thể giao phó trách nhiệm trong lĩnh vực quan trọng nhất của công ty?

Nguồn DoanhnhânSaigon

>>>> THAM KHẢO THÊM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP TẠI ĐÂY

Tư Vấn Luật –Thành Lập Doanh Nghiệp Kinh Doanh.

Written by Yen Vu. Posted in Pháp Lý, Thành lập công ty, Thành lập doanh nghiệp

(i-Office)Bạn đã có ý tưởng kinh doanh riêng nhưng để bắt đầu cho một doanh nghiệp thì bạn chưa biết phải làm gì. Dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo:

Tư Vấn Luật – Lời khuyên hữu ích cho việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần vay vốn (Apply for a loan) :

Tiền là bước đầu tiên để khởi động một doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn chưa có một khoản kha khá, hãy tìm nguồn để vay (bạn bè, gia đình, ngân hàng).

Thành lập doanh nghiệp cần kế hoạch kinh doanh (Business Plan) :

Một kế hoạch kinh doanh không đơn giản chỉ là giấy tờ tài liệu, nó bao gồm rất nhiều các bản nghiên cứu như là những cuộc khảo sát thăm dò ý kiến với các khách hàng tiềm năng, những tính toán về tài chính, ước tính lỗ lãi,… Bản kế hoạch sẽ cung cấp cho bạn phương hướng, những quyết định chính xác để xác lập thị trường, tìm các mối quan hệ,…
Trong bản kế hoạch, cần có chiến lược toàn diện cho doanh nghiệp, chiến dịch marketing (xác định khách hàng, sản phẩm, nhu cầu, thị trường, đối thủ cạnh tranh, giá cả, lượng tiêu thụ, nhân sự, kế hoạch tài chính, quảng cáo, khuyến mãi,…).

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần in những tấm danh thiếp hoàn hảo (Create a perfect business cards):

Danh thiếp không tiêu tốn của bạn nhiều tiền, nhưng giúp bạn khởi động tốt cho các mối quan hệ làm ăn và tạo độ tin tưởng với đối tác, khách hàng. Trên danh thiếp cần in đầy đủ thông tin về công ty bạn; tránh những họa tiết quá màu mè, rắc rối (trừ khi bạn kinh doanh về các sản phẩm đòi hỏi tính sáng tạo và nghệ thuật cao); giấy in chất lượng tốt.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần thiết kế sách mỏng dùng cho quảng cáo (Design a brochure):

Nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu; hình ảnh quảng cáo chuyên nghiệp và đảm bảo các thông tin liên lạc chính xác. Chọn màu và chất lượng giấy đẹp, phong cách phù hợp với loại sản phẩm kinh doanh.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần quảng cáo hữu hiệu (Effective advertising):

Cách quảng cáo rẻ nhất và nhanh nhất là thông qua truyền miệng, vì vậy hãy nói về kế hoạch kinh doanh của bạn với toàn bộ gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp cũ,…
Ngoài ra có nhiều cách như phát tờ rơi, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nếu bạn đủ điều kiện tài chính.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần phục vụ thân thiện (Friendly service):

Dù trong trường hợp nào đi nữa thì bạn cũng nên nhớ một nguyên tắc vàng của những nhà kinh doanh: “Khách hàng luôn luôn đúng” và “80% lợi nhuận là do khách hàng mang lại”. Vì thế, đừng thất thố với khách hàng. Hãy luôn là người chủ động gọi cho họ. Tỏ ra quan tâm đến quyền lợi của họ, không thất hứa với khách hàng.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần chuẩn bị kỹ lưỡng (Get your head around it):

Hãy nghiên cứu cẩn thận sản phậm bạn định kinh doanh cũng như những vấn đề liên quan đến việc kinh doanh. Đọc sách báo, tìm hiểu qua nhà tư vấn và internet,… Việc làm này giúp bạn tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần hâm nóng những cuộc điện thoại (Heating up cold calls):

Nói một cách khác là hâm nóng những mối quan hệ với đối tác và khách hàng. Đừng lãng quên ai cả nếu bạn không muốn họ lãng quên công ty của bạn.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần tăng doanh số bán hàng (Increase sales):

Tăng giá trị cho sản phẩm và chiêu mộ khách hàng bằng cách gửi kèm quà tặng, mua hai tặng một, bảo hành thường xuyên,… Tận dụng những dịp hội chợ, triển lãm để quảng bá cho sản phẩm của công ty bạn nếu có điều kiện.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần sắp đặt lại quỹ thời gian của bạn (Juggle your time):

Khi đã quản lý được thời gian tức là bạn đang quản lý được công việc của mình.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần nắm bắt thị trường (Know your market):

Nắm bắt và phát triển thị trường là một việc làm tối quan trọng của mọi doanh nghiệp, vì thị trường liên quan trực tiếp đến khách hàng, và khách hàng liên quan đến lợi nhuận.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần học cách giải tỏa căng thẳng (Learn how to manage stress):

Cứ thử tự đứng ra kinh doanh mà xem, bạn sẽ thấy đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, công việc chiếm hết thời gian của bạn. Nếu không biết cách thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng, bạn sẽ nhanh chóng trở thành nô lệ của công việc đấy.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần xu hướng thị trường (Market trends):

Quan sát mọi lúc mọi nơi bạn đến để nắm bắt ngay được xu thế phát của sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang kinh doanh.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần hệ thống mạng lưới (Networking):

Thiết lập mối làm ăn với các doanh nghiệp khác. Ví dụ bạn mở dịch vụ kinh doanh áo cưới thì có thể làm ăn với các tiệm hoa tươi, các nhà tạo mẫu tóc, trang điểm,… Các dịch vụ này sẽ hộ trợ và giới thiệu khách hàng lẫn nhau.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần bán hàng qua mạng (Online selling):

Một website có thể đưa tên tuổi doanh nghiệp và sản phẩm của bạn đến với rất nhiều khách hàng ở nhiều nơi khác nhau. Không những thế khách hàng sẽ rất hài lòng và tin tưởng với phương pháp bán hàng thuận lợi của bạn.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần giá cả (Pricing):

Tất nhiên là khách hàng sẽ chỉ mua những sản phẩm của bạn với giá cả hợp lý. Để phục vụ được mức giá cạnh tranh này bạn phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng đấy.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần tìm lối đi thích hợp (Quit the rat race):

Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động không thành công thì cũng đừng quá nặng nề. Có thể đó chưa phải là hướng đi thích hợp, hãy tìm ra một hướng mới để khắc phục những khó khăn đó.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần điều hành doanh nghiệp (Running your business):

Mặc dù bạn thông thạo và nắm rõ các hoạt động trong doanh nghiệp nhưng bạn cũng chẳng thể giải quyết mọi việc từ A tới Z. Khi gặp khó khăn hãy tìm đến lời khuyên của các chuyên gia hoặc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước hay tham gia khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần hạch toán ngân sách (Setting up a budget):

Một bản dự thảo ngân sách sẽ giúp cho các kế hoạch trong tương lai của bạn, giúp bạn đạt được mục tiêu và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần các khoản thuế (Tax tips):

Quản lý tài chính và các sổ sách kế toán chặt chẽ. Đừng gộp chung những khoản chi tiêu cá nhân với các khoản của doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần hiểu biết luật để tránh phá sản (Universal laws for avoiding bankruptcy):

Nếu các hóa đơn đã đến thời hạn thanh toán mà bạn còn bí thì hãy khéo léo thương thảo để gia hạn thêm thời gian cho các khoản nợ; thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần văn phòng gọn gàng ngăn nắp (X-filing your office):

Bạn không thể điều hành một doanh nghiệp hiệu quả nếu bạn mất hàng giờ để tìm một tờ hóa đơn giữa hàng đống công văn và sổ sách. Vì vậy hãy tập thói quen ngăn nắp gọn gàng trong toàn bộ công ty, bất kỳ tài liệu nào bạn cần phải luôn đáp ứng sẵn sàng.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh BẠN là bộ mặt của công ty (Your marketable image):

Phong thái tự tin, chuyên nghiệp, cách ăn mặc gọn gàng lịch sự có thể nói lên khá nhiều điều không chỉ về bạn mà còn về doanh nghiệp của bạn nữa đấy.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh KHÔNG đầu hàng trước thất bại (Zero tolerance for failure):

Lời khuyên này có lẽ không mới và luôn luôn đúng, phải không? Không thất bại nào có thể quật ngã nổi bạn, đó chính là cách để bạn khẳng định mình.

Nguồn : luatminhkhue.vn

 

 

Văn Phòng Ảo – Lợi nhuận thay thế cho việc trả chi phí thuê cao

Written by Yen Vu. Posted in Văn Phòng Ảo, Văn Phòng Cho Thuê

Dịch vụ độc nhất đã được áp dụng bởi nhiều chuyên gia ngày nay đó chính là dich vụ văn phòng ảo. Với nhiều chuyên gia kinh doanh làm việc từ nhà của họ hay bất cứ nơi đâu, thì văn phòng ảo đã phát triển thành một lựa chọn phổ biến thay vì phải thuê một văn phòng cố định. Nó cung cấp một giải pháp sáng tạo có lợi cho các chủ doanh nghiệp nhỏ rất nhiều bằng cách cho họ cùng chia sẻ lợi ích chung

Vậy thì văn phòng ảo là gì?

văn phòng ảo tạo cho các chủ doanh nghiệp nhỏ một sự hiện diện trong thế giới kinh doanh mà họ chỉ cần trả một khoảng chi phí thấp hơn so với việc thuê văn phòng bình thường. Đây chính là sự thay thế để thuê một không gian văn phòng dành cho các doanh nghiêp mới thành lập để tiết kiệm chi phí. văn phòng ảo đồng thời cũng cung cấp những cài đặt trực tuyến để giúp quản lý những doanh nghiệp nhỏ. Mặc dù dich vụ văn phòng ảo khác biệt, dưới đây là danh sách một vài đặc trưng phổ biến nhất.

1. Địa chỉ kinh doanh ấn tượng

Khách hàng là những người được cung cấp địa chỉ thư bưu điện của mình cũng là nơi thư kinh doanh và bưu phẩm có thể được nhận. văn phòng ảo không thường được sử dụng để nhận khối lượng lớn thư như trong một doanh nghiệp đặt hàng qua thư, những người quản lý kinh doanh từ nhà của họ có thể sử dụng địa chỉ kinh doanh văn phòng ảo thay vì địa chỉ nhà của mình, đó là nơi cung cấp giải pháp an toàn và chuyên nghiệp để nhận thư từ. Sau khi thư được gửi đến điạ chỉ văn phòng ảo, nó có thể chuyển đến địa chỉ nhà của khách hàng.

2. Số điện thoại cố định.

Dịch vụ văn phòng ảo cũng bao gồm số điện thoại cố định nơi mà các chủ doanh nghiệp có thể nhận các cuộc gọi và tin nhắn. Thư thoại và chuyển tiếp thường được kèm theo gói dịch vụ vì vậy khách hàng có thể kiểm tra tin nhắn bất kỳ lúc nào. Công việc này rất tuyệt vời dành cho những người làm việc ở nhà hay không thích nghe điện thoại trên đường đi.

3. Khả năng Fax

Nhận được những bản Fax là một trong những điều quan trọng trong kinh doanh. Những bản Fax được sử dụng để tiến hành kinh doanh, gửi báo cáo, nhận đơn hàng và nhận những bảng ghi nhớ hằng ngày. Việc sử dụng fax của văn phòng ảo, khách hàng có thể nhận lại những bản fax chuyển tiếp trực tiếp thông qua email của mình.

4. Truy cập văn phòng bán thời gian

Một vài dịch vụ văn phòng ảo cung cấp việc truy cập bán thời gian bằng cách cung cấp một cái bàn làm việc với thiết bị truy cập internet, trang thiết bị văn phòng hay nhiều hơn thế nữa. đây là dịch vụ có sẵn mọi lúc khi khách hàng cần đến để sắp xếp một buổi thuyết trình trước một hội nghị hoặc sử dụng internet hay máy tính dành cho mục đích kinh doanh.

5. Phòng họp, hội nghị

văn phòng ảo luôn có những Phòng hội nghị để cho thuê. Khách hàng có thể tổ chức các cuộc họp hoặc thuyết trình kinh doanh mà không bị gián đoạn.

6. Truy cập website phòng hội nghị

Phòng hội nghị trực tuyến luôn có sẳn cho các cuộc họp ảo. thay vì tổ chức các cuộc họp thực tế, khách hàng có thể tổ chức các cuộc họp kinh doanh ảo hay các buổi thuyết trình kinh doanh ảo. Các cuộc họp ảo đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây vì họ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong khi vẫn có được các cơ hội trình bày hay thuyết trình. Một vài văn phòng ảo cung cấp các thiết bị như một dịch vụ gia tăng

7. Công cụ ảo trực tuyến

Công cụ trực tuyến như: lịch, sổ địa chỉ, wedmail, tài liệu respository, danh sách phải làm, diễn đàn, fax kỹ thuật số, họp thư thoại kỹ thuật số đã trở nên phổ biến trong nhiễu lĩnh vực kinh doanh lớn. Một vài văn phòng ảo cung cấp nhiều thiết bị như là các dịch vụ gia tăng.

Ai là người được hưởng lợi ích từ văn phòng ảo?

Những người thuộc về các lĩnh vực thương mại nhận thấy rằng văn phòng ảo rất hữu ích. Giám đốc điều hành, nhân viên bán hàng, kế toán, tư vấn tiếp thị và các chủ doanh nghiệp trực tuyến nhận lợi ích từ việc sử dụng văn phòng ảo cho những nhiệm vụ nhất định. Những người làm việc ở nhà và mong muốn thiết lập sự hiện diện trong kinh doanh thấy rằng văn phòng ảo có nhiều đặc tính họ cần.

Các công ty cũng sử dụng văn phòng ảo như một phương tiện để kiểm tra địa điểm kinh doanh trước khi mở một chi nhánh mới.

Khi thuê một văn phòng thì không phải là một chọn lựa, văn phòng ảo có thể được sử dụng bởi các chủ doanh nghiệp nhỏ để đáp ứng cá nhu cầu hằng ngày trong khi đó có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

văn phòng ảo i-OFFICE có thể giúp bạn thành lập một doanh nghiệp có uy tín tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng cung cấp không gian văn phòng phục vụ lâu dài và tạm thời. Xem http://i-office.com.vn để biết thêm thông tin.