fb

Posts Tagged ‘Kế hoạch kinh doanh hoàn hảo – Bí quyết’

ĐỊNH NGHĨA VĂN PHÒNG ẢO?

Written by i-Office.com.vn. Posted in Văn Phòng Cho Thuê

Định nghĩa văn phòng ảo? Đây là một khái niệm hiện đang được rất nhiều người, đặc biệt là những doanh nhân trẻ quan tâm.

Định nghĩa Văn phòng ảo?

Văn phòng ảo được định nghĩa là một loại văn phòng không có thật hay hiểu một cách đơn giản đó là văn phòng không tồn tại trên thực tế. Đây là tên gọi của một hình thức văn phòng đại diện giao dịch, tại đây các thông tin liên lạc được tiếp nhận, tập hợp lại và chuyển tiếp đến văn phòng thực tế.

Giải nghĩa một cách tượng hình, văn phòng giao dịch và văn phòng ảo như hình và bóng, trong đó cái bóng của văn phòng thực chính là văn phòng ảo. Văn phòng ảo là một điểm trung gian, các thông tin giao dịch được chuyển về địa chỉ này và chuyển giao đến trụ sở của doanh nghiệp.

Loại hình này ngày càng được phát triển và với hình thức hiện đại hơn là văn phòng chia sẻ hay văn phòng gia dịch.

Giá trị văn phòng ảo đối với nền kinh tế Thế giới và Việt Nam

Văn phòng ảo là cái tên không còn quá xa lạ và ngày nay loại hình này đã trở nên rất phổ biến đối với các công ty trên thế giới. Họ quen gọi văn phòng ảo với cái tên Virtual Office hay Shared Office, Serviced Office hoặc quen thuộc nhất là Business Center. Bởi lẽ đây là giải pháp thông minh cho những doanh nghiệp quy mô nhỏ hay những doanh nghiệp đang chập chững những bước đầu thâm nhập vào nền kinh tế.

Trong khi đó tại Việt Nam, càng ngày ta càng nghe nhắc nhiều đến cái tên gọi văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ cũng như những tính năng, lợi ích mà chúng mang lại. Thêm vào đó, loại hình văn phòng ảo được quan tâm nhiều hơn, đầu tư và mở rộng hơn và phát triển không ngừng nghỉ.

Và vì thế, văn phòng ảo là loại hình có sức canh tranh cao với các loại hình dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập, tự do kinh doanh.

logo-i-Office_new

i-Office là đơn vị dẫn đầu về dịch vụ văn phòng ảo

Những lợi ích bất ngờ từ loại hình văn phòng ảo

Kết hợp đầy đủ, thống nhất các tính năng của một văn phòng giao dịch cơ bản, Văn phòng ảo đã phát huy được sức mạnh vượt trội, là một công cụ hữu hiệu nhằm hỗ trợ và nâng bước các doanh nghiệp không những về các thủ tục pháp lý ban đầu mà còn là nền tảng cho hoạt động kinh doanh.

120425-office-i-office-view-1

Hình ảnh văn phòng ảo i-Office


Cụ thể thay vì phải chi trả một khoản chi phí, thời gian khá lớn để trang trải cho các vấn đề từ chuẩn bị, đầu tư đến xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Đây chính là thách thức lớn cho doanh nghiệp vì phải bỏ ra một khoản đầu tư lớn trong khi doanh thu bằng 0. Giờ đây, chi cần thông qua dịch vụ văn phòng ảo giá rẻ quý khách hàng, các chủ doanh nghiệp cố thể trút bớt một nỗi lo, một gánh nặng ban đầu để chú tâm vào việc tổ chức kinh doanh mà vẫn đạt được những tiện ích như mong đợi.

Điển hình cho thách thức này đó là đòi hỏi về :

– Một địa chỉ ấn tượng để đăng ký kinh doanh

– Cơ sở hạ tầng bao gồm phòng làm việc, khu vực tiếp khách, phòng họp, nơi để xe,…

– Các trang thiết bị văn phòng như máy tính, máy điều hoà, máy photocopy, máy in, điện thoại, fax, internet,…

– Cho tới nhân sự : nhân viên lễ tân, IT, phục vụ,…

– Và các yêu cầu về nước uống, văn phòng phẩm cùng nhiều tiện ích khác

Vì vậy, nhờ có dịch vụ văn phòng ảo, các chủ doanh nghiệp đã gỉai được bài toán hóc búa ban đầu và chia sẻ ít nhất một nửa gánh nặng kinh doanh thông qua văn phòng ảo giá rẻ.

Các bước thực hiện trong quá trình thành lập VPĐD công ty nước ngoài

Written by i-Office.com.vn. Posted in Danh Mục Dịch Vụ

I. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập VPĐD

Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập VPĐD theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu VPĐD;
  4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  5.  Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu VPĐD
  6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở VPĐD bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở VPĐD;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở VPĐD theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

Chú ý:  Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu VPĐD là người nước ngoài) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thành lập văn phòng đại diện

Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

II. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập VPĐD

  1. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
  3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập VPĐD cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
  4. Trường hợp việc thành lập VPĐD chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập VPĐD. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập VPĐD cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do
  5. Cơ sở pháp lý

–  Luật Thương mại năm 2005;

–  Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

–  Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại

–  Thông tư 133/2012/TT-BTC ngày 13/08/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

I-Office cam kết giúp bạn hoàn tất các dịch vụ pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết qua hotline 0918 555 940 hoặc 0931 549 134 (Ms Ánh)

XEM THÊM:

Các bước chuẩn bị trước khi thành lập VPĐD công ty 100% nước ngoài
Các bước hoàn tất sau khi thành lập VPĐD công ty 100% vốn nước ngoài
Dịch vụ thành lập VPĐD tại i-Office

 

Các bước chuẩn bị trước khi thành lập VPĐD công ty 100% nước ngoài

Written by i-Office.com.vn. Posted in Danh Mục Dịch Vụ

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THÀNH LẬP VPĐD CÔNG TY 100% NƯỚC NGOÀI

  1. Doanh nghiệp nước ngoài có đủ điều kiện cấp Giấy phép thành lập, hoạt động VPĐD công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Theo Điều 7 nghị định Chính phủ số 07/2016/NĐ-CP quy định rằng thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập VPĐD khi đáp ứng các điều kiện sau:

–  Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

–  Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

–  Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

–  Nội dung hoạt động của VPĐD phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

–  Trường hợp nội dung hoạt động của VPĐD không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập VPĐD phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

  1. Các trường hợp không cấp giấy phép thành lập VPĐD công ty nước ngoài.

Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập VPĐD cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:

–  Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định phía trên.

– Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập VPĐD trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập VPĐD cũ.

– Việc thành lập VPĐD bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

–  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

  1. Các quy định pháp luật liên quan đến xin giấy phép VPĐD tại Việt Nam

Để có cái nhìn sâu sắc hơn về  quy trình và các thủ tục thành lập VPĐD theo pháp luật Việt Nam, i-Office xin cung cấp các văn bản cơ sở pháp lý để quý khách có cái nhìn tổng quát hơn:

–  Luật Thương mại năm 2005;

–  Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

–  Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại

–  Thông tư 133/2012/TT-BTC ngày 13/08/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

I-Office cam kết giúp bạn hoàn tất các dịch vụ pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết qua hotline 0918 555 940 hoặc 0931 549 134 (Ms Ánh)

 

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty 100% vốn nước ngoài

Written by i-Office.com.vn. Posted in Danh Mục Dịch Vụ

Các bước chuẩn bị trước khi thành lập VPĐD công ty 100 vốn nước ngoài

  1. Doanh nghiệp nước ngoài có đủ điều kiện cấp Giấy phép thành lập, hoạt động VPĐD công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Theo Điều 7 nghị định Chính phủ số 07/2016/NĐ-CP quy định rằng thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập VPĐD khi đáp ứng các điều kiện sau:

–  Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

–  Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

–  Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

–  Nội dung hoạt động của VPĐD phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

–  Trường hợp nội dung hoạt động của VPĐD không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập VPĐD phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

  1. Các trường hợp không cấp giấy phép thành lập VPĐD công ty nước ngoài.

Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập VPĐD cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:

–  Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định phía trên.

– Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập VPĐD trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập VPĐD cũ.

– Việc thành lập VPĐD bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

–  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Các bước thực hiện trong quá trình thành lập VPDD

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập VPĐD

Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập VPĐD theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu VPĐD;
  4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  5. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu VPĐD;
  6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở VPĐD bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở VPĐD;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở VPĐD theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

Chú ý:  Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu VPĐD là người nước ngoài) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập VPĐD

  1. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
  3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập VPĐD cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
  4. Trường hợp việc thành lập VPĐD chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập VPĐD. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập VPĐD cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do

Các bước hoàn tất sau khi thành lập

Sau khi VPĐD được Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép hoạt động, thì yêu cầu văn phòng này phải thông báo hoạt động tới Sở Thương mại. Các thủ tục thông báo hoạt động đối với VPĐD như sau:

  1. Thông báo hoạt động lần đầu sau cấp phép (đối với các trường hợp không do Bộ Công Thương, Sở Công thương cấp phép)

– Thông báo hoạt động theo mẫu (nộp 02 bản tiếng Việt)

– Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở

– Thư bổ nhiệm do đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ ký

– Hợp đồng lao động, sơ yếu lý lịch của lao động làm việc tại VPĐD (VPĐD).

– Bản sao công chứng Giấy phép thành lập VPĐD do cơ quan có thẩm quyền cấp thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

– Bản sao hộ chiếu, lý lịch cá nhân của người nước ngoài.

  1. Thông báo hoạt động lần đầu sau cấp phép (đối với các trường hợp do Bộ Công Thương, Sở Công thương cấp phép)

– Giấy thông báo hoạt động theo mẫu (02 bản tiếng Việt)

– Giấy biên nhận của cơ quan báo viết hoặc báo điện tử về việc nhận đăng thông báo hoạt động của VPĐD hoặc các giấy tờ khác chứng minh việc đã đăng báo;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của VPĐD do cơ quan công an cấp; thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư công ty nước ngoài tại việt nam

– Bản sao giấy đăng ký mở tài khoản của VPĐD tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;

– Bản sao các tài liệu bao gồm: thị thực nhập cảnh, hợp đồng lao động của người đứng đầu VPĐD; sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương), hợp đồng lao động của lao động Việt Nam làm việc tại VPĐD; hộ chiếu, thị thực nhập cảnh, hợp đồng lao động của lao động nước ngoài làm việc tại VPĐD.

Các khó khăn gặp phải trong quá trình thành lập VPĐD

  • Khó khăn trong quá trình thu thập giấy tờ liên quan, am hiểu quy trình thực hiện sao cho đúng pháp lý
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm trụ sở đặt VPĐD
  • Không có nhiều thời gian đi theo quy trình cấp giấy phép hoạt động từ đầu đến cuối
Dịch vụ thành lập VPĐD tại i-Office
  1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập VPĐD:

I-Office sẽ tư vấn cho khách hàng toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề thành lập, quản lý văn phòng như:

–  Tư vấn các điều kiện để Thành lập VPĐD tại nước ngoài;

–  Tư vấn Thủ tục Thành lập VPĐD theo quy định của pháp luật;

–  Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cần thiết để Thành lập VPĐD tại nước ngoài;

–  Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh khi VPĐD đi vào hoạt động;

–  Cho thuê trụ sở đặt VPĐD hợp pháp.

  1. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:

–  Dựa trên các yêu cầu và hồ sơ khách hàng cung cấp, i-Office sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc.

–  I-Office tham gia đàm phán, trao đổi trực tiếp với khách hàng khi có nhu cầu

–  Đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

  1. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục Thành lập VPĐD tại nước ngoài như:

–  Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, tiến hành soạn thảo hồ sơ Thành lập VPĐD tại nước ngoài cho khách hàng;

–  Đại diện lên cơ quan Nhà Nước để nộp Hồ sơ đăng ký Thành lập VPĐD tại nước ngoài cho khách hàng;

–  Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;

–  Đại diện nhận Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động cho khách hàng;

–  Công chứng giấy tờ cho khách hàng để tiến hành thủ tục tiếp theo;

–  Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;

  1. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:

Sau khi hoàn thành hợp đồng dịch vụ, i-Office vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:

–  Tư vấn những công việc cần làm ngay khi doanh nghiệp bước vào hoạt động

–  Tư vấn quản lý nhân lực, hợp đồng lao động;

–  Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên qua website:

–  Tư vấn miễn phí qua, email, website của công ty

Hãy liên hệ ngay với bộ phận tư vấn của i-Office để được hỗ trợ tốt nhất và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

Hotline: 0918 555 940 – 0931 549 134 (Ms Ánh)

I-Office cam kết giá tốt nhất ở đẳng cấp cao nhất

Doanh Nghiệp Cần Làm Ngay Sau Khi Có Kết Quả Giấy Phép Kinh Doanh

Written by i-Office.com.vn. Posted in Biểu Mẫu

Doanh Nghiệp Cần Làm Ngay Sau Khi Có Kết Quả Giấy Phép Kinh Doanh. Để hiểu rõ hơn trình tự phải làm gì sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Công ty Giải Pháp Thông Minh – tóm tắt những bước cơ bản mà doanh nghiệp cần hoàn thành sau đây:
1. MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP: do người Đại diện pháp luật tiến hành. Hồ sơ chuẩn bị khi đi mở tài khoản ngân hàng gồm:
  • 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”
  • 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép.
  • 01 bản công chứng “Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp”
  • Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục
2. MUA THIẾT BỊ CHỮ KÝ SỐ để Đăng ký Nộp thuế điện tử và Báo cáo thuế qua mạng internet
3. THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ là dịch vụ nộp tiền thuế trực tiếp trên Internet thông qua Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Thuế theo quy định hiện hành. Thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử tại một trong các Ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tải khoản đại diện cho doanh nghiệp (doanh nghiệp phải có thiết bị chữ ký số mới đăng ký nộp thuế điện tử được).
4. ĐĂNG KÝ HỒ SƠ THUẾ BAN ĐẦU: Làm 02 bộ hồ sơ cho mỗi loại biểu mẫu/công văn – 01 bộ Cơ quan thuế lưu giữ 01 bộ; doanh nghiệp lưu giữ 01 bộ sau khi có CQ thuế đóng mộc xác
nhận đã nhận hồ sơ.
Bước 1: Doanh nghiệp mới ra hoạt động kinh doanh phải nộp Thuế Môn bài. Đồng thời nộp 02 mẫu tờ khai Môn bài (01/MBAI – Ban hành kèm theo Thông tư số 156./2013/TT-BTC). Đồng thời trích nộp tiền thuế Môn bài từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước thông qua nộp thuế điện tử.
Bước 2: Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử xong thì Cơ quan thuế mới tiếp nhận Hồ sơ đăng ký thuế.
Bước 3: Sau khi đã đăng ký nộp thuế điện tử thành công
  • 02 bản mẫu 06/GTGT Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo thông tư 156/2013/TT-BTC),
  • 02 bản photo Giấy đăng ký kinh doanh,
  • 02 bản photo CMND Người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp,
  • 02 bản sao Thông báo chấp thuận đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử qua ngân hàng
Sau 05 ngày làm việc Cơ quan thuế sẽ có thông báo kết quả v/v áp dụng phương pháp tính thuế.
Bước 4: Nộp công văn đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in. Sau khi nhận thông báo v/v áp dụng phương pháp tính thuế:
Đơn vị muốn đặt in hóa đơn – Hồ sơ làm thành 02 bộ gồm:
  • Nộp 02 bản công văn đặt in hóa đơn
  • 02 bản sao giấy phép kinh doanh
  • 02 bản sao thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế GTGT của Cơ quan Thuế.
Sau khoảng 05 ngày làm việc, đơn vị đến Cơ quan Thuế nhận Thông báo chấp thuận tự đặt in hóa đơn và tiến hành liên hệ nhà in để in hóa đơn.

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Written by i-Office.com.vn. Posted in Văn Phòng Cho Thuê

Tính pháp lý của Chi nhánh, Văn phòng đại diện (VPĐD) được thể hiện qua một số quy định về chức năng, quyền và nghĩa vụ cũng như tư cách pháp luật của người đứng đầu của Chi nhánh, VPĐD.

Theo Luật Thương mại, thương nhân nước ngoài được định nghĩa là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài cộng nhận. Cần lưu ý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam không phải là thương nhân nước ngoài.

Khác với Chi nhánh, VPĐD của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam , Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý cấp phép và pháp luật thương mại điều chỉnh trực tiếp các hoạt động Chi nhánh, VPĐD của thương nhân nước ngoài.

Chức năng hoạt động của Chi nhánh, VPĐD

Điều 45 Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể về chức năng của Chi nhánh, VPĐD của doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam. Trên tinh thần đó, Luật Thương mại đã quy định rõ nét hơn về chức năng cũng như quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh, VPĐD của thương nhân nước ngoài, cụ thể như sau:

Chi nhánh Văn phòng đại diện
Chức năng Hoạt động cung ứng dịch vụ trong các ngành dịch vụ, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Chi nhánh trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp hoạt động trong các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì chỉ được hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Có thể thấy, nội dung hoạt động của Chi nhánh có phần mở rộng hơn so với VPĐD trong hoạt động cung ứng dịch vụ của thương nhân nước ngoài. Đây chính là yếu tố tiên quyết mà thương nhân nước ngoài nên lưu ý khi hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh, VPĐD

Xuất phát từ các chức năng nêu trên, pháp luật Thương mại quy định khá rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh, VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể:

Chi nhánh Văn phòng đại diện
Giống Có quyền thuê trụ sở, thuê mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh/VPĐD.
Tuyển dụng lao động Việt Nam hoặc lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có con dấu mang tên Chi nhánh/Văn phòng đại diện.
Trước ngày 30/1 hàng năm có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công thương về hoạt động của mình trong năm trước qua bưu điện tới Cơ quan cấp phép.
 Khác Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn quy định trong Giấy phép thành lập. (Khoản 1 Điều 17) Chỉ được phép thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật Thương mại cho phép.
Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật Thương mại. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người đứng đầu Chi nhánh, VPĐD

Người đứng đầu Chi nhánh, VPĐD của thương nhân nước ngoài có vai trò khá giống với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại Việt Nam. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Chi nhánh, VPĐD trong phạm vi được ủy quyền.

Người đứng đầu chi nhánh, VPĐD của thương nhân nước ngoài khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với người đại diện theo pháp ở đây là việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài.

Người đứng đầu Chi nhánh, VPĐD do thương nhân nước ngoài lựa chọn phải thỏa mãn điều kiện luật định và không được kiêm nhiệm một số chức vụ quy định cụ thể tại Điều 33 Luật Thương mại.

Việc tham khảo, được tư vấn bởi những chuyên gia để hiểu rõ tính pháp lý của Chi nhánh, Văn phòng đại diện (VPĐD) sẽ giúp cho các thương nhân nước ngoài xác định được những bước đi tốt hơn ngay từ khi có ý định đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Những điều cần biết khi mở văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Bí quyết để có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo trong môi trường kinh doanh

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chìa Khóa Thành Công

(i-office.com.vn)  Bí quyết để có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.

Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.

Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn.

Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day-to-day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.

Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.

Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm mười nội dung cơ bản như sau:

1. Kế hoạch đầu tiên

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas): Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.

2. Kế hoạch thứ hai

Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ  SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

3. Kế hoạch thứ ba

Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào…

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

bí quyết để có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

 

4. Kế hoạch thứ tư

Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

5. Kế hoạch thứ  năm

Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.

6. Kế hoạch thứ  sáu

– Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
– Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) – target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới) – position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

7. Kế hoạch thứ bảy

Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

8. Kế hoạch thứ  tám

Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

9. Kế hoạch thứ chín

Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

10. Kế hoạch cuối cùng

Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.

Tham khảo thêm các bài viết về kế họach kinh doanh tại đây.

Nguồn từ vnexpress

 

Dịch vụ tăng thêm I-Biz từ I-Office

Written by i-Office.com.vn. Posted in Văn Phòng Chia Sẻ, Văn Phòng Cho Thuê

GÓI I-BIZ
Giá 1.250.000 vnđ / tháng
3
Văn phòng của bạn giờ đây là điểm giao dịch hiện đại, đẳng cấp và chuyên nghiệp, vì đã có I-Office phục vụ:
Dịch    
vụ
tăng
thêm
I-Biz
  •  Miễn phí thiết kế Website 04 trang cơ bản
  •  Tặng 10 hộp danh thiếp  công ty
  •  Miễn phí sử dụng in ấn, photo, scan (100 bản / tháng)
  • Giảm 50% đăng ký giấy phép kinh doanh
Miễn phí chỗ ngồi làm việc LH
10 giờ/tháng
Miễn phí phòng họp
2 giờ / tháng
Giảm giá phòng Giám Đốc
20%
Bao
gồm
Gói
I-ECO
  •  Đặt bảng tên công ty trên Tầng 4 văn phòng I-Office (độc quyền chỉ tại I-Office)
  •  Nhân viên đại diện doanh nghiệp. chúng tôi sẽ đại diện Quý Công ty khi vắng mặt xử lý những thông tin công việc (trong phạm vi cho phép)
  •  Số điện thoại riêng (khách hàng có thể chọn số) và tổng đài riêng (lời chào tự động khi có cuộc gọi đến) và chuyển tiếp cuộc gọi
  •  Dịch vụ quảng cáo: sản phẩm – dịch vụ, logo, thông tin cty,  trên LCD của I-Office tại sảnh        tiếp khách
  •  Miễn phí Webhosting và email
  • Sử dụng địa chỉ Indochina Park Tower để đăng ký kinh doanh và giao dịch khách hàng
  •  Lễ tân tiếp khách, tiếp nhận thông tin
  •  Tiếp nhận thư, bưu phẩm, & thông báo qua SMS, email.
  •  Chuyển tiếp thư từ, bưu phẩm đến theo địa chỉ yêu cầu (được tính theo giá bưu điện)
  •  Sử dụng khu vực tiếp khách chung (tại tầng 4, 13) của I-Office, được tiếp tân phục vụ chu đáo –  chuyên nghiệp, và  được miễn phí nước uống (café, trà, nước lọc)
  •  Miễn phí Internet cáp quang, WIfi
  •  Sử dụng số fax chung: KH sẽ nhận được bản fax qua email dưới dạng .PDF

Gói I-ECO

Written by i-Office.com.vn. Posted in Văn Phòng Chia Sẻ, Văn Phòng Cho Thuê

Gói i-Eco giúp cho các doanh nghiệp thành lập một  văn phòng giao dịch hoàn hảo với  CHI PHÍ THẤP NHẤT – ĐẲNG CẤP CAO NHẤT

DSC00325

Gói I-ECO
Giá 760.000 vnđ / tháng

Văn phòng của bạn giờ đây là điểm giao dịch hiện đại, đẳng cấp và chuyên nghiệp, vì đã có I-Office phục vụ:

Dịchvụ tăngthêm i-Eco |||||||||
  • Đặt bảng tên công ty trên Tầng 4 văn phòng I-Office (độc quyền chỉ tại I-Office)
  • Nhân viên đại diện doanh nghiệp. cấp Manager của I-Office sẽ đại diện Quý Công ty khi vắng mặt xử lý những thông tin công việc (trong phạm vi thỏa thuận)
  • Số điện thoại riêng (khách hàng có thể chọn số) và tổng đài riêng (lời chào tự động khi có cuộc gọi đến) và chuyển tiếp cuộc gọi
  • Dịch vụ quảng cáo: sản phẩm – dịch vụ, logo, thông tin cty, trên LCD của I-Office tại sảnh tiếp khách
  • Sử dụng địa chỉ Indochina Park Tower để đăng ký kinh doanh và giao dịch khách hàng
  • Lễ tân tiếp khách, tiếp nhận thông tin
  • Tiếp nhận thư, bưu phẩm, & thông báo qua SMS, email.
  • Chuyển tiếp thư từ, bưu phẩm đến theo địa chỉ yêu cầu (tính theo giá bưu điện)
  • Sử dụng khu vực tiếp khách chung (tại tầng 4, 13) của I-Office, được tiếp tân phục vụ chu đáo – chuyên nghiệp, và được miễn phí nước uống (café, trà, nước lọc)
  • Miễn phí Internet cáp quang, WIfi
  • Sử dụng số fax chung: KH sẽ nhận được bản fax qua email dưới dạng .PDF

 

Miễn phí chỗ ngồi làm việc LH  5 giờ / tháng
Giảm giá phòng họp  30%
Giảm giá phòng Giám Đốc 10%

 

 

văn phòng chia sẻ, van phong chia se, văn phòng ảo, van phong ao  

Quy định về giảm vốn điều lệ

Written by i-Office.com.vn. Posted in Pháp Lý, Thành lập công ty, Thành lập doanh nghiệp

  1. Doanh nghiệp có thể giảm vốn điều lệ được hay không?

Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, nhiều trường hợp các doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động giảm vốn điều lệ. Theo luật doanh nghiệp mới nhất năm 2014 quy định:  Cho phép cả hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp TNHH (kể cả doanh nghiệp TNHH Một thành viên) và doanh nghiệp cổ phần có quyền được giảm vốn điều lệ.

 

  1. Các trường hợp giảm vốn điều lệ ở doanh nghiệp.
  2. Các trường hợp được giảm vốn điều lệ công ty TNHH
  • Trường hợp 1: Giảm vốn để hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty

Điều kiện giảm vốn để hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty: Khi công ty đã hoạt động liên tục trong 02 năm (24 tháng) kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp. Có báo cáo tài chính tại thời điểm giảm vốn đảm bảo tiền mặt đủ để trả cho số vốn giảm cho các thành viên, cũng như đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính, tài sản khác liên quan đến hoạt động của công ty TNHH,

 

  • Trường hợp 2: Giảm vốn do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty

Điều kiện giảm vốn do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty:

Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:

  • Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
  • Tổ chức lại công ty;
  • Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên về các nội dung nêu trên. Khi có yêu cầu của thành viên mua lại phần vốn góp, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp nêu trên thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

 

  • Trường hợp 3: Giảm vốn do có thành viên không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty

 

Điều kiện giảm vốn do công ty có thành viên không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty:

Công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp (tức 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Như vậy, chậm nhất trước 150 ngày và sau 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ nếu có thành viên chưa góp đủ vốn theo cam kết.

  1. Các trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
  • Trường hợp 1: Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong Công ty

Điều kiện áp dụng:

– Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Việc hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông này phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

– Công ty đảm bảo rằng: Có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản  khác sau khi đã hoàn trả tiền cho cổ đông.

 

  • Trường hợp 2: Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông

Điều kiện áp dụng:

– Công ty chủ trương tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông đã quy định tại Điều lệ Công ty. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc này và yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

– Việc mua lại cổ phần phải được Hội đồng quản trị (Nếu số cổ phần mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của Công ty) hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua (Nếu số cổ phần mua lại lớn hơn 10% tổng số cổ phần của Công ty).

– Công ty đảm bảo rằng: ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

 

  • Trường hợp 3: Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của Công ty

Điều kiện áp dụng:

– Việc mua lại cổ phần phải được Hội đồng quản trị (Nếu số cổ phần mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của Công ty) hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua (Nếu số cổ phần mua lại lớn hơn 10% tổng số cổ phần của Công ty).

– Công ty đảm bảo rằng: ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

 

  • Trường hợp 4: Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định

Điều kiện áp dụng:

– Đã quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà cổ  đông vẫn chưa thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

 

III. Tại sao nên giảm vốn điều lệ

– Mức vốn đã đăng ký cao hơn nhiều so với khả năng tài chính của Doanh nghiệp.

– Cần thay đổi tổ chức công ty (công ty TNHH hai thành viên trở lên)

–  Quy mô hoạt động nhỏ, không có nhu cầu sử dụng vốn lớn như mức đã đăng ký.

 

III. Thủ tục giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

  1. Đối với công ty TNHH

 

A. Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A. Thành phần hồ sơ

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

2.  Quyết định của hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;

3. Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;

4. Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ;

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

6. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

7. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

B. Thời hạn giải quyết

 

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
C. Kết quả thực hiện

 

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

D. Lệ phí 200.000 đ/ lần cấp

 

  1. Đối với công ty Cổ phần

 

A. Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A. Thành phần hồ sơ

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

2.  Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ;

3. Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ;

4. Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ;

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

6. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

7. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

 

B. Thời hạn giải quyết

 

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
C. Kết quả thực hiện

 

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ

D. Lệ phí 200.000 đ/ lần cấp

 

  1. Các thủ tục sau khi nhận được giấy phép ĐKKD mới (đã giảm vốn điều lệ)

Sau Hoàn tất thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/07/2015 doanh nghiệp sẽ được nhận 02 loại giấy tờ như sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hiện nay chỉ còn 05 nội dung là: Tên công ty; Địa chỉ trụ sở; Vốn điều lệ; Danh sách thành viên; Người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm các nội dung: Ngành nghề kinh doanh; Người đại diện theo ủy quyền; Thông tin đăng ký thuế; Thông tin về người quản lý doanh nghiệp.

Theo lộ trình thay đổi, doanh nghiệp phải thực hiện các bước tiếp theo sau khi nhận được giấy phép ĐKKD mới:

Bước 1: Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

– Sau khi thay đổi giảm vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi.

– Sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ công ty trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố sẽ cấp cho doanh nghiệp Giấy Biên nhận công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

 Bước 2: Kê khai mẫu 08, Tờ khai thuế môn bài

Trong trường hợp việc giảm vốn của doanh nghiệp làm giảm mức thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục như sau:

  • Kê khai và nộp mẫu 08-MST;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung;

Thủ tục giảm vốn điều lệ là một thủ tục tương đối khó khăn và phức tạp, vì vậy mà người đứng đầu doanh nghiệp cũng như các thành viên góp vốn cần cân nhắc kĩ về khả năng tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để đăng ký số vốn điều lệ cho phù hợp, tránh việc phải giảm vốn chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động.

Cần thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với bộ phận kinh doanh i-Office để được tư vấn trực tiếp qua hotline 0906.616.765

Hoặc Phòng kinh doanh

Ms.Ánh: 0908.166.091

Ms.Linh: 0908.166.843

Ms.Dung: 0914.222.940

i-Office cam kết giá tốt nhất ở đẳng cấp cao nhất