fb

Posts Tagged ‘Kinh doanh’

BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG

Written by i-Office.com.vn. Posted in Nhân Sự

BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG

(i-office.com.vn)Thực tế cho thấy những kỹ năng và nghệ thuật cần thiết để lãnh đạo tổ chức của bạn đi theo đúng hướng có thể chỉ rất đơn giản, và bất kỳ ai cũng có thể học hỏi, phát triển nếu có quyết tâm

Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt đã từng nói: “Một nhà lãnh đạo tốt là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo xuất sắc là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào chính bản thân họ”. Thế nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để dẫn dắt thành công tổ chức của mình vượt qua được những thăng trầm trong giai đoạn đầu khởi nghiệp là một trong những thách thức lớn nhất mà một người chủ doanh nghiệp có thể phải đối mặt.

Theo John C. Maxwell – chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực lãnh đạo, tác giả của cuốn “21 Quy tắc Lãnh đạo không thể bác bỏ” (Nhà xuất bản Thomas Nelson ấn hành năm 1998) và “Phát triển Nhà lãnh đạo trong chính bạn” (Nhà xuất bản Thomas Nelson ấn hành năm 1993), lãnh đạo là một trong những lĩnh vực quan trọng then chốt mà rất nhiều doanh nhân thường không chú ý tới.

Maxwell nói: “Bạn làm việc cực nhọc để phát triển sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Bạn nỗ lực hết mình để giải quyết những vấn đề về tài chính cho công ty bạn. Bạn làm mọi việc để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn tới thị trường. Nhưng bạn lại không chú tâm thích đáng đến việc làm thế nào để lãnh đạo nhân viên của bạn và tìm kiếm được những nhân viên giỏi nhất”.

Thực tế cho thấy những kỹ năng và nghệ thuật cần thiết để lãnh đạo tổ chức của bạn đi theo đúng hướng có thể chỉ rất đơn giản, và bất kỳ ai cũng có thể học hỏi, phát triển nếu có quyết tâm. Dưới đây là 10 bí quyết giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo thành công.

1. Hãy tạo dựng một đội ngũ cán bộ tận tụy

Nhân viên của bạn phải tận tụy với bạn và với công ty. Những doanh nhân thành đạt không chỉ giỏi về giao tiếp xã hội và kinh doanh, mà còn có bí quyết để thuê tuyển nhân viên một cách hiệu quả. Theo Harvey Mackay, bậc thầy giảng dạy về nghệ thuật lãnh đạo, tác giả của cuốn “Bơi cùng cá mập mà không bị ăn tươi nuốt sống” (Ivy Books, 1995): “Chỉ đơn thuần là một ý tưởng kinh doanh lớn thì không đủ. Bạn phải có khả năng nhận diện, thu hút và giữ chân nhân tài-những người có thể giúp bạn biến ý tưởng thành thành công thực sự”.

Khi tạo dựng đội ngũ nhân viên của mình, hãy tìm kiếm những người có giá trị đồng hành với mục đích và sứ mệnh của công ty. Suzanne Bates- một nhà tư vấn về nghệ thuật lãnh đạo, tác giả của cuốn “Hãy nói như một CEO” (McGraw Hill, 2005) cho rằng những nhân viên của bà luôn sát cánh bên nhau trong giai đoạn khó khăn nhất của thời kỳ suy thoái bởi vì họ đều tin tưởng vào điều mà họ đang làm. Theo bà: “Việc có những con người ngoan cường và thẳng thắn trong đội ngũ nhân viên của bạn là một việc vô cùng quan trọng”.

2. Luôn cởi mở, chú trọng việc giao tiếp

Đây là một điều thực sự quan trọng. Ngay cả trong một đội ngũ chỉ bao gồm từ 5 tới 10 người, khó mà có thể biết được điều gì đang diễn ra đối với tất cả mọi người. Nhằm khai thác sức mạnh giao tiếp, hàng tuần Bates tổng hợp một bản tin cập nhật trong tuần mà bà gọi là “Dự báo Ngày thứ sáu” và gửi qua email cho nhân viên của mình.

Bà nhận xét: “Nhân viên của tôi luôn luôn ngạc nhiên về tất cả những tin tốt mà tôi gửi cho họ mỗi tuần. Nó khiến mọi người cảm thấy bạn thực sự có rất nhiều động lực để cống hiến, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn”.

3. Đừng giả định điều gì

Khi bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể nghiễm nhiên cho rằng đội ngũ nhân viên của bạn hoàn toàn hiểu được mục tiêu và sứ mệnh của công ty- và thực tế có thể là như vậy. Nhưng vẫn cần phải nhắc nhở mọi người về cái đích mà công ty đang hướng tới và triển vọng sẽ như thế nào nếu đạt được mục tiêu. Nhân viên của bạn có thể hỏi: “Triển vọng của tôi khi đó là gì”. Một điều hết sức quan trọng là bạn phải vẽ lên bức tranh về tương lai cho nhân viên của mình. Hãy dành thời gian để thực sự hiểu về những con người đang giúp bạn gây dựng công ty của mình.

Theo Beverly Flaxington, người sáng lập The Collaborative- một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp ở Medfield, Mass: “Các ông chủ doanh nghiệp có tầm nhìn, có nhiệt huyết, và họ thành lập doanh nghiệp để biến tầm nhìn và nhiệt huyết của họ thành hành động. Nhưng họ thường giả định về nhân viên quá nhiều. Họ thường nghĩ nhiệt huyết của họ sẽ dễ dàng lan truyền sang những người khác – nhưng thực tế không phải như vậy. Bạn phải đưa mọi người vào thế giới của mình và hết sức chủ động trong giao tiếp”.

4. Hãy trung thực và đáng tin cậy

Theo Faxington, các nhà lãnh đạo tốt thường truyền dẫn tính cách và niềm tin của họ vào tổ chức. Bà nói: “Nếu bạn là chính bạn, không cố gắng hành động như một người nào khác, và tập hợp quanh bạn những người cùng chia xẻ các giá trị với bạn, doanh nghiệp của bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn”.

Theo Faxington: “Các doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng và mỗi ông chủ doanh nghiệp lại có những tính cách riêng. Nếu bạn trung thực và đáng tin cậy, bạn sẽ thu hút được những người bạn cần cho tổ chức của mình, bao gồm cả nhân viên và khách hàng.”

5. Biết được những trở ngại của mình

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều lạc quan và chắc chắn rằng họ đang tiến thẳng tới mục tiêu của họ. Nhưng theo Flaxington, một nhà lãnh đạo nếu không dành thời gian để hiểu rõ những trở ngại của mình sẽ trở thành nhà lãnh đạo thiển cận.

Theo bà: “Bạn cần biết bạn đang chống lại cái gì và bạn phải có khả năng lên kế hoạch xung quanh những việc này. Sẽ là điên rồ nếu nghĩ rằng chỉ bởi vì bạn có nhiệt huyết và năng lượng là bạn sẽ có thể chinh phục tất cả. Sẽ thông minh hơn nhiều nếu lùi lại một bước và nghĩ xem bạn đang phải đối mặt với những trở ngại gì, và tính đến những trở ngại này khi lập các kế hoạch hành động”.

6. Tạo ra một Hiến chương cho tổ chức

Theo Ken Blanchard, đồng tác giả của cuốn sách “Giám đốc một phút” (William Morrow & Co., 1982), đồng thời là nhà sáng lập The Ken Blanchard Cos., một công ty chuyên về đào tạo kỹ năng lãnh đạo và xây dựng nơi làm việc, quá nhiều tổ chức mới vội vã lên đường đua trước khi họ kịp xác định họ là ai, họ định đi về đâu, với chiến lược nào. Nếu chỉ gọi một tập hợp người là một tổ chức và giao cho họ một nhiệm vụ rõ ràng thì không có gì đảm bảo là tổ chức đó sẽ thành công.

Theo Blanchard, “Điều quan trọng là tạo ra một loạt các đồng thuận về những mục tiêu một tổ chức phải hoàn thành, chỉ rõ tại sao những mục tiêu này lại quan trọng và tổ chức này cần phối kết hợp như thế nào để đạt được những kết quả mong đợi. Hiến chương của một tổ chức sẽ đóng vai trò như là một bản ghi chép các thỏa thuận chung và có thể được sửa đổi cùng với sự lớn mạnh của tổ chức hoặc khi tổ chức cần có sự thay đổi”.

7. Hãy tin vào nhân viên của mình

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải giúp nhân viên của mình phát triển niềm tin, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn. Như Napoleon Bonaparte đã từng nói “Các nhà lãnh đạo là những người kiến tạo hy vọng”. Theo Maxwell, niềm tin mà những người nhân viên có được một phần bắt nguồn từ chính sự tin tưởng của nhà lãnh đạo vào họ. Ông nói: “Tôi nghĩ về nhân viên của tôi như những người ưu tú nhất, tôi đối xử với họ như những người ưu tú nhất, và kết quả là họ cố gắng làm việc và đạt thành tích như những người ưu tú nhất”. Ông cũng nhắc nhở: “Nhưng chỉ tin vào nhân viên của mình thôi thì chưa đủ. Bạn phải giúp họ chiến thắng”.

8. Đừng tiết kiệm những lời khen

Theo Mackay, một nhân viên bán hàng giỏi là người biết thứ âm thanh ngọt ngào nhất trên thế giới là gì. Đó chính là âm thanh về tên của họ phát ra trên đôi môi của ai đó. Thế nhưng quá nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại lầm tưởng rằng đó là tiếng sột soạt của tiền mới in hay tiếng ngã huỵch của đối thủ cạnh tranh.

Theo Mackey: “Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quá say sưa với những ý tưởng của chính mình mà không biết phân phát lời khen. Một tiền vệ xuất sắc là người luôn biết yểm trợ tốt cho hàng phòng thủ của anh ta”.

9. Giữ cho nhân viên của bạn luôn bận rộn và hứng thú với công việc

Theo Stephen Covey – một chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo, tác giả của cuốn “Bảy thói quen của những người thành đạt” (Free Press, 1989), các nhà lãnh đạo xuất sắc thường giao những nhiệm vụ mang tính thách thức cho nhân viên của mình và làm cho họ hứng thú với những nhiệm vụ này. Ông nêu ví dụ về một cửa hàng pizza nhỏ ở một thị trấn tầm trung mà có thể đánh bại cả một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh lớn về doanh số bán. Theo ông, sự khác biệt lớn giữa chuỗi cửa hàng và cửa hàng bánh pizza nhỏ này chính là nhà lãnh đạo.

Theo lời kể của ông Covey, cứ tuần nào cũng vậy, người chủ cửa hàng bánh pizza nhỏ lại tập hợp những nhân viên ở tuổi thiếu nhi của ông ta lại và hỏi họ một cách hào hứng: “Tuần này chúng ta có thể làm gì mà chúng ta chưa bao giờ làm trước đây?” Bọn trẻ thường ưa thích thách thức. Chúng bắt đầu nhắn tin cho tất cả bạn bè chúng mỗi khi có một loại bánh pizza đặc biệt được bán. Chúng mang máy quẹt thẻ tín dụng ra tận lề đường để khách đi xe máy, ô tô đi qua có thể mua pizza ngay trên phố. Chúng chở bánh pizza nóng trên xe tải để mang bánh tới bán tại các điểm vui chơi của trường. Và thế là tiền cứ đổ về và người chủ cửa hàng không bao giờ phải lo lắng về vấn đề nhân viên bỏ việc”.

10. Hãy bình thản

Theo Mackay, học giả đến từ Minneapolis: “Một người đứng đầu doanh nghiệp phải biết trấn an nhân viên không phản ứng quá mức với những tình huống nhất thời”. Điều này đặc biệt quan trọng ở thời điểm hiện nay, khi mà tin tức về môi trường kinh tế khó khăn đang lan truyền khắp mọi nơi.

Ông nói: “Kể từ năm 2008, các phương tiện truyền thông chỉ nhai nhải các tin tức xấu. Nhưng hay nhìn những gì mà các công ty và tên tuổi sinh ra chính từ trong suy thoái như iPod, GE và Federal Express đã đạt được”.

Đọc thêm bài viết liên quan đến dịch vụ cung cấp nhân sự hiệu quả tại đây

Nguồn từ tuyendung.com.vn

6 tuyệt chiêu đầu tư tài chính trong việc chọn cổ phiếu

Written by i-Office.com.vn. Posted in Tài Chính

6 tuyệt chiêu đầu tư tài chính trong việc chọn cổ phiếu

(i-office.com.vn) Những chuyên gia này đều đến từ các công ty quản lý quỹ danh tiếng với quy mô ít nhất 100 tỷ USD tài sản.

Nếu Hollywood có các nhân vật đình đám như Angelina Jolie, Tom Hanks hay Meryl Streep dìu dắt thế hệ diễn viên trẻ, lĩnh vực tài chính cũng xuất hiện những ngôi sao tương tự chia sẻ kinh nghiệm với các nhà đầu tư về cách sử dụng vốn. Dưới đây là 6 tuyệt chiêu được các chuyên gia quản lý quỹ tại Fidelity Investments, Franklin Templeton Invesments, Davis Advisors & Selected Funds áp dụng để chọn cổ phiếu. Theo CNN Money, mỗi chuyên gia này đa phần đang quản lý ít nhất 100 tỷ USD tại các quỹ. 

1. Bỏ qua lịch sử giá

Phần lớn người chơi chứng khoán thường tập trung quá nhiều vào lịch sử giao dịch gần đây của một cổ phiếu. Các nhà đầu tư giá trị có thể loại vài mã do chúng đã qua một giai đoạn tăng giá nhất định. Trong khi đó, những nhà đầu tư tăng trưởng nhiều khi ra quyết định ngược lại. Dù vậy, Chris Davis – Chuyên gia Quản lý  Danh mục đầu tư tại Davis Advisors & Selected Funds lại đánh giá cả hai chiến lược trên, trong thực tế lại không hẳn đúng.

“Mọi người sẽ không muốn bỏ qua cơ hội mua cổ phiếu với giá 20 USD rồi nhìn nó tăng lên tới 40 USD. Diễn biến cổ phiếu không có quy luật nhất định, cho nên giá trị trong quá khứ của nó cũng không nói lên điều gì. Rất khó để vượt qua suy nghĩ này”, Chris đánh giá.

Còn Will Danoff – Chuyên gia đang quản lý 100 tỷ USD tại Fidelity Investments nhấn mạnh, nhà đầu tư nên chú trọng nhiều vào các chỉ tiêu cơ bản của công ty, hướng phát triển cũng như tính đa dạng ngành. “Nếu một cổ phiếu đã tăng giá gấp đôi hay gấp ba mà bạn vẫn chưa kịp mua, cũng không nên tỏ ra tiếc nuối. Trường hợp lợi nhuận của công ty niêm yết tăng gấp 5 lần thì cũng đành cắn răng mà mua với mức giá như vậy”, Will Danoff chia sẻ.

2. Tìm lãnh đạo có khả năng thích ứng cao

Công nghệ đang biến đổi với tốc độ nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy việc đi trước xu thế hiện là yếu tố quan trọng đối với những nhà quản lý. “Lợi thế cạnh tranh chỉ là yếu tố thời gian. Vấn đề thực sự ở đây là khả năng thích nghi của đội ngũ quản lý”, Davis đánh giá.

Chuyên gia quản lý danh mục tại Davis Advisors & Selected Funds nhấn mạnh, rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực như truyền thông, dược phẩm hay bán lẻ đang gặp khó khăn. Một phần lý do là họ cứ mải đi theo chiến lược kinh doanh cứng nhắc với những người lãnh đạo luôn tự mãn về bản thân. “Thế giới đang thay đổi. Và nếu không chịu tiếp nhận những cái mới, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau”, Davis nói.

Một ví dụ về khả năng thích ứng nhanh phải kể đến Mark Zuckerberg – CEO Facebook. Vị lãnh đạo trẻ này đã phát triển Facebook theo hướng chú trọng thương mại hóa trên nền tảng thiết bị di động từ sau khi công ty IPO (chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng). Chiến lược này đã đáp ứng theo sự thay đổi đáng kể về hành vi người sử dụng.

“Mark và những đồng nghiệp nhìn ra tiềm năng phát triển nhanh chóng của điện thoại thông minh. Anh ta cũng gặp sai lầm nhưng lại thay đổi rất nhanh sau đó”, Will Danoff nhận xét.

3. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm

Năm 2004, một công ty trong lĩnh vực công nghệ-Internet IPO và được quảng cáo rầm rộ, Davis đã bỏ qua cơ hội sở hữu cổ phần doanh nghiệp này. Sau 10 năm, công ty ngày đó là Google hiện đạt giá trị tới 375 tỷ USD và vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt.

Davis cho biết sẽ không bao giờ quên mình đã bỏ lỡ cơ hội này. Thậm chí ông còn gắn một chứng chỉ cổ phiếu Google lên “bức tường nhục nhã” ở công ty – nơi ghi dấu những sai lầm lớn nhất trong năm của các thành viên. Theo ông, vấn đề nằm ở chỗ nhà đầu tư học hỏi gì từ những sai lầm này và thay đổi chúng ra sao.

4. Xác định trước rủi ro

Song song với học hỏi từ sai lầm, nhà đầu tư cần chú trọng việc lường trước rủi ro trong mọi thời điểm. Davis tiết lộ ông thích lập kế hoạch cho một cổ phiếu và đặt ra những giả thiết xấu nhất trong vòng 5 năm tới. Chẳng hạn, nếu một mã đang có triển vọng rất tốt, 5 năm nữa trong kế hoạch của Davis, nó có thể lao dốc sâu đến mức nào và ông tìm mọi nguyên nhân để lý giải.

Phương pháp này giúp nhà đầu tư duy trì cái nhìn đa chiều về một cổ phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng chuyện ngoại cảnh tác động ra sao đến chiến lược kinh doanh trước khi ra quyết định đầu tư.

5. Khảo sát thị trường thực tế

Đầu tư vào thị trường mới nổi có thể xem là vô cùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh khác biệt về văn hóa, phương tiện truyền thông và cả tệ tham nhũng. Đó là lý do Michael Hasenstab – Chuyên gia quản lý quỹ tại Franklin Templeton Investments dành 80% thời gian để đến tận những thị trường như Trung Quốc, Trung Âu và châu Phi khảo sát, nghiên cứu trong năm nay.

“Việc đến quan sát tận nơi rất quan trọng. Nó giúp ta có cái nhìn chính xác về bối cảnh kinh doanh và đặt câu hỏi thật chuẩn cho các khoản đầu tư” – Michael chia sẻ. Hiện ông quản lý 190 tỷ USD tại Franklin Templeton Investments.

Trước đó, từng có thời điểm Michael đánh giá thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng nhờ những thay đổi về thu nhập và sức tiêu thụ của người dân trong một đợt thị sát tại các quốc gia châu Á. Cách nghiên cứu này có thể không phù hợp với hầu hết các nhà đầu tư cá nhân, nhưng Michael cho rằng họ vẫn nên lưu tâm và có thể áp dụng ngay mỗi khi ra nước ngoài.

6. Không phải thiên nga nào cũng đen

Thuyết “Thiên nga đen” được Nassim Nicholas Taleb –Giáo sư Tài chính đồng thời là chuyên gia chứng khoán tại Phố Wall nhắc đến trong một cuốn sách xuất bản vào năm 2007. Khái niệm này chỉ những sự kiện lớn, rất tiêu cực và khó có thể xảy ra theo tính toán thông thường, chẳng hạn chiến tranh, khủng hoảng tài chính hay thảm họa thiên nhiên (bão lũ, động đất…).

Dù vậy, Chuyên gia quản lý quỹ Davis cho rằng không phải sự kiện nào được coi là “thiên nga đen” cũng để lại tác động xấu. Thế giới vẫn luôn tiến về phía trước và có rất nhiều đổi thay mang tính đột phá như sự ra đời của mạng Internet hay khái niệm toàn cầu hóa. Thậm chí sự bùng nổ về chuyện khai thác khí đá phiến ở Mỹ đang làm thay đổi bức tranh về ngành năng lượng nước này cũng được Davis xem như một “thiên nga đen” tích cực.

“Những tin tốt và xấu vẫn luôn song hành cùng nhau. Chuyện chúng ta có thể cân bằng ra sao và tính toán rủi ro thế nào mới là bí mật của thành công”, Davis chia sẻ.

Đọc thêm bài viết liên quan tai đây

Nguồn từ vnexpress.net

7 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Written by i-Office.com.vn. Posted in Kế Hoạch Kinh Doanh

Lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả – đó là bước đi đầu tiên cho một quá trình kinh doanh hiệu quả. Nhưng lập kế hoạch như thế nào thì không phải ai cùng đều biết rõ.
Vậy làm thế nào để quá trình kinh doanh của bạn vừa mang lại nhiều lợi nhuận, vừa hiệu quả mà đồng thời lại không phí phạm quá nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch kinh doanh.

1. Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh hiệu quả:
Trước khi bắt tay vào viết kế hoạch kinh doanh, bạn cần thực hiện một số công việc chuẩn bị như:  tham khảo ý kiến về lập kế hoạch kinh doanh từ những lời khuyên của những công cụ có sẵn, những phương thức tiêu biểu; đồng thời thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn bao gồm: các nhà cung cấp dịch vụ, đối thủ cạnh tranh, các hiệp hội, doanh nghiệp cùng ngành.
2. Đặt ra các mục tiêu kinh doanh hiệu quả:
Cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn phải thể hiện được mục tiêu kinh doanh như  một bức tranh rõ ràng. Trong đó, thể hiện đầy đủ các công việc bạn sẽ triển khai trong vòng vài năm tới. Trong cách lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải trả lời những câu hỏi:
“Bạn sẽ bán sản phẩm gì, dịch vụ gì , các nhóm khách hàng và yêu cầu của khách hàng mục tiêu là gì, bạn dựa vào cơ sở nào để khẳng định bạn sẽ thành công trong tương lai, yếu tố nào trong việc kinh doanh của bạn khiến khách hàng chọn bạn chứ không phải là đối thủ cạnh tranh.”

Và một câu hỏi cũng không kém phần quan trọng đó là : “bạn trông chờ kinh doanh sẽ đền đáp cho bạn những gì. Một khi bạn trả lời được những câu hỏi đó, bạn dễ dàng quyết định được các mục tiêu kinh doanh ngay khi nghiên cứu thị trường.

7 buoc- lap-ke-hoach-kinh-doanh

Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian

Written by i-Office.com.vn. Posted in Kỹ Năng

QUẢN LÝ THỜI GIAN

 Thời gian là quý báu cho nhà lãnh đạo. Dù ở trong công việc nào, bạn vẫn phải biết quản lý thời gian của mình. Không có khác biệt nào giữa các cấp lãnh đạo. Làm quản lý thường là giao việc cho người khác. Dù vậy, bạn không thể tổ chức giao việc hiệu quả nếu bạn không tự mình tổ chức cho mình. Thời gian là tài nguyên hiếm hoi. Tự tổ chức và sắp xếp trách nhiệm có ý nghĩa là tổ chức và sử dụng quỹ thời gian của bạn cho cá nhân hay trong công việc, bạn cần xây dựng cho mình một chương trình làm việc xác định rõ quỹ thời gian nào dành cho việc nhỏ, ít quan trọng và dành nhiều thời gian hơn cho việc lớn, quan trọng hơn.

Tính chất phức tạp trong tổ chức ngày nay khiến cho bạn phải thực sự quan tâm đến việc sắp xếp chương trình sao cho tận dụng thời gian tốt nhất để đạt hiệu quả cao nhất.

Cần phải thích ứng để xác định đúng đắn, thận trọng những điều quan trọng thật sự cho dù cá nhân hay trong công việc. Bạn phải suy tính như vậy trước khi bắt đầu chương trình hành động nào để tận dụng tối đa thời gian có được.

Bạn cần xác định và phân tích việc sử dụng của bạn hiện nay. Chúng tôi đề nghị hãy giảm thiểu những điều ngăn trở thời gian của bạn và đây là vài ý kiến thực tế có thể giúp bạn khắc phục. Sau cùng, đề nghị bạn lập ra một phương án riêng, trong đó bạn sẽ quản lý thời gian của mình một cách đều đặn.

Quản lý thời gian

Quản lý nghĩa là làm việc và tổ chức cùng với người khác. Phần lớn thời gian bạn đã dùng để giao tiếp, tổ chức công việc với nhân viên. Muốn tổ chức với người khác, bạn phải biết tự tổ chức và quản lý thời gian của chính mình.

Quản lý thời gian hiệu quả đem lại nhiều lợi ích thuyết phục

–          Làm cho cuộc sống dễ dàng hơn

–          Giảm căng thẳng (stress)

–          Tăng hiệu quả

–          Tăng niềm vui trong công việc

–          Tăng năng suất của cá nhân và tập thể

–          Tăng “thời gian riêng tư ” cho bạn dùng

Quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn suy nghĩ thêm cho công việc quan trọng và thì giờ giải trí.

Năm chữ << A >> trong quản lý thời gian hiệu quả

sơ đồ 1

SƠ ĐỒ ĐỂ QUẢN LÝ THỜI GIAN TỐT HƠN

 

1. AWARE : Nhận biết : để đề ra mục tiêu cho cá nhân & công việc. Sau đó sắp xếp ưu tiên

2. ANALYSE : Điều cần làm

3. ATTACK : Ăn cắp thời gian ® loại bỏ kẻ ăn cắp thời gian của mình.

4. ASSIGN : Lập thứ tự ưu tiên

5. ARRANGE : Hoàn thiện kỷ năng, lập kế hoạch

6. SAVE TIME, BETTER USE : Tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian tốt hơn

 

1. Awareness : Nhận biết

Nhận biết đâu là điều quan trọng cho cá nhân và công việc. Giai đoạn đầu tiên này giúp xác định mục tiêu cụ thể các yếu tố trên. Bạn phải coi trọng các yếu tố liên quan đến cách thức sử dụng thời gian, thói quen, tác phong, giao tiếp và trách nhiệm công việc của bạn.

2. Analysis : Phân tích điều cần làm.

Để cải thiện sử dụng thời gian bạn cần đào sâu chi tiết về cách sử dụng thời gian hiện tại / những điều làm mất thời gian. Phân tích như vậy giúp bạn sẽ xác định được cần làm gì để tốt hơn.

3. Attack : Ăn cắp thời gian (TG)

Có nhiều điều làm mất thời gian của bạn. Những “kẻ cắp thời gian” cần phải loại bỏ khi bạn chú tâm vào những điều cần yếu.

4. Asignment : Lập trật tự ưu tiên

Khi loại trừ “kẻ cắp thời gian”, bạn nhớ lập trật tự ưu tiên cho công việc đang dang dở.

Cần làm những việc này một cách đều đặn.

5. Arrangement : Sắp đặt kế hoạch

Giai đoạn cuối cùng là bạn phải sắp xếp thời gian có mục đích rõ ràng. Nhớ đều đặn hoàn thiện các kỹ năng “nhỏ bé” kể trên để phục hồi thời gian đã mất. Bạn cần phải có kế hoạch thông minh.

Bây giờ chúng ta cùng xem kỹ hơn năm giai đoạn này :

1. AWARE : Nhận biết

Trước hết cần phải hiểu rõ chính bạn để có thể hoàn thiện việc quản lý thời gian. Một, bạn nghiêm túc xác định mục đích cá nhân và công việc (hay các trọng điểm) : sẽ đi đâu và muốn thế nào. Hãy viết các mục tiêu ra để thấy rõ mức độ quan trọng ở đó.

Hiệu quả quản lý thời gian có được từ hai cách kiểm soát : tự kiểm soát và kiểm soát công việc. Tự kiểm soát là do hiểu biết chính mình : ưu điểm, khuyết điểm, nhân cách, cách nhìn sự việc theo tổng quan hay chi tiết. Kiểm soát công việc là hiểu rõ công việc tức là tổ chức và vai trò trong tổ chức ấy. Vì là lãnh đạo, bạn cần hiểu rõ mục đích chính của cơ quan. Người ta sẽ đánh giá bạn qua sự hiểu biết này.

Khi đề ra mục đích và trọng tâm, bạn đã thấy đâu là điều quan trọng thật sự. Hãy nghĩ về con người bạn muốn tạo nên. Bạn hướng sự nghiệp về đâu ? Cơ quan bạn cần đạt được điều gì ?

Để làm rõ mục đích không phải là chuyện dễ dàng. Bạn biết sơ qua những liên quan đến mục tiêu. Nhưng còn phải đưa ý tưởng mình ra ánh sáng. Hãy làm như sau :

  • Quan trong / Ưu tiên :

Hãy tách riêng mục tiêu của gia đình với mục đích cá nhân và công việc (sự nghiệp / kinh doanh). Nhớ phải giữ thế cân bằng. Nếu bạn quyết định lấy bằng đại học, cùng lúc muốn dạy con bạn bơi lội và chơi lướt ván buồm tất cả các thứ một lúc thì xin bạn hãy suy xét lại. Mọi mục tiêu đều quan trọng nhưng phải xác định cái nào quan trọng hơn trong thời điểm hiên tại :

Mức độ quan trọng tạm thời có thể hoán chuyển khi một vài trọng điểm đã hoàn tất / các ưu tiên có thay đổi.

  • Kinh nghiệm quá khứ :

Hãy nhớ lại những chuyện đã làm hoặc xảy ra mà bạn cảm thấy “hài lòng” : lúc nào bạn đã thành công. Có lẽ bạn mừng cho sự thăng chức trong vị trí hiện nay.

Về cá nhân, khi mua nhà mới hoặc đi nghỉ hè với bạn thân đều đem lại niềm sung sướng. Nếu cảm nhận sự hài lòng ở đâu thì điều quan trọng cũng ở ngay đó vậy.

  • Thực tế : (khi xác định mục tiêu)

Mục đích phải thực tế. Nếu chỉ cao 1,45 m mà ước mong là ngôi sao trong đội bóng rổ chuyên nghiệp thì bạn viễn vông lắm đấy.

  • Rõ ràng :

Mục đích cần rõ ràng, hợp lý và có hạn định. Hãy nghĩ làm thế nào đạt mục đích và lên kế hoạch thực hiện.

  • Viết ra giấy : (để hệ thống hóa, tránh sai sót)

Hãy viết ra giấy những ý tưởng của bạn. Đừng lừa dối chính mình khi cho là có thể nhớ trong đầu các mục đích đa dạng của bạn.

Chúng ta đang nói đến những mục tiêu dài lâu cả đời người.

Hơn nữa, khi ghi chép các mục đích, bạn sẽ chú tâm đến những điều mình tin tưởng. Khi viết ra giấy, các mục tiêu thường khác đi so với khi chúng còn nằm trong trí não.

Bảng sau đây sẽ cho bạn biết về các điều trên. Bạn sẽ học cách thiết lập, sắp xếp ưu tiên, làm việc tích cực, hướng về mục đích đề ra.

Còn những điều khác ảnh hưởng đến quỹ thời gian của bạn : tư cách, thói quen và giao tiếp Nếu bạn hay truyền miệng để liên lạc với nhân viên thì có ảnh hưởng đến thời gian của bạn là : bạn có thể đã nói đi nói lại mười lần cùng một thứ cho mười người khác nhau. Thực ra chỉ cần một lời nhắn ngắn gọn là đủ.

Khó làm thay đổi thói quen nhưng làm vẫn được. Còn có trách nhiệm công việc liên quan đến thời gian của bạn. Những trách nhiệm này không hằn là điều bạn phải tin là quan trọng. Có khi là những yêu cầu đòi hỏi trong công việc mà chúng ta không thích lắm nhưng phải chịu đựng. Đó là những điều không quan trọng lắm nhưng lại không thể tránh được. Bạn hãy giữ cho quân bình giữa điều quan trọng trong công việc và những bổn phận áp đặt lên bạn. Hãy làm rõ trách nhiệm của bạn.

 

 

TRÁCH NHIỆM CỦA BẠN :

Chịu trách nhiệm về những ai ?

Mức độ trách nhiệm đối với họ ?

Tôi có nắm nguồn lực và kinh phí riêng ?

Tôi làm việc trong môi trường chính yếu nào ?

Tôi chịu trách nhiệm hành chính nào ?

Tôi có phải tiếp xúc với khách hàng bên ngoài ?

Tôi có phải phát huy sáng kiến ?

Tôi được quyền hạn gì ?

Nhân viên của tôi trách nhiệm ra sao ?

Đồng nghiệp của tôi có trách nhiệm nào ?

Nhiệm vụ của cơ quan tôi là gì ?

Trong công việc, có nguyện vọng gì tôi chưa đưa ra ?

Có thể liệt kê thêm nữa nhưng khi trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp bạn định hình được trách nhiệm của mình.

2. ANALYSE : Phân tích

Khi đã đề ra mục tiêu rồi, bạn phải làm một bước thực tế phân tích cách thức sử dụng thời gian. Để kiểm soát được thời gian của mình, bạn phải biết dùng nó thế nào ?

Có vẻ như đơn giản, nhưng phần lớn các lãnh đạo lại không thể nói cho bạn biết chi tiết họ đã dùng thời gian trong ngày hay trong tuần như thế nào.

Bạn cần sử dụng thời gian của mình. Cần phân tích rõ cách sử dụng sau khi biết rõ mình phải làm gì. Hãy mổ xẻ thì giờ trong ngày và xem xét, tự hỏi : Tôi dành thời gian bao lâu để họp hành ? Tôi đã làm công việc của người khác mất bao lâu ? Hãy biết rõ thực sự bạn đang làm điều gì ?

Nhật ký / Tự đánh giá :

Phương pháp này, để bạn tự đánh giá theo mẫu “Ngày của Dũng” như ở đây / có mẫu khác rõ ràng hơn. Hãy sắp xếp công đoạn làm việc theo từng 5, 10, 15 / 30 phút.

Mẫu tự đánh giá : (Một thí dụ)

 

THỨ HAI

Giờ                                                       Công việc

7h30 – 8h00         …………………………………………………………………………………………….

8h00 – 8h30        …………………………………………………………………………………………….

8h30 – 9h00        …………………………………………………………………………………………….

9h00 – 9h30        …………………………………………………………………………………………….

9h30 – 10h00      …………………………………………………………………………………………….

10h00 – 10h30    …………………………………………………………………………………………….

10h30 – 11h00    …………………………………………………………………………………………….

11h00 – 11h30    …………………………………………………………………………………………….

11h30 – 12h00    …………………………………………………………………………………………….

12h00 – 12h30    …………………………………………………………………………………………….

12h30 – 13h00    …………………………………………………………………………………………….

13h00 – 13h30    …………………………………………………………………………………………….

13h30 – 14h00    …………………………………………………………………………………………….

14h00 – 14h30    …………………………………………………………………………………………….

14h30 – 15h00    …………………………………………………………………………………………….

15h00 – 15h30    …………………………………………………………………………………………….

15h30 – 16h00    …………………………………………………………………………………………….

16h00 – 16h30    …………………………………………………………………………………………….

16h30 – 17h00    …………………………………………………………………………………………….

17h00 – 17h30    …………………………………………………………………………………………….

17h30 – 18h00    …………………………………………………………………………………………….

 

Khoảng thời gian dự tính tùy theo bạn sắp đặt. Cần nhất là bạn phải biết mình đang thực sự làm điều gì lúc này. Đề nghị bạn theo dõi thời gian biểu trong vài ngày liền ít nhất 3 lần trong năm. Bạn hãy tập ghi chép lại công việc của mình. Làm như thế, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì và đặt điều quan trọng nhất bạn muốn làm để hướng gần đến mục tiêu.

Tự xem xét xong, bạn hãy sang phần phân tích. Để có ích lợi hơn, chúng ta hãy thực hiện một khoảng thời gian biểu trọn ngày. Bạn càng chi tiết càng tốt và liệt kê công việc và thời gian thực hiện.

Thí dụ :  Ngày của Dũng” là một mẫu tham khảo như sau :

Ngày của Dũng

Ngày thứ ba, 23/3

Giờ

Công việc

Tham gia

7.30-7.41

Uống cà phê, đọc báo

Tôi

7.41-7.44

Điện thoại từ chi nhánh số 5, đòi số liệu cho báo cáo

7.44-7.50

Đến phòng thư ký tìm tư liệu

Tôi

7.50-7.53

Hiền (thư ký) đến tìm tư liệu

Hiền

7.53-7.56

Sơn ghé vào xác nhận cuộc họp

Sơn

7.56-8.00

Giải thích xong cho Hiền điều cần thiết

Hiền

8.00-8.02

Điện thoại từ nhà gọi đến

Lan (vợ tôi)

8.02-8.16

Làm việc về bản báo cáo năm

Tôi

8.16-8.18

Điện thoại từ chi nhánh số 5. Nhắc lấy dữ liệu.

Nhắc Hiền đưa dữ liệu cho Lý

8.18-8.23

Nhận điện thoại từ Hiền

Hiền

8.23-8.29

Làm tiếp bản báo cáo

Tôi

8.29-8.47

Tuấn ghé vào mời mọi người dùng cơm trưa

Tuấn

8.47-8.49

Điện thoại yêu cầu của Bộ

Bộ

8.49-8.54

Hai gặp Tuấn và đề nghị dùng cơm trưa ở số 94.

Hai, Tuấn

8.54-9.01

Làm tiếp bản báo cáo

Tôi

9.01-9.07

Minh (ông chủ) gọi điện báo thay đổi lịch

Minh

9.07-9.21

Xem lại kế hoạch cho năm sau

Tôi

9.21-9.23

Phòng máy tính gọi đến đề nghị nâng cấp trang thiết bị

Phúc

9.23-9.30

Lập chương trình họp

Tôi

9.30-9.34

Hùng ghé vào để kiểm tra số ngày nghỉ còn tồn đọng và than phiền về cấp trên. Buổi gặp mặt được sắp xếp với anh ta cho buổi chiều.

Hùng

9.34-9.52

Nghỉ giải lao và dùng cà phê

Những người khác

9.52-l0.01

Chuẩn bị lịch trình cho buổi họp

Tôi

10.01-10.20

Đi đến phòng họp, ngừng lại tán chuyện với đồng nghiệp

Những người khác

l0.20-10.25

Chờ mọi người đến dự họp

Những người khác

10.25-11.32

Điều hành cuộc họp về kế hoạch phát triển năm tới

Những người khác

11.32-13.05

Ăn trưa

Những người khác

13.05-13.20

Đi dạo tán gẫu với các đồng nghiệp

13.20-13.30

Chuẩn bị cho cuộc họp với Hùng

Tôi

13.30-13.37

Hùng đến, buổi họp bắt đầu

Hùng

13.37-13.41

Thư ký của phó chủ tịch hội đồng điện thoại về việc chậm trễ trả lời thư.

Thư ký phó chủ tịch hội đồng

13.41-13.44

Gọi điện cho Kim nhắc đến lá thư.

Kim

13.44-13.52

Tiếp tục cuộc thảo luận với Hùng

Hùng

13.52-13.55

Điện thoại từ phân xưởng báo Thắng đang cãi nhau với người quản đốc.

Người khác

Tôi

13.55-14.00

Bảo Hùng quay trở lại sau và đi xuống phân xưởng

Hùng

14.00-14.24

Nói chuyện với Thắng và với quản đốc của anh ta để giúp họ giải quyết vấn đề. Sắp xếp buổi gặp mặt.

Thắng và người quản đốc

14.24-14.35

Ký, các lá thư cho Hiền và đọc đánh máy bản thông báo nội bộ.

Hiền

14.35-14.39

Điện thoại của con hỏi xin tiền

Hiếu

14.39-14.47

Chấm dứt việc đọc đánh máy, ký vài lá thư

Hiền

14.47-15.15

Dùng cà phê giải lao

Người khác

15.15-15.36

Thảo luận về những số liệu cho năm tới với các quản đốc.

Các quản đốc

15.36-15.38

Hai gọi điện báo cô ấy phải về nhà vì bệnh

Hai

15.38-15.46

Tiếp tục cuộc thảo luận

Các quản đốc

15.46-15.49

Ở nhà gọi điện bảo lúc về đón con gái Mai ở trường

Lan (vợ)

15.49-16.07

Phi ghé vào nói về việc đề bạt thăng chức

Dời phần còn lại của cuộc thảo luận cho đến ngày mai

Phi

Các quản đốc

16.07-16.20

Thảo luận việc đề bạt thăng chức với Phi

Phi

16.20-16.22

Lan gọi điện hẹn gặp ngày mai

Lan

16.22-16.32

Thu dọn đồ: số liệu năm sau, bản báo cáo và dụng cụ chơi tennis.

 

Bài tập :

Bạn là đồng nghiệp và là một người bạn thân của ông Dũng. Ông Dũng rất không hài lòng với một ngày làm việc như vậy. Không may là những ngày làm việc lộn xộn như vậy lại xảy ra rất thường xuyên. Ông ta yêu cầu bạn cho một vài lời khuyên nhằm cải thiện việc sắp xếp thời gian của ông ta. Bước đầu bạn nên phân tích việc ông Dũng đã sử dụng thời gian của mình như thế nào và tại sao lại như vậy. Sau đó, bạn hãy đề nghị phương pháp để quản lí thời gian tốt hơn. Bạn có thể đặt vài câu hỏi quan trọng với ông Dũng để giúp ông ta.

Khi phân tích thời gian biểu hãy nhớ những điểm sau :

1)      Công việc ích lợi nào chiếm nhiều thời gian nhất ?

2)      Công việc vô bổ chiếm nhiều thời gian nhất ?

3)      Công việc ích lợi nào không đáng dành nhiều thời gian ?

4)      Công việc nào cần thời gian nhiều hơn ?

5)      Lúc nào trong ngày thì bận rộn nhất ?

Sơ đồ 2

Ngày của Dũng

(Sau khi phân tích)

Loại công việc

Động tác

Thời lượng (phút)

% Tổng số thời gian

Chuyên môn

7

139

27,5%

Cấp bách

5

41

8,1%

Thường xuyên

25

165

32,6%

Cá nhân

11

161

31,8%

Dũng sắp xếp công việc của mình như sau :

Chuyên môn (C) : Công việc nghiệp vụ như lên kế hoạch lâu dài, viết hồ sơ nhân viên, xem xét báo cáo.

Cấp bách (không dự báo trước được) (CB) : Việc cần làm ngay như bất đồng cá nhân, quyết định cấp bách.

Thường xuyên (T) : Việc hành chánh giấy tờ, thư từ, điện thoại, nhắc nhở nhân viên.

Cá nhân (CN) : Việc riêng như gia đình, giải lao.

Trong mỗi phần, Dung ghi rõ C, CB, T, CN. Sau đó cộng hết thảy động tác của từng loại.

Nhìn chung sẽ thấy Dũng mất nhiều thời gian cho những việc không quan trọng. Việc hành chánh và cá nhân chiếm quá nhiều thời gian trong một ngày làm việc. Nếu bạn cũng thế thì hãy biết còn nhiều người cũng vậy lắm. Các nghiên cứu cho thấy người lãnh đạo thường bị lôi cuốn vào những chuyện lung tung, nhất thời và giai đoạn hoặc mất liên tục trong công việc.

Nói thực, bạn sẽ khó tìm được cách giải quyết thỏa đáng cho những điều quan trọng. Có khi bạn bận rộn (hay cảm thấy như vậy) vì cứ phải trả lời điện thoại, khách không hẹn trước hoặc giải quyết bất đồng cá nhân. Có nhiều người lãnh đạo và tổ chức cho “sự bận rộn” là đồng nghĩa với hiệu suất và cho như vậy là làm việc siêng năng. Không phải thế đâu Nếu như có ai đó cứ loay hoay bận bịu, lúc nào cũng căng thẳng, ấy là vì họ đã có thể không biết cách sắp xếp thời gian hợp lý.

Nếu bạn giống như họ, bạn sẽ mất nhiều thời gian lệ thuộc vào tác động của người khác thay vì đã có thể lên chương trình làm việc chú tâm vào những điểm cần thiết quan trọng hơn. Bạn đang mất nhiều thời gian cho những điều ít hiệu quả.

3. ASSIGN : Lập trật tự ưu tiên

Lập thời gian biểu xong, bạn cần biết phân loại như sau :

  • Kiểm soát được / Chủ động
  • Quan trọng
  • Khẩn trương
  • Giao cho ai khác
  • Kiểm soát được / chủ động :

Hãy tự hỏi mình có thể tự kiểm soát được bao nhiêu công việc ? Cần bổ sung gì cho công việc. Nếu bạn chú tâm vào những việc không liên quan trực tiếp hoặc của người khác đang làm tốt hơn thì bạn đã mất thời gian.

Công việc nào tự bạn làm lấy ? Việc nào do người khác đề nghị ? Hãy xem lại khung thời gian biểu của mình và chọn ra. Tính điểm khả năng chủ động của bạn theo cách sau :

(điểm 0 đến 6)

0 : Không kiểm soát được trong công việc

3 : Bạn có kiểm soát một phần trong công việc

6 : Kiểm soát hoàn toàn trong công việc

Từ đó suy ra bạn ở mức độ kiểm soát thế nào trong khung thời gian của mình.

Cũng tính như vậy cho “chủ động

0 : Bạn bị động hoàn toàn trong công việc

3 : Bạn có linh động trong công việc

6 : Chủ động hoàn toàn trong công việc

Từ đó suy ra khả năng chủ động của bạn

  • Sự quan trọng :

Hãy sắp xếp công việc theo mức độ quan trọng “Có” và “Không”. Nghĩa là phải nghỉ đến hậu quả của các quyết định và hành động. Sẽ phí thời gian nếu bị kẹt vào những điều không quan trọng so với mục tiêu đề ratrách nhiệm chính.

Theo Pareto’s Law, còn gọi là “Luật 80/20” thì người lãnh đạo chỉ dành được 20% thời gian cho kết quả tốt. Còn lại 80% là chuyện “bỏ đi”.

  • Sự khẩn trương :

Công việc có khẩn trương và cần làm ngay không ?

Cần điều kiện thời gian đủ để hoàn tất công việc ngay. Liệu có thể để lúc khác được không ?

Hãy phân biệt rõ việc “khẩn” và việc “quan trọng”.

Việc “khẩn” nhiều thì không quan trọng nhưng lại chiếm chỗ trước việc “quan trọng”. Việc quan trọng gắn liền với kết quả phải có. Việc “khẩn” thường do người khác tác động. Bạn hãy kiểm soát lượng thời gian dành cho việc “khẩn”. Cũng phải biết xếp thứ tự công việc. Đó là sự ưu tiên.

Nhớ chú ý tới hai ảnh quan trọng và khẩn trương được trình bày trong sơ đồ sau đây :

Khi thật quan trọng và thật khẩn, hãy làm ngay đi. Không thể do dự vì đúng là công việc quá quan trọng.

Khi thật quan trọng nhưng chưa thật khẩn trương thì bạn vẫn còn thời gian sắp xếp và giao phó cho ai một phần để bắt đầu công việc. Dù sao cũng đừng để lâu quá. Bởi vì đó là việc quan trọng liên quan đến kết quả.

Thí dụ : Khi phải báo cáo trong hai tháng tới với Ban Giám đốc, bạn phải làm nghiêm túc vì có ảnh hưởng đến vị trí công tác và phòng ban trong cơ quan.

Nếu thật khẩn nhưng không mấy quan trọng, bạn có hai giải pháp :

1)      Làm liền nhưng đừng kéo dài thời gian, chấm dứt sớm.

2)      Chuyển giao cho ai khác

Thí dụ : Giám đốc cần danh sách nhân viên nghỉ phép trong một giờ tới. Hãy làm cho xong vì đó chỉ là hành chánh.

Nếu chẳng khẩn cũng chẳng quan trọng lắm, bạn hãy tự hỏi có nên làm không ? Loại việc này có thể bỏ qua, quên đi hoặc giao cho ai khác.

Thí dụ : Người trợ lý hỏi bạn màu xanh hay màu đỏ thì hợp cho bìa bản báo cáo.

4. ATTACK : Kẻ cắp thời gian

Có nhiều thứ làm tiêu hao thời gian. Cần phải biết rõ chúng để loại trừ. Có hai loại bạn phải thanh toán. Một là kẻ cắp bên ngoài : điện thoại nói chuyện lê thê, khách dai dẳng, hội họp thiếu tổ chức, bất hòa cá nhân và chuyện phiếm. Hai là kẻ cắp bên trong : chẳng biết nói ”không”, do dự, dời lại công việc, lỗi lầm, không kế hoạch, không biết giao việc.

Bạn chắc đã gặp các thứ này rồi.

Kẻ cắp thời gian tiêu biểu :

1)      Không biết nói “không”

2)      Nói chuyện điện thoại lâu quá

3)      Khách thăm thình nịnh

4)      Nơi làm việc kém tổ chức

5)      Dời việc lại sau ® thường sảy ra khi gặp việc khó khăn ® Nên : Xé nhỏ công việc & bắt tay làm ngay để tránh tress.

6)      Cầu toàn

7)      Giấy tờ nhiều quá

8)      Giao tiếp kém

9)      Không biết giao việc (không chịu ủy quyền cho người khác)

10)  Không biết tổ chức buổi họp

Kẻ cắp 1 : KHÔNG BIẾT NÓI “KHÔNG”

Chúng ta khó mà nói “không” với ai đó vì muốn giúp họ hơn là làm buồn lòng họ. Có khi bạn khó nói “không” vì đã tham gia nhiều dự án hiệu quả làm cho bạn cảm thấy quan trọng và cần thiết. Nói “có”  dễ làm bạn cảm thấy bận rộn và được yêu thích. Hãy coi chừng ! Nếu bạn cứ nhận đại mọi thứ mọi lúc thì người ta sẽ coi như bạn chắc chắn trả lời “có” bất cứ khi nào.

  • Đối phó : Sắp xếp ưu tiên cho công việc

Xem xét mọi đề nghị dựa trên mức độ quan trọng đối với bạn và đối với cơ quan. Nếu không thấy quan trọng và không liên quan đến trách nhiệm của bạn, hãy từ chối nhẹ nhàng. Nếu ai đó nhờ bạn làm một phần việc của họ, chẳng có lợi lộc gì khi bạn nói “có”.

Để ngày mai”, “lúc khác thuận tiện hơn” là một cách để nói “không”.

TÓM TẮT

Để nói “không”

  • Sắp xếp ưu tiên công việc
  • Nói “không” khi việc chẳng quan trọng lắm
  • Nói “không” khi chẳng phải trách nhiệm của bạn
  • Hãy bắt đầu nói “không” với các đề nghị nhỏ
  • Hãy hỏi “Có ai khác làm được việc đó không ?”
  • Tìm cách nói “không” một cách lịch sự

 

Kẻ cắp 2 : NÓI LÂU TRÊN ĐIỆN THOẠI

Bạn nói chuyện điện thoại bao lâu ? Thời gian cần thiết là bao lâu ? Chúng ta thường nói lâu hơn cần thiết.

Có nhiều lý do giải thích như sau :

  • Kéo dài câu chuyện
  • Kể lể chuyện này chuyện kia
  • Không chịu dừng đúng lúc
  • Trả lời mọi cuộc điện thoại
  • Không sử dụng đúng thư ký / Không có thư ký
  • Đối phó : Hãy tách riêng chuyện phiếm với công việc.

Lời chào “Thật tốt khi nói chuyện với bạn, các con bạn thế nào ?” thì vô hại nếu không kéo dài sang chuyện khác. Hãy viết ra giấy trước những gì bạn cần bàn qua điện thoại. Chú tâm vào đó và đừng lạc đề. Có nhiều lãnh đạo không làm sao biết dừng một cuộc điện.

Có 2 cách thức liên quan tới nhau. Nếu tự trả lời điện thoại hoặc “tự do mở cửa” cho mọi cuộc điện thoại thì bạn đang mất thời gian của mình. Nếu có thư ký, hãy dặn dò họ sàng lọc hoặc giới hạn điện thoại. Chỉ nên nhận những cuộc điện thoại thật sự quan trọng. Hãy sắp xếp những mức độ ưu tiên với thư ký. Nếu không có thư ký, bạn cần nhấc ống nghe ra hoặc chuyển tự động sang máy khác để dễ tập trung làm việc.

Sẽ mà làm việc nếu để điện thoại kiểm soát ngày làm việc của bạn.

TÓM TẮT

Giải quyết nói chuyện điện thoại lâu

  • Phân biệt chuyện phiếm với công việc
  • Sắp xếp các ý tưởng cần bàn
  • Học cách dùng cuộc điện thoại
  • Lấy ống nghe ra khỏi máy

 

Kẻ cắp 3 : BẬN RỘN VÌ KHÁCH THĂM DAI DẲNG

“Tôi chỉ ghé qua chào bạn. Tôi hơi làm biếng. Liệu tôi có làm phiền khi xin một tách cà phê không ?”  Chuyện như vậy cứ hay xảy đến với mỗi chúng ta, chắc chắn là vậy.

Nhất là khi bạn đang chú tâm vào một việc quan trọng. Đôi khi chính là lỗi của bạn. Có nhiều lãnh đạo thích “mở cửa tự do”. Họ cho phép nhân viên gặp họ bất cứ khi nào muốn nói chuyện chơi hoặc khi có khó khăn bất kỳ. Dường như họ nói : “Thời gian của tôi không quan trọng lắm, hãy cứ đến mà lấy đi”.

Cho dù bạn không “mở cửa tự do”, bạn vẫn cứ gặp khách thăm dai dẳng với nhiều kiểu lý do khác nhau. Nhiều người chẳng làm gì để hạn chế sự việc này.

Người khác lại chẳng biết chấm dứt một câu chuyện vì sợ bị cho là cộc cằn.

  • Đối phó :

1- Cho nhân viên biết khi nào bạn tiếp khách được. Hãy lập một chính sách “mở cửa” giới hạn. Thí dụ : Mỗi trưa thứ tư từ 14.00 – 17.00. Tuy nhiên, nên đề nghị gặp gỡ chỉ khi thật sự cần thiết kể cả việc riêng tư. Hãy dành cho mình các khối thời gian để làm việc quan trọng hơn.

2- Cùng soạn với thư ký một mẫu sàng lọc để lựa chọn cho đúng người cần gặp. Không có thư ký thì bạn phải đề nghị hẹn trước để sắp xếp.

3- Nếu khách đến bất chợt không hẹn thì bạn đứng dậy hoặc ngồi trên bàn làm việc tiếp họ và nói rằng “Hiện tôi khá bận rộn ?”. Hãy giới hạn thời gian và đề nghị họ sớm chấm dứt. Hãy nghiêm túc, nhưng đừng cộc cằn. Nếu được, bạn hãy ở văn phòng người khác để cho bạn chấm dứt câu chuyện và đi ra. Phương pháp trên cũng được dùng được với cấp trên.

4- Nghiêm khắc với thời gian biểu của bạn nhưng từ tốn với các bạn đồng nghiệp. Đó là điều tốt vì bạn còn làm việc cùng nhau. Nhờ vậy cũng tránh được xáo trộn ngoài ý muốn có khi lại còn chiếm dụng thời gian nhiều hơn. Nếu có ai xông vào văn phòng bạn, hãy nhớ những cách xử sự sau :

  • Không tỏ vẻ bối rối
  • Lắng nghe cẩn thận
  • Đừng ngắt lời
  • Vào thẳng vấn đề và nói “không” khi cần thiết
  • Làm tiếp công việc dở dang sau khi gián đoạn

TÓM TẮT

Giải quyết gián đoạn :

  • Giới hạn thời gian tiếp khách
  • Cho mọi người biết khi nào bạn tiếp khách được
  • Đưa ra một phương cách chọn lọc
  • Đừng làm phật lòng khách không mời
  • Làm chủ tình hình gián đoạn nhưng hãy từ tốn

Kẻ cắp 4 : VĂN PHÒNG BỪA BỘN

Văn phòng bừa bộn, bàn làm việc bừa bãi chúng tỏ bạn không có tổ chức.

  • Đối phó :
  1. Chỉ để ít đồ trên bàn thôi. Dành chỗ cho đồ dùng cần thiết như điện thoại, khay hồ sơ “ĐI”, “ĐẾN”,  bút viết. Như vậy, bạn sẽ có chỗ để làm việc. Chỉ nên để việc đang làm trên bàn. Đừng chồng chất giấy tờ hồ sơ, làm choáng chỗ và phân tâm trong công việc.
  2. Hãy để mọi thứ trong tầm tay : hồ sơ, tủ hồ sơ, vi tính, máy tính… mọi thứ bạn hay thường dùng.
  3. Đặt mỗi thứ theo một chỗ nhất định. Sẽ tránh được những lúc bực mình chỉ vì không tìm được những thứ mình cần ngay lúc mình cần nó nhất.
  4. Nên có một cách sắp xếp hồ sơ hợp lý. Có thể dùng nhiều cách : đánh số thứ tự, dùng màu làm dấu, thứ tự a, b, c…Soạn lại thường xuyên để lọc bớt dư thừa. Ngay lúc này, bạn có dọn sạch một nửa tủ hồ sơ của bạn nếu chịu loại bỏ đi những thứ dư thừa.

TÓM TẮT

Giải quyết văn phòng bừa bộn

  • Chỉ để thứ cần dùng trên bàn
  • Để mọi thứ cần thiết trong tầm tay
  • Chỉ định chỗ cho từng vật dụng
  • Hồ sơ sắp xếp hợp lý
  • Tìm cho bạn cách quản lý thích hợp

Kẻ cắp 5 : DỜI VIỆC LẠI

Kẻ cắp này quá quen thuộc, nhất là lúc chúng ta cần giải quyết việc quan trọng hoặc phải làm điều không thích hoặc cần quyết định ngay việc chi. Nó ít khi xuất hiện khi chúng ta chỉ có việc lặt vặt tầm thường không quan trọng trước mắt.

Có thể thấy kẻ cắp này trong những chuyện phiếm, đọc thư lại 2-3 lần, xếp tài liệu hoặc dọn bàn làm việc. Thời gian của bạn bị gặm nhấm dần dần.

Đã bao nhiêu lần bạn nghĩ : “Tôi sẽ làm ngày mai, hôm nay không có thì giờ”.

  • Đối phó :
  1. Nếu phải làm một việc tẻ nhạt, không thích thú, bạn hãy làm chút ít thôi. Hãy chia nhỏ nó ra và làm từng chút một. Dù chỉ có 10 phút, cứ làm cho xong.
  2. Đừng đặt ưu tiên thấp lên trên ưu tiên cao. Thường chúng ta thích làm việc dễ trước. Dù sao nó làm cho bạn có vẻ như bận rộn để từ chối những việc cần thiết hơn.
  3. Tự dạy cho mình “Cần làm ngay”. Khi không muốn, hãy nhắc nhở chính mình. Làm ngay và quên đi. Cố gắng ìấy thái độ “Cần làm ngay” thay vào thói quen dời việc.
  4. Ghi nhớ và lập lại những mục đích đề ra để tránh sự dời việc. Chú tâm vào mục đích để thấy các mức độ quan trọng của từng việc.
  5. Hãy chuẩn bị thì giờ bắt đầu công việc, đừng chờ đến cuối mới lo. Hãy ghi nhớ giờ “bắt đầu” cùng với giờ “kết thúc”.

TÓM TẮT

Giải quyết thói quen dời việc

  • Làm từng chút một
  • Làm việc quan trọng trước
  • LÀM NGAY ĐI
  • Tự nhắc nhở mục đích đề ra
  • Đặt giờ “bắt đầu” và giờ “kết thúc”

Kẻ cắp 6 : TÍNH CẦU TOÀN

Ai cũng thích một việc làm hoàn hảo. Nhưng có lãnh đạo quá lo lắng hoàn thiện công tác nên mất thời gian vô ích. Khi hướng tới sự quá hoàn mỹ, bạn sẽ quên đi sự giao việc ủy quyền vì sẽ nghĩ rằng không có việc làm tốt nếu không giám sát chặt chẽ. Bạn cũng không biết nhờ giúp đỡ vì sợ phạm sai lầm. Có lẽ bạn sẽ có ý nghĩ lùi thời hạn lại để bảo đảm mọi việc được hoàn hảo hơn.

Nếu cứ lục soát hồ sơ xem xét cái hoàn mỹ, thì liệu bạn còn thời gian cho việc quan trọng khác không ? Có nhà lãnh đạo kia tự hào về khả năng soi mói được cả những lỗi nhỏ nhất trong các giấy tờ : lỗi văn phạm, từ vựng, đánh máy.

ü  Đối phó :

Hãy sắp đặt ưu tiên cho từng việc. Đừng phí thời gian làm quá tốt những việc thứ yếu. Bạn hãy tự hỏi : “Liệu thời gian bỏ ra có xứng đáng cho chất lượng đạt được không ?”

Để ý chi tiết cũng tốt nhưng sẽ không tốt nếu điều đó làm cho chúng ta không nhìn toàn cảnh : bạn làm gì trong công việc này. Hãy ghi nhớ đến các ưu tiên. Tốc độ cũng hiệu lực như sự chuẩn xác. Hãy sắp xếp ưu tiên cho công việc.

TÓM TẮT

Giải quyết sự cầu toàn

ü  Sắp xếp ưu tiên cho từng việc

ü  Đừng mất thời gian cho việc thứ yếu

ü  Ghi nhớ “toàn cảnh”

ü  Không để phân tâm vì những việc lặt vặt

ü  Hãy tin cậy giao việc cho người khác

 

Kẻ cắp 7 : GIẤY TỜ NHIỀU QUÁ

Trong thời đại vi tính ngày nay, chúng ta vẫn gặp vấn đề với hàng đống giấy tờ hồ sơ, báo cáo, ghi chú, thư từ, quảng cáo, đơn xin…không kể hết. Bạn làm gì với hàng đống giấy tờ trên mỗi ngày ?

Bạn xếp chúng thành đống rồi chờ chúng tự biến mất ? Hay bạn cất hết chờ khi có lúc

dùng đến ?

Ngoài việc nhận hàng đống giấy tờ, các nhà lãnh đạo cũng sản sinh ra chúng nữa. Có một vị hiệu trưởng kia thích liên hệ với đồng sự và các trưởng khoa bằng tờ ghi chú có khi 2 tờ mỗi ngày. Vậy mà phòng hiệu phó chỉ ngay sát bên ! Có nhiều lý do khiến chúng ta hay viết như sau :

  1. Tự bảo vệ nếu có điều bất trắc
  2. Để cho người ta chú ý
  3. Để giám đốc chú ý
  4. Để cho biết mình hiện hữu
  5. Để cho vui

Bạn có thích một trong các lý do kể trên không ? Nếu có thì bạn đã gây ra hàng đống giấy tờ vô ích mà không có lý do chính đáng. Quá nhiều giấy tờ có 2 ý nghĩa : mình nhận quá nhiều và cũng sản sinh ra thừa thải.

Đối phó :

Khi nhận hồ sơ, thư từ hãy dành thời gian xử lý trong ngày. Nhớ để giỏ rác gần bạn. Và bắt đầu xem xét. Lướt qua những gì đã nhận và thực hiện ngay một trong các động tác sau đây :

  1. Vứt bỏ
  2. Chuyển giao
  3. Làm theo
  4. Lưu : a) dài hạn

b) chờ

Cần biết rằng 80% thư từ có thể xử lý tức thời. Khi sàng lọc xong, giỏ rác của bạn chắc phải đầy ắp. Hãy cố gắng xử lý một lần đủ cả. Sau khi xử lý xong thứ nào thì vứt bỏ đi. Có hồ sơ cần lưu lâu hơn hoặc tạm thời. Nhớ xác định thời hạn lưu giữ. Ghi chú hạn định trên hồ sơ đó để đến lúc cần loại bỏ thì có thể làm ngay.

Hồ sơ lưu phải dễ lấy và ghi chép đầy đủ. Xem lại mỗi chu kỳ 6 tháng để loại bớt những hồ sơ không cần thiết nữa.

Bạn đừng sản sinh ra số lượng giấy tờ quá mức cần thiết. Truyền miệng tiết kiệm thời gian và có lợi khi làm công việc thứ yếu. Nếu phải viết, hãy viết đơn giản. Dùng mẫu có sẵn và vào đề ngay. Để sắp xếp lại giấy tờ, hãy phân loại theo đề tài đã có trước.

TÓM TẮT

Giải quyết ĐỐNG GIẤY TỜ

ü  Dành thời gian mỗi ngày để xử lý

ü  Sắp xếp ưu tiên và phân loại

ü  Chỉ trả lời trên giấy khi cần thiết

ü  Dùng điện thoại khi tiện lợi

ü  Chỉ xử lý một lần đủ cả

ü  Thông tin bằng truyền miệng

ü  Nếu phải viết, hãy viết đơn giản và thẳng thắn

 

Kẻ cắp 8 : GIAO TIẾP KÉM

Thời gian lãng phí cũng có thể do thông tin giao tiếp nội bộ còn kém. Nếu nhân viên không hiểu rõ công việc, họ sẽ liên tục làm phiền bạn để làm rõ hoặc tệ hơn, họ chẳng chịu làm công việc cần làm. Nhiều khi chúng ta giao tiếp với nhân viên bằng những cách không thích hợp.

Nếu viết ghi chú cho đồng nghiệp ở ngay phòng bên thì thật là vô bổ trừ khi việc cần hồ sơ lưu lại. Trách nhiệm lãnh đạo yêu cầu bạn phải tổ chức thông tin giao tiếp nội bộ xuyên suốt để khỏi phải lặp đi lặp lại mãi chỉ một chỉ thị.

Đối phó :

Hãy nghĩ về điều cần thông báo và chọn phương tiện thích hợp nhất: : họp, điện thoại, bảng biểu, ghi chú… Nhớ đưa thông tin sao cho thích nghi với từng cá nhân chịu trách nhiệm. Coi chừng thông tin dư thừa. Nếu muốn ai làm việc gì cụ thể, chỉ cần đưa yêu cầu cần thiết cho họ mà thôi.

Hãy đảm bảo mọi thông tin đều được hiểu rõ ràng. Bạn phải biết truyền đạt qua hệ thống thông tin nội bộ nhanh gọn dễ dàng để người nhận có được thông tin rõ ràng nhất. Chỉ nên viết hoặc gặp mặt khi trao đổi các nhóm. Ngôn ngữ phải dễ hiểu và được mọi tiếp nhận dễ dàng.

TÓM TẮT

Giải quyết Giao tiếp kém

ü  Tìm phương tiện truyền đạt thích hợp

ü  Thông tin thích hợp với mức độ phức tạp

ü  Đừng thông tin dư thừẵ

ü  Đảm bảo thông kênh truyền đạt nội bộ

ü  Dùng ngôn ngữ đơn giản

 

5. ARRANGE : Lập kế hoạch

Không thu xếp thời gian thì mọi thứ kể trên đều vô ích. Cần phải biết mình muốn gì và thời điểm thực hiện các công việc. Sau đây là hai mẫu kế hoạch thời gian. Kế hoạch của cả năm và kế hoạch ngày / tuần.

Kế hoạch cho cả năm :

Bản kế hoạch phải được gắn trên tường và dễ dàng xếp lại mang đi. Cần ghi chép nhiều thứ trên đó. Hãy dùng các loại màu để đánh dấu. Màu xanh lục để cho ngày phép, điều bạn mong chờ. Màu đỏ để nhắc nhở về các báo cáo quan trọng đến hạn, các báo cáo thường niên, hai năm, quảng cáo. Đánh dấu khung các buổi họp thường lệ và chuyến đi công tác định sẵn.

Bảng biểu này cần được sao lại để treo ở phòng thư ký cho nhân viên đều biết và lịch làm việc của bạn cũng vậy để họ xin hẹn gặp. Như vậy, có hai điều ích lợi. Mọi người biết bạn đang làm gì và lúc nào bạn rảnh hoặc không rảnh để tiếp khách. Nhớ cập nhật thường xuyên. Nếu bất tiện, bạn có thể lập lịch làm việc chung cho mỗi tháng một lần.

Kế hoạch ngày / tuần :

Hãy xác định điều cần làm trong tuần và sắp xếp ưu tiên. Truởc đó bạn nhớ đem một số chi tiết sang từ bảng kế hoạch năm. Bởi vậy, có thể lịch làm việc trong tuần đã khá đầy đủ rồi.

sơ đồ 3

Kế hoạch tuần / ngày :

Ngày : Tuần : Tên :

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

9.00

9.30

10.00

10.30

11.00

11.30

12.00

12.30

13.00

ĂNTRƯA

13.30

14.00

14.30

15.00

15.30

16.00

16.30

17.00

17.30

18.00

Giờ phụ trội Thứ bảy
Chủ nhật
Công việc Thư từ Hẹn Điều khác
Việc cần làm trong tuần :

1.                                                                           Xong ngày :                               Báo cáo :

2.                                                                           Xong ngày :                               Báo cáo :

3.                                                                           Xong ngày :                               Báo cáo :

Ghi chú : (đem qua tuần sau)

Bây giờ hãy liệt kê thêm những việc phải làm trong tuần. Thí dụ :

–          Họp với Tuyết

–          Xem xét yêu cầu thêm nhân viên

–          Kiểm tra khu vực mỗi ngày

–          Gặp Lan hỏi về thương lượng dự án quốc tế

–          Kiểm tra máy móc thiết bị lần 2

–          Gặp Doanh bàn chuyện ánh sáng văn phòng

–          Đề ra kế hoạch cung cấp năm tới

–          Kiểm tra hoá đơn cho việc thanh tra hàng năm

–          Mời Hương dự tiệc chia tay

–          Trả lời thư Dũng và Vân

–          Chuẩn bị họp với Giám đốc

–          Mời trưởng phòng đi họp ngày 12

–          Xem xét bồi dưỡng đào tạo nhân viên

–          Sinh nhật Thanh 16.00 – Thứ năm.

Lịch đã có, bây giờ sắp xếp ưu tiên các công việc và nhiệm vụ. Xem xét từng việc một để sắp xếp ưu tiên theo mẫu ở phần (3). Lập trật tự ưu tiên. Công việc quan trọng, khẩn trương thế nào ? Có thể đánh số thứ tự hoặc phân loại 3 nhóm : thật quan trọng, quan trọng, không quan trọng. (thật khẩn trương, khẩn trương, không khẩn trương).

Bây giờ hãy ghi công việc vào bảng kế hoạch Ngày / Tuần. Nhớ tính thời gian rộng rãi để không bị hụt hẩng. Nếu bạn tính 20 phút thì hãy cho 30 phút để khi làm xong sớm hơn, bạn coi như được thưởng.

Đừng ghi chép lung tung. Bạn đang sắp xếp ưu tiên cho công việc chứ không chỉ ghi ra việc cần làm. Hãy, suy nghĩ kỹ. Những việc quan trọng nhất, cần suy nghĩ nhiều nhất phải ghi vào thời gian “riêng tư”. Ghi thư từ và điện thoại vào chỗ thích hợp như khoảng thời gian linh động được giữa hai phần công việc. Nếu quan trọng thì đặt vào thời gian đặc biệt.

Cũng vậy, hãy ghi các cuộc hẹn và việc bình thường khác vào chỗ thích hợp dưới bảng biểu. Sau đó đặt thời hạn tùy theo mức độ quan trọng và khẩn trương. Cuộc hẹn với nhân viên có thể xếp vào khoảng thời gian thích hợp dành cho cuộc gặp đồng nghiệp. Hãy thông báo các khoảng thời gian này và từ chối gặp gc’ vào các khoảng thời gian khác Nếu nhân viên không cần thì có thể dùng các khoảng thời gian này dể làm những việc bình thường như sắp xếp hồ sơ không lo gián đoạn coi như được lợi.

Có thể dùng bảng này để sắp xếp đời sống riêng tư hàng ngày. Công việc không phải là tất cả. Phải có sự công bằng giữa công việc và đời sống riêng tư, gia đình, sức khỏe.

Cần dành thời gian mỗi ngày cho những sự kiện đột xuất bất thường nhưng không cần quá nhiều. Những khó khăn có thể xảy ra và bạn có thể tạm gác qua mọi sự để giải quyết Đây cũng là một phần trọng công việc. Bạn cần phải linh động. Hãy cố gắng theo sát mục tiêu đề ra, nhưng chớ lo lắng, bối rối hoặc quá căng thẳng nếu có điều bất thường ngăn trở kế hoạch của bạn. Nhờ đã chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng, bạn đã giảm đi nhiều căng thẳng. Hãy dành 5 phút mỗi ngày để điều chỉnh những kế hoạch trong ngày. Luôn tự nhắc nhở về những ưu tiên và mục tiêu đề ra.

Nhớ lên kế hoạch và soạn thảo thời gian biểu, (gắn liền với mục tiêu và trách nhiệm của bạn), bạn đã khẳng định mức độ quan trọng của thời gian đối với bạn.

Luôn luôn nhắm mục tiêu đề ra, những điều cần thiết nhất trong suốt quá trình lập kế hoạch.

Nhờ đó, bạn có động lực để sử dụng thời gian hiệu quả. Khi lên kế hoạch thời gian, bạn sẽ có thể phân tích, nghiên cứu bảng kế hoạch Năm và Tuần / Ngày một cách đều đặn. Nhờ vậy, mới thắng hơn những “Kẻ cắp thời gian”. Cuối ngày, hãy vào những việc thêm vào đột xuất.  Giữ bảng kế hoạch từng tháng hoặc 6 tuần và nghiên cứu nội dung như một thời gian biểu. Nếu bạn thấy lãng phí nhiều thời gian cho điện thoại thì bạn phải giải quyết ngay một cách nghiêm chỉnh.

 

 

 

KẾT LUẬN

10 bí quyết quản lý thời gian :

  1. Hãy bắt đầu dự án ở phần quan trọng nhất. Đôi khi không cần phải làm phần còn lại.
  2. Kiên trì và nhẫn nại ® tiến hành công việc từ đầu đến cuối.
  3. Chỉ xử lý thư từ, giấy tờ một lần đủ cả ® chỉ đọc và giải quyết 1 lần.
  4. Dọn bàn sạch sẽ và để thứ cần thiết ngay giữa.
  5. Sắp xếp chỗ cho từng vật dụng.
  6. Gom những vặt’vãnh cho những kỳ họp 3 giờ trong tháng. ® giành 1 khoảng thời gian trong tháng để sắp xếp lại công việc.
  7. Tự thưởng một cách đặc biệt khi làm công việc quan trọng.
  8. Nhận biết có lúc mất kiểm soát thời gian vô ích ® đừng sợ.
  9. Trả lời thư từ càng sớm càng tốt sau khi nhận.
  10. Luôn tự hỏi : Ngay bây giờ, làm gì thì tốt nhất ?

 

 

 

Phần 3

Nghiên cứu tình huống

MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA GIÁM ĐỐC HUY

Như mọi hôm, Huy rời khỏi nhà từ 7g15 sáng để đến nhà máy hóa chất BÌNH HÒA, nơi anh làm Giám đốc từ hai năm nay. Đoạn đường này Huy đi chỉ mất khoảng 15 phút, nên anh có thể bắt đầu ngày làm việc của mình từ 7g30, sớm hơn giờ làm việc chính thức là nửa giờ. Khoảng thời gian nửa giờ này thường được anh dành để suy nghĩ về những việc cần làm trong ngày mà không ngại bị ngắt quãng bởi những việc bất chợt khác cần phải giải quyết. Thật ra, Huy cũng có thể tìm được một căn nhà khác ở gần nhà máy hơn, nhưng với rlgôi thà hiện anh đang ở, Huy nghĩ rằng mình đã có một sự lựa chọn tốt nhất khi vẫn đáp ứng được những nhu cầu của gia đình (khung cảnh sống, láng giềng, trường học cho con, chợ gần nhà, v.v…), và yêu cầu của bản thân anh cần phải tốn thời gian ít nhất cho việc đi đến chỗ làm mỗi ngày.

Nhà máy BÌNH HÒA là một đơn vị thuộc ngành thuốc nhuộm của công ty ANH QUÂN chuyên sản xuất và kinh doanh trong lãnh vực hóa chất. Những lăm gần đây, việc mất đi một số thị trường lớn đã làm giảm hẳn một số hoạt động của công ty và dẫn tới việc tinh giản lao động trong một số đơn vị. Chính Huy khi vừa nhận chức Giám đốc Nhà máy BÌNH HÒA cũng đã phải giảm hẳn số lượng nhân viên từ 200 còn 150 người.

Việc cắt giảm số lượng nhân viên vừa qua đã gặp không ít khó khăn, và Huy đã tỏ ra linh hoạt nhưng kiên quyết. Do đó, anh đã giảm thiểu đến mức tối đa những xáo trộn trong nội bộ nhà máy. Sự kiện này diễn ra cũng đã được sáu tháng, và hiện nay, Huy đang cố gắng xây dựng lại trong nhà máy một  tinh thần làm việc mang tính đồng đội và tập thể cao.

Bối cảnh này làm Huy nghĩ đến những việc cần làm trong ngày. Ưu tiên số một cần giải quyết của anh là tổ chức lại phân xưởng số 4 vì đó là vấn đề sống còn của nhà máy. Huy nhớ là tuần truớc, anh có đề cập đến đề tài này với một trong những Giám đốc chuyên môn của Công ty. Ông này hỏi thăm việc tiến hành công tác cải tổ hiện đến đâu và nhấn mạnh cần phải hoàn thành việc sắp xếp lại trước cuối năm. Thời gian chỉ còn chín tháng để hoàn tất công việc cải tổ hầu đạt đến những kết quả khả quan bắt đầu từ năm sau.

Thật ra, Huy đã có ý định tổ chức lại phân xưởng này từ những tháng đầu tiên sau khi nhận chức Giám đốc nhà máy. Nhưng những khó khăn nảy sinh từ việc tinh giản bộ máy đã gây cho anh không ít vấn đề phải giải quyết. Hơn nữa, việc xây dựng những mối quan hệ cá nhân với các nhân viên nhằm tạo ra một tinh thần đồng đội gắn bó đã chiếm rất nhiều thời gian của anh. Đương nhiên là vẫn còn công việc hằng ngày cần phải giải quyết. Do đó mà Huy vẫn còn ngần ngừ chưa tiến hành bước thứ hai trong việc cải tổ bộ máy, vì việc này đòi hỏi phải suy nghĩ thật thấu đáo, phải dự báo nhân sự cần điều động, phải thay đổi thói quen làm việc của nhiều người, v.v….

Hôm nay thì Huy cho rằng đã đến lúc anh phải xem xét vấn đề một cách nghiêm túc và thấu đáo Nhưng vừa bước vào cửa tòa nhà dành cho bộ phận hành chánh, Huy đã gặp Bạch, quản đốc phân xưởng số 2, với vẻ lo lắng hiện rõ trên nét mặt.

Chào anh Bạch, hôm nay tình hình thếnào ?” Huy hỏi.

“Không tốt lắm”,  Bạch trả lời : “Tôi có một máy trộn hóa chất bị hư từ tối qua mà các anh bên bảo trì còn chưa thấy tới. Ngoài ra, sáng nay khi thay ca, tôi phát hiện ra là mình thiếu một công nhân”.

“Thếcái máy trộn hóa chất của anh có vấn dề gì ?”

“Ồ, anh biết đấy, đây không phải là lần đầu tiên nó bị hư. Loại máy này dược thiết kế để chạy ban ngày mà thôi. Từ khi chúng ta chuyển sang sản xuất liên tục, kể cả buổi tối, thì chúng thường xuyên bị trục trặc”.

Vậy anh hãy hỏi ý kiến các anh bên bảo trì”

Tôi mới vừa đặt một Phiếu sửa chữa lên bàn của bộ phận bảo trì, nhưng tôi biết hiện họ còn đang bận rộn sửa máy phân xưởng số 3 và không dễ gì họ cử một anh đến chỗ chúng tôi trước ngày mai hoặc ngày mốt”.

“Nếu vậy thì anh để tôi giải quyết dùm cho, và anh sẽ thấy là sự việc sẽ không kéo dài đâu !”.

“Tôi còn thiếu một công nhân, và anh cũng biết là việc tinh giản bộ máy không làm công việc của chúng tôi nhẹ hơn để mà choàng việc cho nhau !”.

“Thôi được rồi, anh Bạch, anh thế nào cũng tìm ra được cách giải quyết mà ! Đây đâu phải lần đầu tiên anh gặp chuyện này đâu !”.  Huy nói với Bạch và bắt đầu cảm thấy bực bội.

“Chính vì không phải là lần đầu nên tôi lại càng phải báo cho anh biết”, Bạch trả lời, nhưng lúc này thì Huy đã vào tới phòng của anh rồi.

Vào phòng làm việc, Huy nhìn lướt qua xấp giấy tờ cô thư ký của anh đã chuẩn bị sẵn trên khay. Sau đó, anh đọc lại bản báo cáo anh vừa soạn tối qua để gửi cho Ban Giám Đốc ngành thuốc nhuộm của công ty. Lúc thảo xong thì đã 20 giờ nên Huy muốn đọc lại lần nữa, vì bản báo cáo này khá quan trọng…

Huy vẫn còn đang sửa bản báo cáo thì lúc 8g05, cô thư ký bước vào phòng để hỏi xem anh có cần cô giúp gì không. Chuông điện thoại reo và Huy phải nhấc máy vì không có thư ký trực tổng đài để chọn lọc. Trong điện thoại là Ông Ân, Trưởng phòng nhân sự, cần có ý kiến của anh về một đơn xin thuyên chuyển. Huy trả lời Ông Ân và sẳn dịp cũng đề cập đến vấn đề thiếu nhân sự tại phân xưởng 2. Sau đó Huy kết thúc giao việc cho cô thư ký và anh gọi điện cho Trưởng bộ phận bảo trì để yêu cầu cử người sang sửa chữa máy ở phân xưởng 2. Lại một lần nữa, anh này tỏ vẻ khó khăn :

“Nhưng anh cũng biết là phân xưởng 3 cũng có máy đang hư”

“Nghe này, anh nên tự thu xếp lấy. Dù sao đi nữa, bảo trì phải phục vụ sản xuất chứ không phải là ngược lại”, và Huy giận dữ cúp máy.

Đây không phải là lần đầu tiên Trưởng bộ phận bảo trì gây khó khăn cho công việc chung. Có lẽ vì ngay từ khi mới nhậm chức, Huy đã tinh giản bộ máy trước tiên là ở bộ phận này.

Sau đó, Huy bắt đầu đọc và giải quyết các công văn. Anh yêu cầu cô thư ký cung cấp thông tin để trả lời một số thư, và chừa lại những công văn quan trọng để có thời gian suy nghĩ và trả lời sau. Một trong số các công văn này từ Ban Giám đốc ngành thuốc nhuộm, yêu cầu nộp kế hoạch sản xuất. Vì thế Huy gọi điện thoại cho Trưởng phòng sản xuất để biết kết quả sản xuất tối hôm trước và nhờ anh này mời kỹ sư phụ trách ca tối cùng đến làm việc chung. Trong khi chờ đợi, Huy lợi dụng chút thời gian rỗi để sấp xếp thứ tự các hồ sơ, vừa suy nghĩ về những khó khăn trong công tác lãnh đạo :

“Vấn đề của một giám đốc là lúc nào cũng phải giải quyết những khó khăn của những người khác mà không còn thời gian để suy nghĩ về công việc của chính mình, cụ thể là sự phát triển trong dài hạn”.

Sau đó, Huy có một cuộc họp ngắn trong vòng 15 phút với Trưởng phòng sản xuất và kỹ sư trưởng ca đêm. Cuộc họp này giúp anh nắm rõ những con số thực hiện bởi ca đêm, nhấn mạnh một số điểm yếu xảy ra tối qua. Một lần nữa, Huy nhận thấy rằng phần điện tiêu thụ là quá cao, và điều này khiến anh phải thảo luận với các cộng sự về biện pháp điều chỉnh đường dẫn hơi nước ở phân xưởng 4.

Đến 8g45, Huy đi một vòng nhà máy như mọi hôm. Anh cố gắng dành thời gian thực hiện việc này, nhằm mục đích thiết lập những mối quan hệ trục tiếp với nhân viên, lắm bắt những mối quan tâm lo lắng của họ. Trên đường đi, Huy dừng lại trò chuyện với một kỹ sư phòng phương pháp mà anh đánh giá là rất có triển vọng và muốn động viên. Huy đề cập với anh này việc điều chỉnh đường dẫn hơi nước ở phân xưởng 4.

Ngoài ra, Huy còn gặp người phụ trách bộ phận giao hàng và hỏi ông này về những khó khăn gặp phải. Sau cùng, anh còn gặp và nghe ông đại diện công đoàn than phiền rằng công nhân không hài lòng về cách mà các quản đốc giải quyết vấn đề thay người. Do cách trình bày của vị đại diện công đoàn đầy ý chỉ trích, Huy chuyển ông ta đến làm việc với Trưởng phòng nhân sự.

Quay về phòng làm việc của mình, Huy có một cuộc họp hàng tuần với các cán bộ chủ chốt của nhà máy. Anh tóm lược kết quả làm việc với Ban Giám đốc ngành thuốc nhuộm vào thứ sáu tuần trước ở trụ sở công ty. Huy cũng nhấn mạnh mục tiêu lợi nhuận cần đạt được của ngành, và nhất là của nhà máy BÌNH HÒA. Sau đó, anh trả lời các câu hỏi thắc mắc của Trướng phòng thí nghiệm. Một câu hỏi của Trưởng bộ phận bảo trì kế đó dẫn đến cuộc thảo luận về sự cần thiết áp dụng một hệ thống Phiếu đăng ký sửa chữa mới. Đúng lúc đó thì cô thư ký bước vào đưa công văn và báo có điện thoại của Giám đốc ngành.

Huy chấm dứt cuộc họp bằng cách đề nghị Trưởng phòng sản xuất lập một nhóm làm việc bao gồm hai bộ phận sản xuất và bảo trì.

Giám đốc ngành là thủ trưởng của Huy. Ông báo cho anh biết sắp tới sẽ có đợt làm việc với một nhóm kiểm toán do công ty cử xuống và họ cùng bàn luận về cách trình bày kết quả đạt được ở nhà máy BÌNH HÒA. Cùng lúc, họ cũng thảo luận về chiến lược phát triển của công ty và sau cùng, họ thống nhất gặp nhau vào cuối tuần để chuẩn bị đón đoàn kiểm toán. Cuộc hẹn này không thuận tiện lắm cho Huy vì buộc anh phải đi xuống trung tâm thành phố hai lần trong tuần này, nhưng ông Giám đốc ngành không còn ngày nào khác Sau khi nói chuyện với cấp trên xong, Huy gọi cô thư ký vào để nhờ dời lại các cuộc hẹn trùng giờ. Anh nhìn lướt qua xấp thư từ công văn và nhận thấy không có ai khẩn cấp.

Và thế là anh đi ăn trưa cùng với ông Trưởng phòng nhân sự. Hai người thảo luận về không khí làm việc trong nhà máy và những ảnh hưởng có thể xảy ra từ việc tổ chức lại phân xưởng 4 sẽ thực hiện sắp tới.

Sau khi ăn trưa về, Huy hướng dẫn cô thư ký trả lời một số thư nhận được ban sáng và thận được cú điện thoại từ Trưởng phòng kinh doanh. Ông này đề nghị anh cho phép giao hàng sớm hơn để có thời gian thực hiện một hợp đồng khác quan trọng hơn. Điều này khiến Huy phải gọi Trưởng phòng sản xuất lên gặp để thay đổi kế hoạch sản xuất. Sau đó, anh lợi dụng chút thời gian rỗi để sang gặp phòng phương pháp. Anh trưởng phòng này nhân dịp đó đã trình bày một số trục trặc với những người nhận gia công, và các khó khăn từ việc tái lập cơ chế gọi thầu từ một tháng lay. Cuộc họp ban sáng kết thúc quá sớm làm Trưởng phòng phương pháp đã không kịp báo cáo các vấn đề trên.

Cuộc trao đổi này kéo dài gần một giờ nhưng cho phép Huy giải quyết một số vấn đề quan trọng, và nhất là giữ được mối quan hệ trực tiếp với Trưởng phòng phương pháp là người đã lâu Huy không gặp. Anh Trưởng phòng này cũng lợi dụng cơ hội để trình bày những nguyện vọng thăng tiến cá nhân trong vòng 45 phút. Huy cũng cố gắng nghe nhưng không nói gì nhiều vì anh Trưởng phòng này đã đạt đến chức vụ cao nhất trong qui trình thăng tiến của anh ta tại công ty. Dù sao, việc Huy lắng nghe những nguyện vọng cá nhân của cộng sự đã chứng tỏ anh quan tâm đến họ. Sau cùng thì anh Trưởng phòng phương pháp lại tỏ vẻ hài lòng về cuộc nói chuyện này, dù Huy không muốn cũng như không thể hứa hẹn điều gì với anh.

Huy trở về phòng làm việc. Anh có một ít thời gian riêng và dùng để đọc một nghiên cứu về thị trường thuốc nhuộm ở các nước vùng ASEAN và về chiến lược của công ty trong vòng năm năm tới. Anh có một số ý kiến về kết luận của nghiên cứu và định gửi đến cho Ông Giám đốc ngành, nhưng cô thư ký của anh đã ra về và Huy dời việc này lại vào ngày hôm sau.

Đồng hồ chỉ 18g30, toàn bộ nhân viên hành chánh đã ra về từ 17g. Huy nghĩ đến việc nghiên cứu kế hoạch thực hiện cải tổ ở phân xưởng 4. Nhưng trời đã tối và anh cảm thấy mệt. Thế là Huy quyết định về nhà đúng giờ chứ không trễ như mọi hôm. Anh xếp vào cặp hai hồ sơ mà anh chưa có thời gian đọc và hướng về chỗ để xe. Trên đường đi, Huy gặp một quản đốc than phiền về những đoạn đang sửa chữa trên đường dẫn đến nhà máy.

Trên đường về, vừa chú ý lái xe, Huy vừa suy nghĩ về ngày làm việc vừa xong. “Tôi đã làm được những việc có ích”, anh tự nhủ, “nhưng thật là khó suy nghĩ cặn kẽ và nhìn toàn cảnh các vấn đề khi ở một chức vụ như thế này”.

Câu hỏi

1. Anh (Chị) có ý kiến gì về việc sử dụng thời gian của Giám Đốc Huy trong ngày làm việc được mô tả trên đây ?

2. Anh (Chị) hãy phân tích các công việc của Giám Đốc Huy trong ngày làm việc được mô tả trên đây theo mẫu sau ?

Để thuận tiện cho việc điền vào khung, chúng ta quy định như sau :

Về mức độ “Quan Trọng” bạn theo cách chia làm thành hai cấp : nhiều ít

Về mức độ “Khẩn Trương” bạn theo cách chia làm thành hai cấp : nhiều ít

Về mức độ “Kiểm soát” bạn theo cách sau :

0 : không kiểm soát được trong công việc

1 : kiểm soát một phần trong công việc

2 : kiểm soát hoàn toàn trong công việc

Về mức độ “Chủ động” bạn theo cách sau :

0 : bị động hoàn toàn trong công việc

1 : linh động một phần trong công việc

2 : chủ động hoàn toàn trong công việc

 

 

Công việc

Quan trọng

Khẩn trương

Chủ động

Kiểm soát

Ủy quyền

Các hành động phải tiến hành

Ưu tiên

Khi nào

 

 

Bài tập

QUẢN LÝ THỜI GIAN

Nội dung

Không

1. Tôi có trí nhớ tốt, không cần ghi chú
2. Tôi chẳng bỏ tài liệu lào vì biết đâu có lúc cầrl đến sau này
3. Tôi khó chấm dứt một cuộc gọi điện thoại. Nó cứ kéo dài lê thê
4. Tôi ít luyện tập thể dục. Quá bận.
5. Tôi thích dành thời gian với các đồng sự. Cửa phòng tôi luôn mở, đón chào họ
6. Tôi không giao việc khó cho nhân viên. Dù sao tôi vẫn tự làm thì tốt nhất
7. Trong buổi họp, mọi người đều được phép phát biểu bất kể thời gian.
8. Tôi có thời gian biểu để biết mình phải làm gì, ở đâu, bao lâu.
9. Tôi hay dồn việc vào lúc cuối. Hình như tôi làm tốt hơn nếu chịu sức ép.
10. Hàng tuần, tôi có để chút thời gian suy nghĩ về những điều quan trọng trong công việc.
11. Bạn khó nhìn thấy tôi vì bàn làm việc của tôi ngập đầy hồ sơ đang xử lý
12. Tôi hãnh diện vì công việc tôi làm được thực hiện đến mức hoàn hảo.
13. Tôi không quyết định ngay mà dành thêm thời gian để suy nghĩ.

Tôi không muốn sai lầm vì hối thúc cho nhanh chóng xong công việc.

14. Tôi bận đến nỗi không còn thời gian gặp bạn bè, người thân. Cái giá của thành công mà !
15. Nếu không thích tôi sẽ bỏ trôi công việc
16. Tôi thường ôm đồm quá nhiều việc nên khó làm xong một chuyện gì
17. Tôi hay lang thang trong cơ quan và nghỉ giải lao lâu
18. Tôi cố giải quyết thư từ đầy đủ cả
19. Tôi có ấn định thời hạn và tuân thủ theo
20. Tôi có thời gian cho gia đình và bạn bè.

 

Kết quả : các câu : 8, 9, 10, 18, 19, 20 nếu được đánh dấu “có” Þ Tốt

 

 

Bài tập 1 : NHỮNG ĐIỀU QUAN TÂM

TT

Nội dung

Không

1 Tôi có trí nhớ tốt, không cần ghi chú
2 Tôi chẳng bỏ tài liệu nào vì biết đâu có lúc cần đến sau này
3 Tôi khó chấm dứt một cuộc gọi điện thoại. Nó cứ kéo dài lê thê.
4 Tôi ít luyện tập thể dục. Quá bận.
5 Tôi thích dành thời gian với các đồng sự. Cửa phòng tôi luôn mở, đón chào họ
6 Tôi không giao việc khó cho nhân viên. Dù sao tôi vẫn tự làm thì tốt nhất
7 Trong buổi họp, mọi người đều được phép phát biểu bất kể thời gian.
8 Tôi có thời gian biểu để biết mình phải làm gì, ở đâu, bao lâu.
9 Tôi hay dồn việc vào lúc cuối. Hình như tôi làm tốt hơn nếu chịu sức ép.
10 Hàng tuần, tôi có để chút thời gian suy nghĩ về những điều quan trọng trong công việc.
11 Bạn khó nhìn thấy tôi vì bàn làm việc của tôi ngập đầy hồ sơ đang xử lý
12 Tôi hãnh diện vì công việc tôi làm được thực hiện đến mức hoàn hảo.
13 Tôi không quyết định ngay mà đành thêm thời gian để suy nghĩ.

Tôi không muốn sai lầm vì hối thúc cho nhanh chóng xong công việc.

14 Tôi bận đến nỗi không còn thời gian gặp bạn bè, người thân. Cái giá của thành công mà !
15 Nếu không thích tôi sẽ bỏ trôi công việc.
16 Tôi thường ôm đồm quá nhiều việc nên khó làm xong một chuyện gì.
17 Tôi hay lang thang trong cơ quan và nghỉ giải lao lâu.
18 Tôi cố giải quyết thư từ đầy đủ cả
19 Tôi có ấn định thời hạn và tuân thủ theo
20 Tôi có thời gian cho gia đình và bạn bè.

Cách tính điểm :

– Nếu trả lời “có” cho câu 8, 9, 10, 18, 19, 20 và “không” cho tất cả những câu còn lại thì bạn đã sắp xếp thời gian của mình tương đối khá hợp lý.

– Nếu trả lời “không” cho các câu 8, 9, 10, 18, 19, 20 hoặc trả lời “có” cho các câu còn lại thì bạn làm mất thời gian quý báu của mình.

 

Bài tập 2 : MỤC TIÊU CỦA BẠN

  1. Liệt kê trên giấy những điều bạn muốn thực hiện trong hai, ba năm tới : cá nhân, công việc (kinh doanh và sự nghiệp), gia đình.

Hãy viết ra bao nhiêu mục tiêu tùy thích.

  1. Hãy để danh sách một bên khoảng vài ngày nếu được. Sau đó xem lại danh sách, thay đổi, sửa chữa, hoàn thiện. Rồi hãy sắp xếp ưu tiên trong từng lãnh vực : cá nhân, công việc, gia đình. Hãy tìm ra 5 điểm quan trọng trong từng lãnh vực. Hãy viết theo thứ rự ưu tiên dựa trên mẫu sau đây :

Hãy làm ngay : Mục tiêu của tôi

  1. Hãy xét kỹ từng mục đích một và xem xét đâu là điểm thực sự quan trọng nhất. Sắp xếp theo số từ 1. Nếu bạn không thích mức độ chi tiết theo mẫu thì hãy làm như sau :
    1. Rất quan trọng
    2. Quan trọng
    3. Không quan trọng lắm
    4. Đặt hạn định thử (khi nào xong ?). Có mục tiêu ngắn hạn, có cái kéo dài hai năm.

Bạn hãy tự quyết định.

  1. Liệt kê vài phương pháp bạn dùng để đạt mục tiêu. Bạn có thể làm gì để thực hiện mục tiêu của mình ?

CÁ NHÂN

Ưu tiên trên hết

Lãnh vực ưu tiên

Mục tiêu

Khi nào

Cách nào ?

1

2

3

4

5

CÔNG VIỆC

Ưu tiên trên hết

Lãnh vực ưu tiên

Mục tiêu

Khi nào

Cách nào ?

1

2

3

4

5

 

GIA ĐÌNH

Ưu tiên trên hết

Lãnh vực ưu tiên

Mục tiêu

Khi nào

Cách nào ?

1

2

3

4

5

 

Đây là một thí dụ :

Ưu tiên trên hết

Lãnh vực ưu tiên

Mục tiêu

Khi nào

Cách nào ?

3

2

Đạt danh hiệu người bán hàng giỏi nhất trong năm 6/1993 Liên hệ với hai khách hàng mỗi tuần. Giữ liên lạc với khách. Tăng thêm đơn đặt hàng

 

Bài tập 3 : ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI THỜI GIAN – CÁC YẾU TỐ KHÁC

Đây là một phương án làm việc có đánh giá về ảnh hưởng đối với thời gian của lãnh đạo.

Thí dụ :

Mô tả

Ảnh hưởng đối với thời gian

Cửa luôn mở tiếp nhân viên không cần lý do. Gián đoạn công việc luôn. Không thể theo dự án dài hạn. Không thể tập trung.
1

2

3

Thói quen
1

2

3

Tác phong
1

2

3

Giao tiếp

 

Bài tập 4 : KIỂM SOÁT VÀ CHỦ ĐỘNG

Hãy đánh dấu X vào điểm gặp nhau của “Kiểm soát” và “Chủ động”. Nếu bạn đánh giá càng cao thì công việc càng quan trọng đối với bạn. Khả năng kiểm soát và chủ động của bạn là động lực chính của bạn.

 

 

Đây chỉ là một thí dụ nhỏ của một công việc. Nếu bạn xem xét hết công việc trong ngày/tuần, bạn sẽ thấy mình rơi vào khu vực (1). Có nghĩa là bạn đang bị tác động của người khác thay vì kiểm soát được thời gian của mình. Thật ra cũng có những việc bạn không có quyền gì mà chỉ phải làm theo. Đó là thực tế nơi làm việc. Trong nhiều trường hợp khác, bạn có thể đã bị người khác tác động lên thời gian của mình do những việc họ đề xuất khởi xướng mà chính bạn không cần phải làm theo. Thí dụ, một người quen cứ mỗi thứ hai lại ghé văn phòng bàn chuyện bóng đá cuối tuần.

Anh ta bắt đầu câu chuyện và kéo bạn vào theo. Nếu cứ để xảy ra, thì bạn mất kiểm soát hoàn toàn trong thời gian bàn luận cả tiếng đồng hồ.

Vậy hãy cố dành thời gian cho khu vực (4). Không thể bỏ qua những trách nhiệm khó chịu. Nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát tình hình ở nhiều cơ hội khác. Thí dụ có thể bàn chuyện bóng đá lúc giải lao.

Kiểm soát và chủ đong còn có nghĩa “tích cực” và “tiêu cực”.

Công việc tích cực là điều cần làm để đạt mục tiêu.

Công việc tiêu cực là điều ngăn trở xuất hiện tại văn phòng mỗi ngày cần được giải quyết ngay để công việc chạy đều.

Từ ngữ không phải là ý chính. Nhưng cần hiểu làm thế nào phân loại trách nhiệm công việc để có thể tập trung thời gian cho điều ích lợi quan trọng hơn.

 

Bài tập 5 : QUAN TRỌNG VÀ KHẨN TRƯƠNG

Hãy xem xét vài việc trong thời gian biểu của bạn. Việc nào quan trọng? Việc nào khẩn? Đánh giá theo khung sau đây.

Bạn sẽ hình dung ra được cần phải ưu tiên việc nào.

 

  • Giao phó :

Hãy tự hỏi xem bạn có cần tự làm hay có thể giao việc cho người khác. Nếu giao phó được, vì quyền lợi của cơ quan hay đồng nghiệp, bạn cần gì phải tự làm mất thời gian của mình.

 

Bài tập 6 : Kẻ Cắp Thời Gian Của Tôi

Dời việc lại Do dự
Lo lắng Họp kém hiệu quả
Thiếu tự tin Không giao quyền đủ
Hội họp không tổ chức Mệt mỏi
Lỗi lầm Cầu toàn
Chuyện phiếm Mục đích không rõ ràng
Thiếu hướng dẫn Kiểm tra kém cõi
Kế hoạch thiếu sót Viết văn kém
Nói điện thoại lâu Làm việc của người
Không lắng nghe Không dùng thì giờ thuận tiện
Không ghi ra giấy các mục tiêu Giao tiếp không rõ ràng
Dựa vào ghi chú trên giấy nhỏ Ăn trưa lâu
Không dùng mẫu có sẵn Không tiết kiệm thời gian
Rình mò nhân viên Không liên tục
Không xác định thời hạn Không biết nói “không”

 

Bài tập 7 :

Nội dung

Không

1. Bạn có cần quá 5 phút để tìm thấy một vật trên bàn ?
2. Bạn có thường bối rối khi phải tìm một vật gì trên bàn ?
3. Bạn có đống hồ sơ tồn tại quá lâu trên bàn ?
4. Bạn có đọc và hay lưu thư từ quá nhiều ?
5. Bạn có phải lục tung giấy tờ trên bàn để tìm tài liệu ?
6. Bạn có khó tìm một tài liệu trong tủ hồ sơ ?
7. Bạn có phải rời bàn làm việc mỗi khi lấy vật gì ?
8. Bạn có hồ sơ nào tồn đọng cả tuần ?
9. Bạn có nghĩ sẽ tốt hơn nếu có bàn rộng hơn ?
10. Bạn có để hồ sơ trên bàn mà không ghi chú thời hạn xử lý ?

Nếu Bạn trả lời “Có” cho hơn nửa số câu hỏi thì bạn đang bị mất thời gian vì văn phòng bừa bộn quá. Cho dù chỉ có một trả lời “Có” bạn cũng nên tìm cách khắc phục. Nếu trả lời “Không” thì chúc mừng bạn có một nơi gọn gàng ít làm tốn thời gian của bạn.

Nhiều người mất nhiều thời gian hồ sơ thất lạc ngay trên đóng tài liệu lộn xộn trên bàn làm việc.

Hãy giữ sạch sẽ gọn gàng và ghi nhớ chỗ của mỗi thứ trên bàn làm việc.

 

Bài tập 8 : TÔI CÓ CẦU TOÀN ?

Khoanh tròn câu thích hợp với bạn

Không thích hợp :             1

Thích hợp chút ít :             2

Hoàn toàn thích hợp :       3

Nội dung

Khoanh tròn câu thích hợp
1. Nếu muốn hoàn hảo, tôi phải tự làm lấy mới được

1

2

3

2. Yêu cầu cao đối với bản thân. Không bao giờ bỏ cuộc

1

2

3

3. Tôi sửa nháp 3 lần cho một lá thư

1

2

3

4. Tôi sẽ gia hạn nếu không bằng lòng kết quả. Tôi luôn làm thế

1

2

3

5. Phê bình người khác ở văn phòng cũng như ở nhà

1

2

3

6. Càng đọc các văn bản do tôi viết, tôi càng thấy khó bằng lòng với công việc

1

2

3

7. Khi làm việc tôi hay lưu ý những chi tiết nhỏ

1

2

3

8. Tôi sợ phạm sai lầm . Tôi không vui và người khác cũng thế

1

2

3

9. Nhân viên góp ý rằng tôi khó. Nhưng tôi chỉ muốn mọi điều tốt

1

2

3

10. Tôi không thích nhờ ai giúp đỡ

1

2

3

11. Tôi ít ủy quyền vì tôi phải mất thời gian giám sát luôn

1

2

3

12. Nếu không tin chắc, tôi không bắt tay vào làm công việc

1

2

3

Tổng số điểm :

 

Cộng điểm lại và ghi vào ô. Nếu :

> 24 điểm, bạn quá cầu toàn. Bạn bị ám ảnh phải làm mọi việc cho bằng được luôn luôn. Rất ít việc nào làm như ý bạn muốn. Cần phải chấp nhận như vậy nếu không thì bạn lãng phí quá nhiều thời gian.

Hãy tin tưởng người chung quanh để giao việc và chú tâm vào việc quan trọng hơn hết mà thôi.

 

Bài tập 9 : LOẠI TRỪ KẺ CẮP THỜI GIAN

Kẻ cắp 1 :

  1. Làm gì để giải quyết vấn đề ?
  2. Người khác giúp đỡ tôi thế nào ?
  3. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Đặt ra hạn định

Kẻ cắp 2 :

  1. Làm gì để giải quyết vấn đề ?
  2. Người khác giúp đỡ tôi thế nào ?
  3. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Đặt ra hạn định

Kẻ cắp 3 :

  1. Làm gì để giải quyết vấn đề ?
  2. Người khác giúp đỡ tôi thế nào ?
  3. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Đặt ra hạn định

 

 

 

Có Tồn Tại Một Văn Phòng Ảo Tại Việt Nam (*)

Written by CEO. Posted in Văn Phòng Ảo

se khong con van phong ao o Viet Nam

1. THỰC SỰ CÓ MỘT VĂN PHÒNG ẢO?

Ở các quốc gia rộng lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ, việc di chuyển từ địa điểm này sang nơi khác là một vấn đề lớn thực sự! (vì mất rất nhiều thời gian, cơ hội, chi phí,..)

Vì vậy, việc mở rộng một chi nhánh văn phòng là điều thực sự khó khăn, => vào năm 1994, Ralph Gregory đã có sáng kiến giải quyết vấn đề này bằng cách thành lập công ty Virtual Office Inc (theo tờ Business Plus. Daily Camera. Jan 17th 1995)

Với ý tưởng này, Ông cho thuê một địa chỉ để đăng ký kinh doanh và giải pháp chuyển hướng cuộc gọi. Và giải pháp này được đặt tên là Vittual Office vì từ VIRTUAL có nghĩa là THỰC, THỰC SỰ, nhưng trong vật lý nó có nghĩa là ‘hình/ vật phản chiếu’ dịch nghĩa đen là ảo).

Từ đây, ta có thể nhận ra: VIRTUAL OFFICE – có nghĩa là một văn phòng mở rộng, một văn phòng đại diện giao dịch => cách dịch, cách chuyển ngữ hiện nay như một số người dùng: Virtual Office = Văn phòng ảo là quá bám sát nghĩa đen nên mô tả chưa rõ vấn đề.

Tham khảo công thức Virtual Office:

Communications    +          Address                   = Virtual Office
(Thông tin liên lạc)                (Địa chỉ KD)                   (VP ảo)

 

2. HIỆN NAY, TRÊN THẾ GIỚI VIRTUAL OFFICE CÒN TỒN TẠI?

Với nhu cầu rất lớn và đổi mới liên tục, công ty Virtual Office – của Ralph Gregory sau 02 năm (kể từ năm 1996) đã phát triển và biến đổi thành INTELLIGENT OFFICE (không còn dùng Virtual Office vì dịch vụ đã thay đổi khá nhiều so với công thức trên – theo Intelligentoffice Profile) và ngành này, ngày càng phát triển (mở rộng dịch vụ) dưới các tên gọi chính xác hơn: BUSINESS CENTER, SERVICED OFFICE, OFFICE SUITE, ..

3. THỰC CHẤT CỦA VĂN PHÒNG ẢO Ở VIỆT NAM?

Tại Việt Nam, việc đi lại trong thành phố không quá khó khăn, thêm vào đó, với văn hóa phải gặp mặt trực tiếp mới giải quyết vấn đề. => Nhu cầu phải gặp trực tiếp khách hàng là bức thiết, vì thế VIRTUAL OFFICE đã KHÔNG CÒN PHÙ HỢP – do không đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Vì vậy, ngay từ lúc du nhập vào Việt Nam năm 2006 (theo vneconomy.vn, 2011) dịch vụ này đã sớm cập nhật những dịch vụ mới để hình thành dịch vụ VĂN PHÒNG CHIA SẺ và sau đỉnh điểm phát triển năm 2011, dịch vụ này đã phát triển thêm nhiều dịch vụ (để phù hợp với văn hóa kinh doanh của người VN) và phát triển thành dịch vụ VĂN PHÒNG GIAO DỊCH.

Tham khảo Công thức của văn phòng giao dịch:

Online Management + Address + Business Lounge + Representative =  Business Center
(Hệ thống quản trị online + Địa chỉ giao dịch + Khu vực giao dịch + Các nhân viên đại diện doanh nghiệp = VĂN PHÒNG GIAO DỊCH)

 

=> Đây là giải pháp văn phòng thông minh, giúp người sử dụng tiết kiệm rất nhiều chi phí trong khi vẫn duy trì được cơ hội kinh doanh, và hình ảnh doanh nghiệp ở đẳng cấp chuyên nghiệp nhất.

Giải Pháp Văn Phòng Thông Minh

4. SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÒN VĂN PHÒNG ẢO TẠI VN?

Với đẳng cấp của mình, 02 nhà cung cấp dịch vụ văn phòng chia sẻ (văn phòng giao dịch) hàng đầu Việt Nam là i-Office (intelligent Office) và G-office (Go Office) đã tăng cường kiểm soát tính minh bạch kinh doanh cho các đối tác sử dụng dịch vụ văn phòng chia sẻ này,

Ví dụ tại i-Office:

Để đăng ký sử dụng dịch vụ VĂN PHÒNG GIAO DỊCH, các doanh nghiêp phải có giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao y có công chứng), và CMND của người đại diện doanh nghiệp,…đồng thời, thông qua mối quan hệ mật thiết của i-Office với các cơ quan thuế, i-Office sẽ kiểm tra chi tiết theo một số tiêu chuẩn … thì mới tiến hành đăng ký giao dịch cho doanh nghiệp đó tại địa chỉ Tòa Cao Ốc INDOCHINA PARK TOWER – 04 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐAKAO, Q. 1, TP.HCM

Vì vậy có thể kết luận: tại VN, cụm từ VĂN PHÒNG ẢO đã lỗi thời và sẽ không tiếp tục tồn tại; Thay vào đó, là một loạt dịch vụ VĂN PHÒNG THÔNG MINH: VĂN PHÒNG CHIA SẺ, VĂN PHÒNG GIAO DỊCH đang được người sử dụng đánh giá rất cao vì hiệu ứng hình ảnh doanh nghiệp rất uy tín và kết quả kinh doanh hiệu quả của họ mang lại khi sử dụng các dịch vụ văn phòng thông minh này!

 

Các thông tin cần tìm hiểu thêm:

Văn phòng chia sẻ là gì?

Lợi ích của văn phòng chia sẻ?

Các gói dịch vụ văn phòng chia sẻ?

(*) Bài viết này dựa vào nội dung chính thức của trang Bách Khoa Toàn Thư  http://wikipedia.org

Lời khuyên cho người khởi sự kinh doanh

Written by i-Office.com.vn. Posted in Khởi Sự Kinh Doanh

Lời khuyên cho người khởi nghiệp kinh doanh

Không dễ khi bắt đầu một công việc kinh doanh và bạn chẳng thể thành công nếu trông chờ phép màu. Một kế hoạch thực hiện rõ ràng, chiến lược kinh doanh khả thi sẽ là bước đầu giúp bạn đến với thành công. Sau đây là những lời khuyên hữu ích cho người khởi nghiệp:

Kế hoạch kinh doanh rõ ràng

Công việc kinh doanh của bạn sẽ hoạt động thế nào trong 5 năm hay 10 năm tới? Doanh thu ước tính trong năm đầu tiên của bạn là bao nhiêu? Kế hoạch mở rộng của bạn thực hiện thế nào? Một chiến lược dài hạn là điều cần thiết để bạn bắt đầu thực hiện một dự án kinh doanh.
Sự tự phát hay ngẫu nhiên có thể rất thú vị, nhưng nó sẽ kết thúc trong nước mắt, nếu bạn không dùng thời gian để xây dựng một kế hoạch kinh doanh vững chắc.

Thương hiệu

Thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh của bạn. Thương hiệu có thể là một tác nhân giúp công việc kinh doanh thuận lợi hơn nhưng cũng có thể khiến nó thất bại.
Hiện tại, có nhiều công ty thực hiện dịch vụ thiết kế, chọn tên hiệu theo phong thủy,… Tuy nhiên, cuối cùng nó vẫn là quyết định của bạn. Bạn có thể chọn tên liên quan đến dịch vụ mà bạn cung cấp hoặc không liên quan. Và dù chọn cái gì thì cũng phải đảm bảo được 2 tiêu chuẩn: Độc đáo và dễ nhớ.

Tạo lập mối quan hệ

Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà bạn phải xác định đối tượng cần xây dựng quan hệ. Hãy nhớ rằng, mạng lưới quan hệ càng rộng, càng bền chặt, càng mang lại nhiều thuận lợi cho công việc kinh doanh của bạn. Khi đã tạo lập được quan hệ, bạn phải duy trì và nuôi dưỡng chúng bằng sự chuyên nghiệp và thái độ thân thiện.

Tiếp thị và tiếp thị

 Công việc kinh doanh của bạn sẽ không thể tiến được xa nếu khách hàng không biếtđến bạn. Vì vậy, hãy nghĩ đến việc đưa sản phầm, dịch vụ của bạn đến với khách hàng. Có nhiều hình thức tiếp thị cho bạn lựa chọn như quảng cáo, tiếp thị trực tuyến, email, điện thoại,…
Thông thường truyền miệng là cách tốt nhất để công việc kinh doanh nhỏ được chú ý. Vì vậy, hãy chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm, giá cả, thái độ chuyên nghiệp của nhân viên,…

Tìm một ngân hàng tốt
Rất nhiều người mới bắt đầu kinh doanh hay những doanh nghiệp nhỏ đều cần vốn để bắt đầu kinh doanh và lúc này, ngân hàng là lựa chọn tốt. Hầu hết các ngân hàng đều có các khoản vay dành cho người mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên tận dụng nguồn tài chính này một khi đồng vốn còn eo hẹp. Tuy nhiên, bạn cần phải làm việc thường xuyên với nhân viên tín dụng của ngân hàng để đảm bảo tài chính của bạn vẫn trong tầm kiểm soát.

Tìm hiểu về luật
Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp về pháp luật để đảm bảo công việc kinh doanh của bạn tuân thủ pháp luật và các quy định cần thiết. Bạn có thể thuê các công ty luật hay tự tìm hiểu tại cơ quan quản lý lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Bạn cũng cần liên tục cập nhật các quy định mới của chính phủ, địa phương.

Giá cả hợp lý

Khi mới bắt đầu kinh doanh, đừng cố gắng tìm kiếm lợi nhuận lớn, bởi chúng sẽ giết chết công việc kinh doanh non trẻ của bạn. Bạn cần phải nghiên cứu thị trường, tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh để giá sản phẩm của bạn không quá cao hay quá thấp so với đối thủ.

Nhân viên
Nếu bạn muốn công việc kinh doanh suôn sẻ, bạn cần một đội ngũ nhân viên làm việc tốt. Đối với một số ngành nghề, kiến thức chuyên môn không phải là yếu tố quyết định mà điều quan trọng chính là sự nhiệt tình và cầu tiến. Tùy từng vị trí và lĩnh vực kinh doanh mà bạn nên lựa chọn nhân viên sao cho phù hợp. Bạn có thể tự đăng tuyển và tìm các ứng viên hay thuê một công ty khác tìm nhân viên giúp bạn.

“Dựng cột làm nhà” – Chiến lược kinh doanh bền vững

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chiến Lược

(i-office.com.vn)  Điều cốt lõi để khởi nghiệp thành công và làm giàu bền vững, theo các nhà kinh doanh, là phải có chiến lược để đưa công ty đi đúng hướng, đúng mục tiêu và những điều này bắt nguồn từ việc lập kế hoạch kinh doanh tốt.

Chia sẻ tại buổi offline do diễn đàn nghề nghiệp motibee.com tổ chức tuần qua, ông Nguyễn Chí Đức, Tổng giám đốc Tectura Vietnam, cho rằng, để lập một kế hoạch kinh doanh, cần xác định mục tiêu và tầm nhìn về ngành nghề kinh doanh. Tiếp theo là phải xác định sản phẩm sẽ cung cấp, đối tượng khách hàng, nguồn năng lực về nhân sự, vốn đầu tư…

Sau khi đã có những tiêu chí đó, người khởi nghiệp cần phải cân nhắc về năng lực, xem thử bản thân có đủ am hiểu và kinh nghiệm trong lãnh vực sắp sửa hoạt động hay chưa. Cần phải nhìn ra thị trường để đánh giá tiềm năng xem đối thủ như thế nào, xu hướng thị trường ra sao?…

Ngoài ra, cần phải có các kiến thức về tài chính, kinh tế, luật pháp, marketing, kỹ năng quản lý… để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp. Nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là “Phải biết mình muốn gì, và xác định mình có đủ nhiệt huyết, đam mê để theo tới cùng hay chưa”, ông Đức nói.

Ông Vương Thanh Long, đồng sáng lập Công ty CP Vua Yến, Giám đốc Marketing tập đoàn Thái Tuấn, cũng cho rằng, yếu tố cốt lõi nhất là cạnh tranh mang tính bền vững cộng với niềm đam mê.

Nhưng, “có vẻ như nhiều người trẻ ở Việt Nam khi lập nghiệp không có tầm nhìn dài hơi, thêm vào đó là đam mê nửa vời, “đứng núi này trông núi nọ”, nhìn thấy những ngành nghề hấp dẫn hơn thì tham lam phát triển mà quên đi thế mạnh kinh doanh cốt lõi của mình”.

"Dựng cột làm nhà"- chiến lược kinh doanh bền vững

10 bài học kinh doanh thành công từ những thất bại kinh điển trong lịch sử

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chìa Khóa Thành Công

10 bài học kinh doanh thành công từ những thất bạikinh điển trong lịch sử

i-office.com.vn  Những bài học này được rút ra từ “vết xe đổ” trong quá khứ của hàng trăm ban quản trị và các nhà lãnh đạo.

Thất bại sẽ cho ta những bài học có giá trị nhất. Tuy vậy, trong kinh doanh, thất bại đôi khi sẽ phải trả những cái giá quá đắt. 10 bài học dưới đây được rút ra từ những thất bại kinh doanh trong quá khứ qua khảo sát của hàng trăm ban quản trị và các nhà lãnh đạo.

10 - bài -học- từ- kinh-doanh-thanh-cong-tu-những- thất -bại

1. Tập trung vào thương hiệu cá nhân làm cả công ty sụp đổ

Carly Forina tới Hawlett Packerd (HP) như một người nổi tiếng. Bà sử dụng sự ủy quyền để làm nên sự thay đổi lớn phù hợp với hình ảnh công chúng của bà. Điều này dẫn tới những quyết định thiếu suy nghĩ thấu đáo và mọi thứ đều bị bỏ lại sau lưng khi bà đưa ra các bài phát biểu. Bà đã đặt cái tôi lên trên lợi ích của công ty.Lãnh đạo tốt nhất phải là người làm nên công ty chứ không phải làm nên chính bản thân người đó.

2. Đối xử với nhân viên như những đứa trẻ sẽ khiến họ thụt lùi và đứng nhìn bạn vấp ngã

Jill Barad trở thành CEO nữ đầu tiên của Barbie nhờ vào sự tập trung cao độ vào từng tiểu tiết, một điều rất tuyệt vời đối với một giám đốc sản xuất. Tuy nhiên, khi bà tiếp tục làm những điều tương tự như vậy một mình và từ chối ý kiến của các đại diện, công nhân và nhân viên làm việc trở nên kém hiệu quả hơn và bà đã thất bại thực sự năm 2000.Quản lí vĩ mô và tích trữ quyền lực là một trong những con đường chắc chắn gây ra thất bại.

3. Tránh xung đột sẽ khiến con người thụ động

Ý kiến về một nơi làm việc không tưởng mà không có xung đột thực sự rất hấp dẫn. Tuy vậy, thực hiện điều đó lại dường như quá khó khăn giống như đối mặt với kẻ thù. Không xung đột đồng nghĩa với việc các lỗi sai sẽ bị che giấu, các vấn đề bị lảng tránh và mọi người sẽ trở nên thụ động. Mọi thứ trở nên hòa hợp nhưng xét tổng thể thì đó lại là điều bất thường.

Người đứng đầu của Mills, ông Daniel Feurstein nhận được sự hoanh nghênh vì tiếp tục trả lương đầy đủ cho nhân viên dù nhà máy bị thiêu hủy. Chiến lược dù rất tốt nhưng công ty đã bị nợ nần chồng chất dẫn tới phá sản.

4. Đừng thử quá nhiều thứ, bạn sẽ làm khách hàng băn khoăn

Kmart là chuỗi giảm giá quốc gia đầu tiên và thu về khá nhiều thành công. Sau đó, nó bắt đầu nỗ lực thu hút những khách hàng giàu hơn.

Những năm 2000, KMart tập trung vào sự phân biệt, thu hút người tiêu dùng thời trang hơn. Kmart cố làm cả hai điều đó nên thương hiệu trở nên loãng, khách hàng của họ băn khoăn và cuối cùng thì tập đoàn mất thị phần dẫn tới sự phá sản năm 2002.

Mở hai doanh nghiệp cùng lúc sẽ đánh mất sự chú ý của khách hàng và dẫn tới mất khách.

5. Đổi mới trong nội bộ trước

Cựu giám đốc điều hành của Caterpillar George Schaefer nhận thấy họ đã dẫn đầu thế giới trong sản xuất. Ngành kinh doanh chính của họ đưa cho họ rất nhiều kinh nghiệm hậu cần và họ biến những ý kiến chuyên môn ấy thành các công ty con thành công.

– Nơi đầu tiên bạn nên cách tân chính là nội bộ.

– Dừng lại trước khi nhìn ra bên ngoài.

– Đưa chất lượng tốt nhất tới cực đại.

6. Đừng cắn câu và để công ty khác điều khiển chiến lược của bạn

Coca Cola bị cuốn vào một trong những thất bại kinh doanh thảm hại nhất trong lịch sử bởi Pepsi. New Coke đã bị Pepsi Challenge đánh bại bởi chiến dịch chọn ra hượng vị nào được nhiều người yêu thích hơn. Sợ rằng sẽ lỗi thời, New Coke đã bị cuộc thử nghiệm đó làm cho mù quáng và thay đổi công thức. Đây được coi là sai lầm kinh doanh lớn nhất trong lịch sử.

Những nhà lãnh đạo biết rằng, dành quá nhiều tiền nhìn xa hơn mức cho phép có thể quên đi những điều làm nên sự thành công.

7. Không ngừng phát triển ý tưởng mới và như thế bạn sẽ không phải gắn liền với những ý tưởng tồi

Richard Branson luôn nói “có”, nhưng thường là với những điều đúng. Ông có một loạt các quyển sổ để ghi chép và liên tục đưa ra những ý tưởng mới vì thế mà ông có thể lên kế hoạch và thực hiện những điều có thể làm thay vì thực hiện điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ.

– Xác định rõ công ty của bạn dựa theo nhu cầu và giá trị thay vì các sản phẩm.

– Không ngừng theo đuổi cơ hội.

– Chắc chắn rằng một sự lựa chọn phải có chiến lược đi kèm thực sự có hiệu quả.

8. Học cách nói không với đôla

Giám đốc điều hành của LA Gear phát triển công ty của ông từ 11 USD thành 820 triệu USD doanh thu chỉ trong vòng 4 năm bằng cách tập trung vào những chiếc giày độc đáo nhưng hợp thời. Nhưng việc theo đuổi những cơ hội kiếm nhiều tiền hơn đã giết chết công ty.

Họ bán những sản phẩm thừa với giá giảm thấp chưa từng có khiến danh tiếng công ty bị hạ thấp, đầu tư quá nhiều tiền vào giày chơi bóng rổ và cung cấp giày rẻ tiền ở Wal Mart. Vị giám đốc không thể nói không với việc theo đuổi nhiều tiền hơn và đã phải trả giá cho điều đó.

Khả năng nói không với những cơ hội sinh lời là một trong những đặc điểm quan trong mà một người lãnh đạo cần có.

9. Đừng để cái tôi khiến bạn không nhận ra đâu là lúc thích hợp để dừng

New Corp đã chi 580 triệu USD vào MySpace năm 2006 và rót vào rất nhiều tiền để đầu tư trong nhiều năm vì nó đã bị chia thị trường với Facebook. Cuối cùng thì MySpace chỉ được bán với giá 34 triệu USD.

Ý tưởng trở thành người đầu tiên và ý tưởng của việc thay đổi hoàn toàn đầy cám dỗ nhưng những nhà lãnh đạo tài ba sẽ phải học để biết khi nào nên dừng lại khi thất bại.

10. Đừng lờ đi ngành kinh doanh chính đã mang lại bộn tiền cho bạn

Netscape tạo ra một trong những trình duyệt web đầu tiên và phổ biến nhất thế giới. Công ty thường xuyên nhín về phía trước và vượt quá khuôn khổ thông thường. Netscape đầu tư để tạo ra một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới từ vạch xuất phát.

Người sáng lập Mark Andreesen đã lờ đi mỏ kim cương ngay trong công ty, điều mà sau này ông ta cho là “sai lầm triệu đô”.

Có lí do để các doanh nghiệp và thương hiệu nào đó thành công trong từng lĩnh vực riêng. Đôi khi, sai lầm của các lãnh đạo giỏi là quên đi điều đó.

>>>Tham khảo thêm các bài viết liên quan tại đây

Nguồn: TRÍ THỨC TRẺ

Khởi Nghiệp Cần Khởi Nghiệm

Written by i-Office.com.vn. Posted in Khởi Sự Kinh Doanh

Tôi từng chứng kiến vô số những tay trẻ gục ngã giữa đường, gục ngã chỉ sau 1-2 năm ra trường, chỉ sau vài năm hào hứng và đầy tự tin về giấc mơ 1 triệu đô trước tuổi 30. Ảo tưởng!

Tôi gọi đó là thế hệ “Cha giàu, con nghèo” khi có quá nhiều bạn trẻ ảo tưởng rằng sự giàu có đến nếu chỉ cần đọc thuộc làu cuốn sách Cha giàu, Cha nghèo, ảo tưởng về đầu tư tài chính, về thành lập công ty trước khi rời ghế nhà trường. Ảo tưởng về một thứ “đi tắt, đón đầu” ! Dĩ nhiên, không phải tất cả đều thất bại, nhưng hầu hết. Chỉ có vài người thành công, rồi thành công ấy lại được tô vẽ khiến những đứa trẻ khác ảo tưởng. Và kể cả vài sự thành công được tô vẽ đó cũng không biết sẽ màu mè được bao nhiêu lâu. Vô số xác chết doanh nghiệp, vô số những giấc mơ, tham vọng tan biến chỉ sau vài tháng bước chân vào công cuộc kinh doanh phũ phàng. Và những kẻ bại trận đó không nói một lời hoặc âm thầm cam chịu rồi từ từ biến mất…


Mơ một giấc mơ đẹp, bạn chỉ mất một ngày nhưng để có kỹ năng phát triển bản thân, làm nền tảng cho thành công của cả cuộc đời, bạn cần từ 5 năm tới 10 năm miệt mài, thậm chí cần cả cuộc đời không ngừng rèn luyện, trau dồi kỹ năng. Và bạn cần bắt đầu từ 14-15 tuổi hoặc sớm hơn chứ không phải chờ đến 25 tuổi, khi đã nếm trải thất bại, vét sạch số tiền tự mình tích góp được hoặc của bố mẹ tin tưởng giao cho. Và để thành công, bạn không cần gì khác ngoài những mơ ước, mục tiêu, sự nỗ lực không ngừng và nhất là phải trang bị cho bản thân những kỹ năng quan trọng, cần thiết đế hiện thực hóa những ước mơ đó.

Mười hay mười lăm năm trước, tôi rất ngạc nhiên khi gặp những “đại gia” thực sự của Việt Nam, với những kỹ năng điêu luyện và thành thạo đến mức khó tin. Họ không có điều kiện học hành bài bản như hầu hết các bạn trẻ hiện nay, nhưng kỹ năng hoạch định kế hoạch, phác thảo tầm nhìn, tư duy, nói, viết, thuyết phục của họ thật tuyệt vời.

Nhiều người trong số đó khi lập nghiệp chưa từng nghĩ sẽ sau này họ trở thành tỷ phú, họ đơn giản chỉ muốn làm việc với niềm đam mê chế tạo ra con xe, sản xuất cái quạt, chiếc đồng hồ… Tôi đã có dịp chứng kiến một “đại gia” ngồi chỉ bảo tỉ mỉ cho 3 kỹ sư thế hệ 7X, 8X từng chi tiết cần sửa của chiếc xe khách. Ông ta mới chỉ tốt nghiệp đại học Mỏ. Cũng chính “đại gia” đó đã phác ra mô hình khu trang trại bằng những que diêm cho đám kiến trúc sư học hành bài bản ngồi lọ mọ thiết kế chi tiết sau này. Tôi cũng từng nghe kể về kỹ năng của đại gia V., người đã chỉ cho các kỹ sư của mình từng vị trí rồi cách thức xây dựng của các tòa nhà trong cả một khu dự án hàng chục hecta. Bạn đừng cho rằng họ chỉ có tham vọng. Đừng nhầm lẫn rằng họ chỉ có mong muốn làm giàu. Đừng nghĩ họ chỉ quan tâm đến toàn cục hay vẻ bề ngoài.


Tôi tin chắc những con người thành đạt đó thực sự nắm rõ về ngành nghề của họ hơn những kẻ tự xưng là chuyên gia, hay nhà chuyên môn chỉ biết nói nhăng nói cuội. Donald Trump chắc chắn không chỉ có tư duy kinh doanh, mà còn có tư duy về thiết kế hơn bất cứ tay kiến trúc sư hay thiết kế nào; Bill Gates không chỉ biết đến kiếm tiền mà còn nắm rõ các khối lập trình rồi diễn đạt nó cho đám lập trình viên, và còn rất nhiều bài học hữu ích từ những nhân vật nổi tiếng thành công khác nữa. 

Tôi mê say tìm hiểu về Warrent Buffett qua cuốn sách Warrent Buffett – Sự hình thành một nhà tư bản Mỹ đã được Alpha Books xuất bản, đặc biệt là giai đoạn ấu thơ của ông. Bây giờ, nhiều người nói chỉ cần học các nguyên tắc đầu tư của ông là có thể kiếm tiền, giàu như ông. Này, đừng nhầm như thế. Đừng ảo tưởng rằng chỉ cần đọc qua loa vài nguyên tắc của ông rồi áp dụng nó để kiếm tiền. Nếu đọc kỹ hơn, bạn sẽ hiểu rằng, đằng sau những nguyên tắc tưởng như đơn giản chỉ cần học trong vài tuần là cả một quá khứ, bề dày kinh nghiệm hàng chục năm quen thuộc với các con số, quen thuộc với hoạt động doanh nghiệp… 

Từ Henry Ford, Sam Walton cho đến Steve Jobs, tất cả họ đều giống nhau, tỉ mỉ trong từng chi tiết công việc với những kỹ năng tuyệt vời. Ai có thể tự tin rằng mình giỏi thuyết trình như Steve Jobs? Ai tự tin đã gõ búa nhiều như Henry Ford? Ai tự tin chú ý đến từng cái tăm, từng sợi chỉ trong từng cửa hàng bán lẻ như Sam Walton…? Trong tất cả mọi cuốn sách về các nhân vật lịch sử, chính trị gia, doanh nhân… tôi luôn dành mối quan tâm hàng đầu đến thời niên thiếu của họ. Tôi tò mò muốn tìm hiểu và khám phá xem họ đọc gì, làm gì, nghĩ như thế nào, rèn luyện ra sao… Sau này, nhiều hội thảo đều đề cập đến bí quyết làm giàu của W.Buffett và cuối cùng đưa ra lời khuyên rằng, hãy đầu tư theo cách của ông ta, bạn nhất định sẽ giàu. Thật điên rồ và ảo tưởng hết sức! Thử nghĩ xem, nếu bạn không có tố chất như W. Buffett, không nỗ lực rèn luyện suốt thuở thiếu thời, cũng không có kỹ năng thành thạo như ông, bạn sẽ không bao giờ giàu như ông ta chỉ thuần túy nhờ vào việc học các nguyên tắc đầu tư.

Sách không bao giờ đủ cho những người muốn rèn luyện kỹ năng, và đương nhiên, chúng ta không thể thiếu sách nếu muốn sở hữu những kỹ năng thành thạo. Một số cuốn sách mà theo tôi sẽ rất hữu ích đối với các bạn trẻ là Bộ S4S (gồm 50 điều trường học không dạy bạn, 20 điều cần làm trước khi rời ghế nhà trường, Bản CV hoàn hảo, Vượt qua thử thách trong phỏng vấn tuyển dụng) giúp các bạn trẻ trang bị nhiều kỹ năng cần thiết cho công cuộc tìm kiếm việc làm; Bộ Thật đơn giản: Thuyết trình, Phỏng vấn tuyển dụng, Quản lý dự án cung cấp cho bạn trẻ những bí quyết giúp bạn trau dồi được kỹ năng thuyết trình, thiết lập và quản lý các dự án công việc; hoặc gần đây nhất là những cuốn sách do Alpha Books biên soạn như Người giỏi không bởi học nhiều – chìa khóa tiếp cận với những kỹ năng sống và học tập thông minh để đat được những kết quả cao nhất; hay Những điều doanh nghiệp không dạy bạn- cung cấp những kỹ năng gần gũi và cơ bản nhất cần có đối với những sinh viên năm cuối hoặc những người vừa tốt nghiệp các trường đại học đang lao mình vào công cuộc tìm kiếm việc làm đầy tính cạnh tranh.

Bạn có thể đọc đến hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách, nhưng điều then chốt nhất là bạn phải rèn luyện. Nếu muốn giỏi viết lách, bạn phải tập viết thư một trăm lần, thậm chí cả nghìn lần. Nếu muốn biết cách thuyết trình, bạn phải tập nói lưu loát, trình bày rõ ràng quan điểm của mình trước bạn bè, trước nhóm, rồi cho đến đám đông, không phải dăm mười lần mà hàng trăm, hàng nghìn lần. Nếu muốn lên kế hoạch tốt, bạn phải tập tành tỉ mỉ, chi tiết từ những bản kế hoạch nhỏ, dần dần đến kế hoạch cho những việc lớn hơn, kế hoạch cho 1 ngày, 1 tuần, rồi 1 tháng, 1 năm, 5 rồi 10 năm… Hãy hành động ngay từ hôm nay bằng cách trau dồi và hoàn thiện những kỹ năng của bản thân, nỗ lực làm việc, làm chủ cỗ xe thành công, làm chủ cuộc sống của bạn!

6 lời khuyên hay về kinh doanh của Warren Buffet

Written by i-Office.com.vn. Posted in Chìa Khóa Thành Công

(i-office.com.vn6 lời khuyên hay về kinh doanh – Warren Buffet là một nhà tỷ phú nổi tiếng về thế giới  vì khả năng đầu tư  kinh doanh đáng ngưỡng mộ . Những lời khuyên kinh điển của Warrent Buffett được rất nhiều người đặc biệt là những người học kinh doanh ngưỡng mộ và thuộc nằm lòng .

1. Lời khuyên kinh doanh đầu tiên

VỀ KIẾM TIỀN: đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai.

2. Lời khuyên kinh doanh thứ hai

VỀ TIÊU TIỀN: nếu như bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần. 6 lời khuyên hay về kinh doanh của Warren Buffet

3. Lời khuyên kinh doanh thứ ba

VỀ TIẾT KIỆM TIỀN: không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.

 4. Lời khuyên kinh doanh thứ tư

VỀ MẠO HIỂM: đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân.

5. Lời khuyên kinh doanh thứ năm

VỀ ĐẦU TƯ: đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ.

6. Lời khuyên kinh doanh thứ sáu

VỀ SỰ KÌ VỌNG: Trung thực là một món quà vô cùng đắt giá và đừng mong chờ chúng từ những kẻ rẻ tiền.

Tham khảo thêm các bài viết về kinh doanh tại đây.

Nguồn từ hocmienphi.vn